Cảm xúc là gì? Con người có mấy loại cảm xúc cơ bản?

Cảm xúc là gì mà khiến chúng ta cười, khóc, thậm chí cảm thấy run rẩy trước một sự việc bất ngờ? Không đơn giản là trạng thái thoáng qua, cảm xúc chính là cách mỗi cá nhân phản ánh thế giới nội tâm và nó tác động đến mọi hành động, suy nghĩ. Chính chúng làm cho cuộc sống con người trở nên phong phú hơn.

Cảm xúc là gì?

Cảm xúc là gì mà có thể làm thay đổi tâm trạng, suy nghĩ và hành động của chúng ta chỉ trong tích tắc? Đó là phản ứng tự nhiên của con người trước những tác động từ môi trường xung quanh. Khi gặp một sự việc bất ngờ, não bộ sẽ ngay lập tức phân tích và phản ứng.

cảm xúc là gì
Cảm xúc là phản ứng của con người đối với những yếu tố ngoại cảnh tác động vào

Cảm xúc là cách cơ thể phản ứng với thế giới bên ngoài và là công cụ để não bộ phản ánh nội tâm. Theo các nhà tâm lý học, cảm xúc gồm trải nghiệm chủ quan, phản ứng sinh lý và biểu cảm hành vi. Đây là quá trình phức tạp giúp con người hiểu rõ bản thân và tình huống mình đang đối mặt nhằm thúc đẩy ta tìm kiếm cách thích nghi và giải quyết phù hợp.

Cảm xúc vừa gần gũi, vừa bí ẩn bởi chúng ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành vi và tác động đến các mối quan hệ. Nhiều người nhầm lẫn cảm xúc với cảm giác, tâm trạng nhưng nó lại là một phần cốt lõi trong quá trình phản ứng của con người trước tình huống mang tính cá nhân.

Các loại cảm xúc cơ bản của con người

Cảm xúc xuất hiện một cách tự nhiên và giúp mỗi người phản hồi trước những gì đang diễn ra. Tuy nhiên, nó còn gắn liền với những phản ứng sinh lý và hành vi phức tạp. Những cảm xúc cơ bản sau đây đã được các nhà khoa học xác định là phổ quát ở tất cả mọi người bất kể văn hóa hay xuất thân:

1. Hạnh phúc

Hạnh phúc là cảm xúc mà hầu hết chúng ta đều khao khát bởi nó dễ chịu và mang lại sự mãn nguyện, hài lòng cùng cảm giác khỏe mạnh. Vui vẻ thể hiện qua nụ cười, ánh mắt rạng rỡ, giọng nói vui tươi.

có mấy loại cảm xúc cơ bản
Hạnh phúc là cảm xúc mang lại sự thoải mái và niềm vui đầy ý nghĩa

Các nghiên cứu khoa học về hạnh phúc bắt đầu “nở rộ” từ những năm 1960. Tâm lý học tập trung nghiên cứu về yếu tố giúp con người tìm thấy niềm vui trong cuộc sống. Lúc này hạnh phúc được gắn liền với thành tựu như công việc tốt, mức lương ổn định, sở hữu một ngôi nhà. Tuy nhiên, cảm giác hạnh phúc thực ra rất phức tạp, mang tính cá nhân và phụ thuộc vào điều thực sự có ý nghĩa đối với mỗi người.

Hạnh phúc còn có vai trò làm tăng tuổi thọ, giữ gìn thanh xuân và củng cố các mối quan hệ. Giữ được tâm trạng vui tươi thì con người mới vượt qua được thử thách và cảm thấy hài lòng với cuộc sống.

2. Buồn bã

Buồn bã là cảm xúc thoáng qua, thể hiện qua nỗi thất vọng, đau buồn và tuyệt vọng. Mỗi người có cách biểu hiện khác nhau như khóc lóc, tự cô lập bản thân. Nhưng chung quy lại, nỗi buồn đều làm giảm đi hứng thú với cuộc sống.

Mặc dù nỗi buồn chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, nhưng cũng có lúc nó kéo dài và nghiêm trọng hơn. Buồn bã kéo dài dẫn đến trầm cảm còn người trải qua cảm giác này dễ có suy nghĩ tiêu cực và xa lánh mọi người xung quanh.

Nỗi buồn có thể là dấu hiệu cho thấy chúng ta cần chăm sóc bản thân nhiều hơn. Những hành vi tự tách biệt, suy nghĩ bi quan có thể làm tình hình trở nên tồi tệ. Nó ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe khác.

3. Giận dữ

Giận dữ là một trong những cảm xúc mãnh liệt nhất mà con người có thể trải qua. Nó được biểu hiện qua các dấu hiệu như cau mày, la hét cùng hành vi bạo lực. Dù cơn giận thúc đẩy bạn tìm kiếm giải pháp cho vấn đề, nhưng việc mất kiểm soát có thể gây hại cho cả bản thân và người khác.

Cơn giận xuất hiện làm cơ thể phản ứng bằng cách kích thích các giác quan với triệu chứng tim đập nhanh, ra mồ hôi, mặt nóng bừng. Những phản ứng này vừa là dấu hiệu của cảm xúc mà còn dẫn đến quyết định sai lầm và hành vi bộc phát.

cảm xúc của con người là gì
Giận dữ là cảm xúc mãnh liệt rất dễ bộc phát trong đời sống

Tuy nhiên, giận dữ cũng mang lại lợi ích nhất định nếu được quản lý đúng cách. Nó có thể giúp bạn nhận ra giới hạn của bản thân trong các mối quan hệ. Học cách giải tỏa cơn giận lành mạnh sẽ giúp bản thân duy trì sức khỏe, đồng thời tránh được ảnh hưởng tiêu cực từ mọi người.

4. Ghê tởm

Thường xuất hiện khi phải đối diện với những điều không sạch sẽ như thức ăn thối rữa, máu gọi là cảm xúc ghê tởm. Chẳng hạn, có người thấy món ăn ôi thiu sẽ ngay lập tức buồn nôn và tránh xa nó.

Cảm giác ghê tởm vừa đến từ trải nghiệm vừa xuất hiện khi chứng kiến ai đó làm điều vô đạo đức. Lúc này cơ thể thấy khó chịu và quyết định trở nên tức giận, ghê tởm nó chẳng hạn như thấy kẻ đối xử tàn nhẫn với động vật.

Tuy mang tính tiêu cực, nhưng nó cũng có chức năng bảo vệ con người. Đây là một cơ chế tự nhiên giúp tránh xa thứ gây hại cho sức khỏe như thực phẩm ôi thiu, môi trường không vệ sinh, cảnh báo tình huống tiềm ẩn nguy hiểm khác.

5. Bất ngờ

Bất ngờ đến từ những điều tích cực như trở về nhà và thấy bạn bè tổ chức tiệc sinh nhật bất ngờ, nhận được thông báo trúng tuyển việc làm,…. Ngược lại, cũng có những bất ngờ khó chịu như khi ai đó đột ngột nhảy ra từ sau một cái cây khiến bạn giật mình sợ hãi.

Phản ứng của cơ thể khi bất ngờ là lớn và thường xảy ra ngay lập tức. Lúc cảm thấy bất ngờ, mắt sẽ mở to, nhướng mày, nhảy lùi lại,… Điều này xảy ra vì cơ thể sản sinh ra adrenaline giúp con người chuẩn bị đối phó, phản ứng chiến đấu hoặc chạy trốn.

cảm xúc là gì trong tâm lý học
Một trong những phản ứng cảm xúc mãnh liệt chính là bất ngờ

Bất ngờ là cảm xúc cá nhân ảnh hưởng đến hành vi xã hội. Nghiên cứu cho thấy rằng mọi người hay chú ý hơn đến sự kiện bất ngờ và có xu hướng ghi nhớ chúng lâu hơn. Điều này giải thích tại sao tin tức bất ngờ lại thu hút sự chú ý của công chúng và trở thành chủ đề nóng trong các cuộc trò chuyện thông thường.

6. Sợ hãi

Xảy ra khi đối mặt với tình huống nguy hiểm, nhiều người trở nên sợ hãi và có phản ứng bằng cách tăng nhịp tim, thở gấp và căng cơ, tạo cảm giác sẵn sàng để chạy trốn hoặc đối diện với nguy hiểm. Chẳng hạn gặp một con rắn bất ngờ trên đường, phản ứng tự nhiên là lùi lại và tìm cách tránh nó an toàn hơn.

Mỗi người trải qua nỗi sợ theo cách khác nhau, điều này phụ thuộc vào sự nhạy cảm của bản thân với các mối đe dọa. Có người trở nên hoảng loạn khi nghe tiếng sấm, số khác lại tìm kiếm sự hồi hộp qua trò chơi cảm giác mạnh, phim kinh dị.

Tuy nhiên, tiếp xúc thường xuyên với thứ gây sợ hãi làm giảm bớt cảm giác này. Thực tế, liệu pháp phơi nhiễm cho phép người bệnh từ từ tiếp xúc với nỗi sợ của mình để học cách kiểm soát cảm xúc. Một ví dụ điển hình là giúp bệnh nhân mắc chứng sợ độ cao từ từ đứng ở những nơi cao hơn cho đến khi cảm thấy thoải mái hơn.

cơ chế hoạt động của cảm xúc
Con người thường xuyên phải trải qua 1 loạt cảm xúc mỗi ngày

Con người trải qua một loạt cảm xúc đa dạng không chỉ giới hạn trong 6 cảm xúc cơ bản mà nhà tâm lý học Paul Ekman đã mô tả. Dưới đây là một số cảm xúc mà Ekman đã bổ sung mang đến những sắc thái riêng biệt cho trải nghiệm con người:

  • Hài lòng
  • Tội lỗi
  • Khinh bỉ
  • Phấn khích
  • Xấu hổ
  • Tự hào
  • Tủi nhục

Các yếu tố chính của cảm xúc

Mặc dù cảm xúc của mỗi người giống nhau về tên gọi như “vui vẻ”, “buồn bã”, “giận dữ”, nhưng trải nghiệm thực tế lại mang tính cá nhân. Từ phản ứng sinh lý tự nhiên trong cơ thể đến cách biểu hiện cảm xúc qua nét mặt, cử chỉ thì cảm xúc đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống.

Việc hiểu rõ các yếu tố của cảm xúc mang lại thông tin nhận diện chính mình mà còn dễ thấu hiểu cảm xúc của người khác hơn. Mỗi cảm xúc được thể hiện qua 3 yếu tố chính:

  • Trải nghiệm chủ quan: Cách mỗi người cảm nhận cảm xúc riêng biệt phụ thuộc vào hoàn cảnh và trải nghiệm cá nhân. Cùng 1 cảm giác nhưng với mỗi người mức độ và cách thể hiện không giống nhau. Điều này giúp cảm xúc trở nên phong phú khi vừa cảm thấy vui, buồn, lo lắng và có nhiều cảm xúc cùng lúc.
  • Phản ứng sinh lý: Những thay đổi trong cơ thể khi trải qua các cảm xúc mãnh liệt như nhịp tim tăng nhanh khi sợ hãi, cảm giác bụng cồn cào lúc lo lắng. Đây là cách cơ thể chuẩn bị đối diện, đối phó với hoàn cảnh xung quanh.
  • Phản ứng hành vi: Đây là cách thể hiện cảm xúc qua nét mặt, cử chỉ và giọng nói. Một nụ cười báo hiệu niềm vui, nét mặt cau có thể hiện nỗi buồn,…Chúng con người truyền đạt cảm xúc và gắn kết với người khác.

Ảnh hưởng của các loại cảm xúc đến sức khỏe

Cảm xúc ảnh hưởng lớn đến cách con người cảm nhận cuộc sống. Người hay sống trong lo âu, sợ hãi, buồn bã dễ gặp phải các vấn đề như mất ngủ, căng thẳng. Ngược lại, nếu bạn cảm thấy vui vẻ, được yêu thương,niềm tin vào cuộc sống sẽ gia tăng.

Sức khỏe thể chất cũng không thể tách rời khỏi cảm xúc mà ta trải nghiệm. Cảm xúc tiêu cực kéo dài sẽ làm tăng mức độ căng thẳng, dẫn đến các bệnh tim mạch và tiểu đường. Đặc biệt, hệ miễn dịch và tiêu hóa cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

ảnh hưởng của cảm xúc
Cảm xúc tiêu cực tồn tại gây ra nhiều bệnh lý thể chất và tâm thần nghiêm trọng

Ngoài ra, cảm xúc tiêu cực còn là nguyên nhân chính dẫn đến nhiều vấn đề tâm thần. Rối loạn lo âu và trầm cảm xuất hiện khi cảm xúc tiêu cực không được xử lý đúng trong thời gian dài.

Mối quan hệ của bạn với những người xung quanh cũng bị tác động bởi cảm xúc. Cảm xúc tích cực thu hút người khác và tạo ra sự gần gũi, trong khi cảm xúc tiêu cực lại dễ gây tổn thương và tạo ra khoảng cách. Việc quản lý cảm xúc có thể giúp cải thiện mối quan hệ của bạn với người khác.

Việc cô lập bản thân do cảm xúc là điều rất đáng lo ngại. Nhiều người có thể rút lui khỏi các mối quan hệ xã hội, cảm thấy năng lượng hoạt động của mình sụt giảm. Hệ quả là giấc ngủ và chế độ ăn uống cũng bị ảnh hưởng.

Làm gì để quản lý cảm xúc bản thân tốt hơn?

Cảm xúc không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý mà còn tác động trực tiếp đến sức khỏe thể chất và các mối quan hệ xung quanh. Vì vậy, tìm hiểu cách quản lý cảm xúc một cách hiệu quả là cách tốt để đối mặt với thử thách mà còn tạo ra một cuộc sống tích cực hơn.

1. Chăm sóc bản thân

Chăm sóc bản thân là chìa khóa quan trọng để duy trì cảm xúc lành mạnh và tinh thần tích cực. Dành thời gian cho chính mình mới giúp tái tạo năng lượng, có cơ hội kết nối sâu sắc hơn với cảm xúc của mình.

cách xử lý cảm xúc
Chăm sóc bản thân là cách chủ động quản lý và nuôi dưỡng cảm xúc lành mạnh
  • Duy trì một chế độ ăn uống cân bằng, đủ chất dinh dưỡng
  • Tham gia thực hiện hoạt động thể chất thường xuyên với bơi lội, yoga, ballet, khiêu vũ,…
  • Ngủ đủ giấc mỗi đêm, ngủ và dậy sớm cùng thời điểm
  • Rèn luyện với phương pháp thực hành thiền, yoga
  • Dành thời gian khám phá sở thích cá nhân
  • Kết nối với bạn bè và gia đình thường xuyên hơn bằng cách nhắn tin, video call,…
  • Viết nhật ký để tự ghi chép và theo dõi tình hình cảm xúc
  • Tham gia các hoạt động tình nguyện, giúp đỡ người khác

2. Chấp nhận cảm xúc

Chấp nhận cảm xúc có nghĩa là thừa nhận điều bạn đang cảm thấy dù đó là niềm vui, nỗi buồn, tức giận. Chấp nhận cảm xúc của mình, bạn sẽ hiểu rõ hơn về bản thân và quản lý chúng tốt hơn. Điều này cần thiết vì việc kìm nén cảm xúc thường gây ra vấn đề nghiêm trọng như lo âu, trầm cảm trong khi chấp nhận nó thúc đẩy cá nhân tìm ra cách xử lý chúng một cách hiệu quả và lành mạnh hơn.

3. Học cách đối mặt với mất mát

Đối diện với mất mát, con người trải qua cảm xúc buồn bã, giận dữ, chối bỏ thực tế. Để đối mặt với chúng, hãy cho phép bản thân cảm nhận và thể hiện cảm xúc đó mà không cảm thấy tội lỗi. Thay vì né tránh, hãy tìm cách thể hiện cảm xúc của mình bằng cách nói chuyện với người thân, tham gia các hoạt động giải trí, thậm chí là tìm kiếm sự hỗ trợ chuyên môn để vượt qua giai đoạn khó khăn này.

cách kiểm soát cảm xúc
Đối mặt với mất mát là cách để cảm xúc được lớn mạnh và dễ kiểm soát hơn

4. Chọn cách quản lý cảm xúc

Muốn quản lý cảm xúc hiệu quả, hãy áp dụng một số kỹ thuật đơn giản nhưng hữu ích. Chẳng hạn, kỹ thuật thư giãn như thiền, hít thở sâu có thể giúp làm dịu tâm trí và giảm căng thẳng. Ngoài ra, việc tham gia vào các hoạt động giải trí như thể dục, nghệ thuật, viết nhật ký cũng là cách tuyệt vời để giải tỏa cảm xúc, hiểu rõ bản thân hơn và tìm lại sự cân bằng.

Vậy là chúng ta đã biết cảm xúc là gì và tầm quan trọng của những loại cơ bản trong cuộc sống. Việc nhận thức và điều khiển cảm xúc giúp mỗi người có được sự cân bằng trong tâm trí và những mối quan hệ đầy tình cảm.

Có thể bạn quan tâm:


Nguồn tham khảo:

  • https://www.verywellmind.com/what-are-emotions-2795178
  • https://www.webmd.com/balance/what-are-the-different-types-of-emotions
  • https://online.uwa.edu/news/emotional-psychology/

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *