Cây xấu hổ (mắc cỡ) và bài thuốc chữa bệnh mất ngủ hay
Cây xấu hổ hay còn gọi là cây mắc cỡ có công dụng tốt trong việc điều trị bệnh mất ngủ rất tốt. Vì là một loại thực vật phổ biến tại nước ta nên bạn có thể dễ dàng tìm kiếm chúng ở bất kỳ đâu. Với nhiều công dụng tốt cho việc cải thiện sức khỏe, các bài thuốc từ loại dược liệu này ngày càng được nhiều người quan tâm và lựa chọn sử dụng.
Tìm hiểu về cây xấu hổ và công dụng chữa mất ngủ
Xấu hổ (mắc cỡ) là loại cây thân thảo mọc hoang và thường có thời gian sống rất lâu năm. Nó có chiều cao trung bình khoảng 70 – 100 cm, mọc thẳng đứng và có nhiều nhánh. Xung quanh thân thường có nhiều gai nhọn và lông tơ. Lá cây thường mọc đối xứng nhau và có cuống hình chân vịt, điểm đặc biệt của nó chính là mỗi khi chạm tay vào thì lá sẽ rủ xuống.
Thông thường, loại cây này sẽ ra hoa vào khoảng tháng 7 – 9, quả cây cũng được bao phủ bởi lớp lông cứng, bên trong có nhiều hạt màu xanh. Theo một số thống kê cho thấy rằng, xấu hổ có thể tồn tại 2 loại là xấu hổ đỏ và xấu hổ trắng. Tuy nhiên, trong loại xấu hổ trắng thường được cho là không có tác dụng dược tính nhiều nên ít được sử dụng trong điều trị bệnh.
Còn đối với xấu hổ đỏ, nó được đánh giá là có tác dụng dược tính nhiều hơn nên thường được sử dụng phổ biến. Trái ngược với cái tên e ấp của nó, trong một số nghiên cứu còn cho rằng, xấu hổ có tác dụng tốt trong chữa bệnh mất ngủ, an thần rất hiệu quả. Bên cạnh đó, khả năng khắc phục nhức xương khớp, gai cột sống cũng được đánh giá cao.
Theo y học cổ truyền cho rằng, cây xấu hổ có tính bình, vị ngọt, hơi đắng và không độc. Sử dụng sẽ có tác dụng tốt với sức khỏe, nhất là trong trường hợp điều trị suy nhược thần kinh, sỏi thận, viêm phế quản, ổn định huyết áp, lợi tiểu,… Đặc biệt, nó còn có tác dụng tốt trong việc khắc phục chứng mất ngủ ở nhiều đối tượng khác nhau.
Đối với y học hiện đại cho rằng, trong cây xấu hổ có chứa Minisin, Selen, Crocetin, Flavonoid, Alkaloid,… đây là những hoạt chất có tác dụng tốt trong điều hòa hoạt động của tim mạch. Đồng thời, nó giúp cải thiện tinh thần, hỗ trợ giảm thiểu nguyên nhân gây gây chứng mất ngủ. Trong một nghiên cứu tại trường Đại học Veracruz còn cho rằng, những chất này có thể điều trị trầm cảm và cả rối loạn lo âu.
Hướng dẫn cách dùng cây xấu hổ chữa mất ngủ
Theo kinh nghiệm dân gian cho rằng, sử dụng cây xấu hổ có thể giúp ổn định tinh thần, từ đó khiến cho giấc ngủ của bạn được ngon giấc và sâu hơn. Với hàm lượng dược tính cao đã được nghiên cứu, chứng minh trong cả y học cổ truyền và hiện đại, các bài thuốc từ dược liệu này có thể mang lại hiệu quả tốt nhất cho người sử dụng.
1. Sử dụng nước cây mắc cỡ chữa mất ngủ
Dùng nước cây mắc cỡ điều trị mất ngủ là phương pháp rất đơn giản những công hiệu mang lại là rất cao. Nếu bạn là người bận rộn thì có thể sử dụng cách này để nhanh chóng cải thiện sức khỏe của mình và có một giấc ngủ ngon. Cách thực hiện tương đối đơn giản, bạn có thể tiến hành như sau:
- Bạn cần chuẩn bị 15 gram cây xấu hổ
- Rửa sạch nguyên liệu và để ráo
- Cho một lượng nước vừa đủ vào nồi rồi đun sôi
- Khi nước sôi bạn cho vào dược liệu vào và đun với lửa nhỏ khoảng 10 – 15 phút
- Sử dụng hằng ngày để thuốc phát huy công dụng hiệu quả nhất. Tránh trường hợp để thuốc qua đêm vì có thể làm mất công dụng của thuốc.
2. Một số bài thuốc kết hợp giữa cây xấu hổ và các vị thuốc khác
Chữa mất ngủ bằng cây xấu hổ muốn phát huy được công dụng hiệu quả nhất có thể kết hợp với các vị thuốc từ thiên nhiên khác nhau. Từ đó, các hoạt chất sẽ có công dụng bổ trợ lẫn nhau và rút ngắn thời gian chữa bệnh một cách hiệu quả.
Một số bài thuốc dân gian từ cây xấu hổ kết hợp với các vị thuốc khác như:
Bài thuốc 1:
- Cách thực hiện: Sử dụng khoảng 15 gram lá và cành cây xấu hổ đem rửa sạch rồi sao vàng. Sau đó đem sắc lấy nước cùng với cây nụ áo hoa tím 15 gram, chua me đất hoa vàng 30 gram; lạc tiên, mạch môn, thảo quyết minh, mỗi thứ 10 gram.
- Công dụng: Chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ, trằn trọc
Bài thuốc 2:
- Cách thực hiện: Lá và dây xấu hổ phơi khô khoảng 10 -20 gram, cây lạc tiên khoảng 2 gram đem sắc thành nước và sử dụng
- Cách dùng: Duy trì uống liên tục trong 1 tuần bạn sẽ có một giấc ngủ ngon.
Lưu ý khi sử dụng xấu hổ chữa mất ngủ
Theo kinh nghiệm dân gian cho rằng, bài thuốc chữa mất ngủ bằng cây xấu hổ khác lành tính cho người sử dụng. Không những vậy, cách thực hiện cũng rất đơn giản, nguyên liệu dễ tìm kiếm và còn có thể tiết kiệm chi phí chữa bệnh. Tuy nhiên, để đảm bảo nó phát huy hiệu quả tốt với sức khỏe thì bạn nên lưu ý một số vấn đề như sau:
- Bài thuốc chữa mất ngủ từ cây xấu hổ không được sử dụng cho những người bị suy nhược cơ thể hoặc phụ nữ đang trong thời gian mang thai. Việc này có thể gây ra những phản ứng không tốt với sức khỏe của bạn.
- Sử dụng cây xấu hổ chữa mất ngủ là phương pháp dân gian từ thảo dược, do đó công dụng của nó có thể sẽ khác tùy vào cơ địa mỗi người. Việc của bạn lúc này là sử dụng kiên trì và đúng cách để các hoạt chất có thể hoạt động tốt nhất.
- Tuyệt đối không nên sử dụng quá liều hoặc lạm dụng các bài thuốc từ cây xấu hổ vì có thể gây ra ngộ độc làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.
- Nếu bạn muốn kết hợp việc sử dụng cây xấu hổ chữa mất ngủ với các bài thuốc khác thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Việc tự ý sử dụng có thể sẽ gây ra những tác dụng phụ không đáng có do tương tác giữa các loại thuốc lẫn nhau.
- Việc điều trị mất ngủ bằng cây xấu hổ nếu muốn phát huy hiệu quả nhanh chóng cần được kết hợp với việc sinh hoạt khoa học và ăn uống điều đặn, điều này giúp mang lại sức khỏe ổn định để bạn cải thiện các nguyên nhân gây mất ngủ một cách hiệu quả nhất.
- Trong quá trình sử dụng các bài thuốc từ cây xấu hổ, bạn cần theo dõi biểu hiện bệnh, nếu có phát sinh các vấn đề bất thường thì bạn nên tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để nhanh chóng được cứu chữa kịp thời.
Sử dụng cây xấu hổ là chữa mất ngủ đã được chứng minh và nhiều người công nhận. Thế nhưng, người bệnh cần sử dụng các bài thuốc này đúng cách và chú trọng trong liều lượng để tránh gây hại đến sức khỏe. Đối với các trường hợp bệnh nặng chỉ nên sử dụng cách này như phương pháp bổ trợ cùng với phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa.
Có thể bạn quan tâm
- Bệnh mất ngủ mãn tính (kinh niên) có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?
- Chứng mất ngủ khi mang thai: Nguyên nhân và cách chữa trị an toàn
- Mất ngủ do suy nhược thần kinh và cách chữa trị an toàn
- Công dụng chữa mất ngủ của hà thủ ô và cách dùng đúng
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!