Khủng hoảng tâm lý ở học sinh lớp 9 trước kỳ thi tuyển vào lớp 10
Khủng hoảng tâm lý ở học sinh lớp 9 thường xuất hiện ngay trước thời điểm diễn ra kỳ thi tuyển vào lớp 10. Để chuẩn bị cho kỳ thi này, con phải tập trung toàn bộ vào việc ôn thi, ngủ không đủ giấc, ăn uống qua loa, cuộc sống đảo lộn hoàn toàn khiến con chưa thể thích nghi. Không vượt qua được giai đoạn này khiến nhiều học sinh đạt kết quả xấu trong kỳ thi, thậm chí là rơi vào trầm cảm hay lo âu nghiêm trọng.
Khủng hoảng tâm lý ở học sinh lớp 9 biểu hiện thế nào.
Khủng hoảng tâm lý hay chính là trạng thái tinh thần suy sụp khi trải qua các sự kiện, tình huống mà bản thân người đó không thể quản lý cảm xúc, tâm trạng của bản thân. Người rơi vào khủng hoảng có thể đã/ đang trải qua một giai đoạn căng thẳng, áp lực kéo dài quá mức mà không có cách nào để giải tỏa. Cảm xúc tiêu cực nặng nề kéo dài khiến tinh thần họ bị “hạ gục” và không thể “chống đỡ” với các sự kiện ở hiện tại.
Khủng hoảng tâm lý ở học sinh lớp 9 xuất hiện trong giai đoạn kỳ thi chuyển cấp đang tới gần. Đây chính là hệ quả từ những áp lực, lo âu tích tụ trong suốt thời gian dài khiến cuộc sống của các em bị đảo lộn và không thể tìm cách thích nghi. Học sinh lớp 9 hầu như chưa có năng lực xử lý khủng hoảng, ngưỡng chịu đựng tâm lý còn rất thấp nên nếu gia đình hay thầy cô không phát hiện kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng khác.
Các biểu hiện khủng hoảng tâm lý ở học sinh lớp 9 thường được biểu hiện một cách rõ rệt, chẳng hạn
- Mệt mỏi, nặng nề, hoang mang, ủ rũ, lo âu mà không hiểu vì sao
- Mất nhận thức ở hiện tại, dễ bị giật mình và kích động
- Mất ngủ, rối loạn giấc ngủ hoặc dễ gặp ác mộng
- Thay đổi tính tình, dễ cáu gắt, khó chịu dù với nguyên nhân rất nhỏ
- Lo âu kèm theo đổ mồ hôi lạnh, run rẩy
- Có thể gặp ảo giác, với học sinh lớp 9 thường là các ảo giác liên quan đến học tập hay thi cử
- Đau cơ, đau nhức cơ thể
- Ăn uống không ngon, thường có xu hướng bỏ ăn
- Tách biệt với xung quanh, luôn nhốt mình trong phòng, không muốn đi học hay gặp gỡ ai
- Chán ghét bản thân, tự trách, liên tục đổ lỗi cho mình
- Tự ti, không dám đối diện với hiện thực
- Dễ bị đau ốm, bệnh tật và dù uống thuốc nhiều nhưng mãi vẫn không khỏi
Thực tế dù chưa có số liệu thống kê về những học sinh lớp 9 bị khủng hoảng tâm lý ở giai đoạn thi chuyển cấp nhưng chắc chắn tỷ lệ này không hề thấp. Có quá nhiều sự thay đổi đột ngột cùng những áp lực từ gia đình, thầy cô, bạn bè khiến nhiều không tránh khỏi cảm giác nặng nề, chán nản. Nếu không nhanh chóng tìm cách khắc phục, tinh thần trẻ có thể chuyển biến xấu hơn, gia tăng nguy cơ mắc các rối loạn tâm lý nghiêm trọng khác nên gia đình không được chủ quan.
Nguyên nhân gây khủng hoảng tâm lý ở học sinh lớp 9
Có rất nhiều các yếu tố dễ khiến cho học sinh lớp 9 rơi vào khủng hoảng như lại thường bị bỏ qua. Trong đó chính gia đình và nhà trường cũng góp phần tạo ra những tác động khiến trẻ rơi vào trạng thái tinh thần suy sụp.
1. Chưa kịp thích nghi với kế hoạch học tập mới
Ngay từ đầu năm học, học sinh lớp 9 đã bắt đầu được thầy cô phổ biến về tầm quan trọng của kỳ thi chuyển cấp sắp tới và lịch học thêm, học phụ đạo cũng bắt đầu được sắp xếp. Tuy nhiên bắt đầu từ học kỳ hai trở về sau, lịch học ngày càng trở nên dày đặc hơn, cả ngày nghỉ nhiều học sinh cũng buộc phải lên trường học thêm. Việc nhịp sống hằng ngày trở nên gấp rút, vội vàng hơn gây ra không ít tình trạng khủng hoảng tâm lý ở học sinh lớp 9.
Chẳng hạn cuối học kỳ 2, học sinh vừa phải ôn tập cho các môn phụ để thi cuối kỳ nhưng vẫn phải gấp rút học tập các môn chính để chuẩn bị cho kỳ thi chuyển cấp. Thậm chí chỉ cần có tiết trống hay giờ ra chơi thầy cô cũng tranh thủ vào dạy thêm để đảm bảo học sinh có đủ kiến thức. Nhiều học sinh phải học thêm 2- 3 môn đến tận 9- 10h đêm, nhưng sau đó về nhà vẫn phải ngồi vào bàn để hoàn thành bài tập được giao.
Có quá nhiều thay đổi về cuộc sống trong thời gian ngắn khiến học sinh lớp 9 rơi vào khủng hoảng ở những giai đoạn thi nước rút. Đây vốn là vốn là độ tuổi còn mê chơi, mê ăn nhưng vì kỳ thi này, mọi hoạt động vui chơi của con đều bị bắt buộc gạt qua một bên. Không còn những giờ la cà cùng bạn bè, không còn được lướt điện thoại , không còn được ngủ nướng vào những ngày cuối tuần khiến học sinh chưa thể chấp nhận ngay lập tức.
Nhiều học sinh đã bị ép khuôn khổ từ sớm với lịch học lúc nào cũng trong tình trạng “full” chỗ. Không chỉ học chính trên trường, học thêm các môn chính như toán văn anh, trẻ còn phải học thêm các môn năng khiếu, tham gia các lớp sinh hoạt cộng đồng. Càng đến gần kỳ thi, lịch học lại càng tăng cường hơn chứ không hề được cắt giảm môn nào nên mới dễ hình thành trạng thái khủng hoảng tâm lý ở học sinh lớp 9.
2. Áp lực từ môi trường thi cử
Thực tế vốn dĩ, với nội dung thi chuyển cấp vào lớp lớp 10 chưa quá áp lực hay căng thẳng đến mức gây khủng hoảng tâm lý ở học sinh lớp 9 như thế, tuy nhiên, nhiều môi trường thi cử quá khốc liệt khiến các em không thể tránh khỏi cảm giác lo lắng, căng thẳng nặng nề. Đây cũng là yếu tố khiến tỷ lệ học sinh bị stress, khủng hoảng ở các sĩ tử tại các thành phố lớn luôn cao hơn nông thôn gấp nhiều lần.
Mặc dù bộ giáo dục luôn công bố nội dung thi lên trung học phổ thông chỉ luôn nằm trong sách giáo khoa, không có kiến thức mở rộng nên chỉ cần học sinh nắm chắc kiến thức đã được học sẽ đạt điểm trên trung bình, điểm khá. Tuy nhiên có những trường hợp, dù học sinh đạt đến 8 điểm mỗi môn nhưng vẫn … rớt nguyện vọng 1. Nguyên nhân chính là bởi tỷ lệ cạnh tranh vào trường quá cao.
Áp lực từ môi trường thi cử khiến học sinh suy sụp vì không biết cần cố gắng như thế nào mới là đủ. Chẳng hạn như tỷ lệ chọi vào trường chuyên Lê Hồng Phong TPHCM là xấp xỉ 1:5 hay với một số trường công hệ phổ thông khác cũng tương đương 1:3. Học sinh có năng lực khá, giỏi còn hoang mang, lo lắng vì sợ rớt khi thấy lượng hồ sơ xét tuyển ngày càng nhiều. Sự tự ti tăng lên kéo theo mức độ khủng hoảng tâm lý ở học sinh lớp 9 cũng tăng vọt.
3. Áp lực từ gia đình
Gia đình cũng là nguyên nhân tạo ra những cảm xúc tiêu cực, lo âu không đáng cho rất nhiều học sinh, đặc biệt khi tiến gần đến kỳ thi quan trọng này. Cha mẹ luôn muốn con phải thi đạt điểm cao, phải đậu vào trường này, trường kia thì mới có cơ hội đậu đại học nên không ngừng thúc dục, đăng ký hàng loạt lớp học thêm và bắt buộc con phải tham gia đầy đủ, lúc nào cũng phải cố hết sức có thể.
Nhiều trường hợp học sinh bị cha mẹ thúc ép học hành đến đêm, thậm chí là ngồi “canh” con học để đảm bảo con không ngủ gục. Ngay trong bữa ăn hay suốt trên đường chở con đi học, cha mẹ cũng không ngừng nhắc nhở phải cố gắng thế nào, tương lai sẽ mịt mờ ra sao nếu không thể thi đậu cấp 3. Việc tiếp nhận quá nhiều nguồn năng lượng tiêu cực này đã gây nên khủng hoảng tâm lý ở học sinh lớp 9.
Không ít cha mẹ nghiêm khắc tới mức bắt ép trẻ trong một lịch trình học dày đặc, cắt hết thời gian vui chơi giải trí, đặt ra mục tiêu con phải thi được ít nhất 8-9 điểm mỗi môn. Nhất là với những học sinh có dự định thi vào trường chuyên, trường điểm hay những trường ở khu vực thành phố càng bị đặt nhiều áp lực hơn đề chắc chắn có một suất trúng tuyển.
Mặt khác chính sự quan tâm quá mức hay liên tục động viên của phụ huynh nhằm giúp con có tâm thế thoải mái trước kỳ thi nhưng không đúng cách nhưng vô tình lại khiến trẻ cảm thấy lo âu nhiều hơn. Chẳng hạn chính việc phụ huynh thức khuya nấu đồ ăn cho con ăn đêm, luôn nói rằng tin tưởng con sẽ làm được, con sẽ có kết quả tốt đã khiến học sinh căng thẳng vì sợ sẽ làm cha mẹ thất vọng về mình.
4. Áp lực từ trường lớp
Không chỉ phải chịu cố gắng vì những kỳ vọng từ gia đình mà học sinh lớp 9 còn bị khủng hoảng tâm lý ở những áp lực được tạo ra ở trường lớp, bạn bè hay thầy cô giáo. Khi rơi vào căng thẳng, các học sinh thường cảm thấy tự ti về bản thân, cho rằng mình thua kém bạn bè và cảm thấy vô cùng xấu hổ nếu không thể đậu vào trường cấp 3. Nỗi lo này càng ngày càng lớn và tạo thành khủng hoảng tâm lý ở học sinh lớp 9.
Hay các giáo viên cũng thường xuyên tạo ra các áp lực nhằm giúp học sinh có thêm động lực để cố gắng hơn, chăm chỉ hơn nhưng thực tế cách diễn đạt của thầy cô vô tình cũng khiến các em cảm thấy suy sụp hơn. Chẳng hạn như những câu nói ” Làm toán kiểu này thì đừng mong đậu cấp 3, thà đi học nghề sớm cho đỡ phí tiền cha mẹ” hay “không đậu cấp 3 thì các anh chị còn làm được cái gì”..
Tất nhiên mặc dù hiện nay, lối giáo dục áp đặt, sử dụng ngôn từ không phù hợp của giáo viên đã và đang được lên án rất nhiều nhưng vẫn không thể chấm dứt hoàn toàn. Không ít nhiều trường hợp còn có những hình phạt như quỳ trước lớp, hạ nhục nhân phẩm của học sinh khi các em không hoàn thành tốt các bài tập được giao hay làm các bài thi thử bị điểm thấp.
Ở độ tuổi 14, 15, học sinh lớp 9 hầu như chưa có các kỹ năng ứng phó với căng thẳng hay đối diện với thất bại nên khi đứng trước các tình huống này các em rất dễ rơi vào khủng hoảng tâm lý. Tuy nhiên người lớn lại cho rằng sự thay đổi trong cảm xúc, suy nghĩ của con là do con hư, con kém cỏi và càng tạo thêm nhiều áp lực khiến trẻ suy sụp tinh thần nặng nề.
Khủng hoảng tâm lý ở học sinh lớp 9 và những hệ lụy
Một thống kê cho thấy trong những năm gần đây, tỷ lệ học sinh gặp phải những vấn đề tâm lý chẳng hạn như stress nặng, khủng hoảng tinh thần đang có dấu hiệu trẻ hóa. Rất nhiều học sinh lớp 9 được cha mẹ đưa đến bệnh viện tâm thần trong trạng thái lơ ngơ, mơ màng, nhắc đến học tập, thi cử là trở nên hoảng hốt, trốn vào một góc. Thậm chí trong số đó có không ít em từng là học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh.
Theo các chuyên gia, học sinh lớp vốn có sức chịu đựng kém, rất dễ bị áp lực tấn công, hệ thần kinh vẫn đang trong quá trình hoàn thiện nên rất dễ bị kích động. Chỉ một yếu tố nhỏ làm tâm sinh lý biến động cũng có thể gây ra khủng hoảng tâm lý ở học sinh lớp 9 và kéo theo vô vàn các hệ lụy nghiêm trọng khác xuất hiện.
Do chưa đủ khả năng ứng phó với căng thẳng nên khi bị cha mẹ, thầy cô đặt kỳ vọng quá lớn sẽ lấy việc học trở thành mục tiêu sống của đời mình và dành mọi tâm huyết, sức lực cho nó. Bởi thế khi không thể được thành tích mong muốn, sẽ sẽ cảm thấy thất vọng, suy sụp, đánh giá thấp bản thân, ám ảnh bởi lời chê bai, trách mắng của mọi người nên không muốn gặp gỡ bất cứ ai.
Không ít trường hợp khủng hoảng tâm lý ở học sinh lớp 9 không được xử lý kịp thời nên đã tiến triển thành các rối loạn tâm lý, tâm thần như trầm cảm, rối loạn lo âu, thậm chí là có suy nghĩ tự tử để giải thoát. Không ít học sinh đã thực sự có hành vi tự sát khi đến sát kỳ thi vì lo lắng sẽ không thể đạt được kỳ vọng của cha mẹ, thầy cô.
Bên cạnh đó, trạng thái suy sụp kéo dài kết hợp cùng lối sống kém lành mạnh, học tập quá sức cũng khiến cho học sinh bị kiệt sức, suy nhược cơ thể nghiêm trọng. Các em liên tục than vãn về những cơn đau đầu, đau khắp người, đầu óc lúc nào cũng lơ đãng không thể tập trung vào việc học. Nhiều em còn bị mất ngủ hay thậm chí là không dám ngủ vì cứ chợp mắt mà lại thấy cảnh thi rớt, không làm được bài thi nên phải vội vàng ngồi vào bàn học tiếp.
Khủng hoảng tâm lý ở học sinh lớp 9 khi đứng trước kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 có thể gây ra vô vàn hậu quả nghiêm trọng tuyệt đối không được chủ quan. Gia đình, thầy cô giáo hay bạn bè xung quanh khi thấy học sinh có cảm xúc, cách hành xử bất thường so với thường ngày cần nhanh chóng trò chuyện, trao đổi để tìm cách giải quyết kịp thời, tránh các biến chứng trên xuất hiện.
Xem thêm: Hội chứng ghét bản thân: Dấu hiệu và cách loại bỏ nó
Khủng hoảng tâm lý ở học sinh lớp 9 cần làm gì?
Chính gia đình và nhà trường cần vào cuộc để xử lý khủng hoảng tâm lý ở học sinh lớp 9 nhanh chóng và có hiệu quả nhất. Nếu thời điểm phát hiện con bị suy sụp tinh thần gần sát với kỳ thi, cần tìm cách để vừa ổn định tâm lý, vừa giúp trẻ có thể tham gia kỳ thi này, tránh để lỡ thêm 1 năm học sẽ rất đáng tiếc. Tuy nhiên vẫn cần xem xét đến tình trạng hiện tại của trẻ để lên phương án giải quyết phù hợp nhất.
1. Tạo điều kiện cho học sinh nghỉ ngơi
Nguồn cơn khủng hoảng chính là do học sinh đã quá lao lực cả về mặt thể chất lẫn tinh thần nên để cân bằng lại tâm trí, đầu tiện phải tạo điều kiện để con được nghỉ ngơi trong môi trường thoải mái nhất. Một giấc ngủ đủ 8 tiếng, thậm chí là nhiều hơn trong trạng thái thoải mái nhất hoàn toàn có thể góp phần giúp trẻ phục hồi lại năng lượng, xoa dịu trạng thái khủng hoảng tâm lý ở học sinh lớp 9.
Phụ huynh nên xem xét điều chỉnh không gian để con nghỉ ngơi thật yên tĩnh, tránh các yếu tố làm trẻ giật mình hoảng sợ, chẳng hạn như tiếng chuông báo thức, tiếng thời sự. Khi trẻ ngủ đủ, não bộ sẽ biết cách xử lý các tình huống bình tĩnh, rõ ràng, giảm được hành vi bốc đồng, quá khích như trước đó. Một chút tinh dầu thảo dược trong phòng có thể giúp ích cho điều này.
Theo các chuyên gia, để xử lý khủng hoảng tâm lý thì cần tách đối tượng đó khỏi đối tượng hay sự kiện gây sang chấn nhưng ở học sinh lớp 9, con vẫn cần chuẩn bị cho kỳ thi ( nếu tình trạng chưa quá nghiêm trọng) nên gia đình có thể chọn cách điều chỉnh lại lịch học cho con. Cân đối giờ học – giờ chơi một cách khoa học, tránh dồn ép quá nhiều về việc ôn thi sẽ giúp trẻ dần thích nghi lại với cuộc sống trước đó.
2. Thiết lập mục tiêu, kế hoạch học tập khoa học
Thiết lập mục tiêu và kế hoạch học tập khoa học là điều vô cùng quan trọng. Bạn cần thiết lập những mục tiêu nhỏ và nhẹ nhàng để rèn luyện dần để tránh việc bị chán nản và không muốn tiếp tục trên hành trình của mình. Nói cách khác, có một mục tiêu đúng đắn giúp bạn định hướng bản thân trong quá trình học tập và phát triển, hướng đến tương lai tươi sáng.
Nếu các bậc phụ huynh đang không biết giúp con giải quyết khủng hoảng như thế nào thì có thể tham khảo chương trình “Thiết lập mục tiêu – Thổi bùng động lực cho năm học mới” do Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam nghiên cứu tổ chức. Chương trình được thiết kế dành cho đối tượng là học sinh, sinh viên, đặc biệt là các bạn trẻ chuẩn bị vào 10, còn bỡ ngỡ với hành trình mới.
Chương trình Thiết lập mục tiêu – Thổi bùng động lực được triển khai trong khoảng từ 3 – 5 tuần với các nội dung:
- Tiếp cận, kết nối và khám phá ước mơ
- Cập nhật tư duy, thổi bùng động lực
- Thiết lập mục tiêu năm học
- Lập kế hoạch năm học
Với sự đồng hành của các chuyên gia tâm lý trị liệu tại Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam, các bạn học sinh sẽ thấu hiểu thêm về bản thân cũng như mục tiêu, ước mơ của mình. Đây là nền tảng vững chắc để các bạn có được một tâm thế tích cực, hào hứng và thoải mái khi bước vào năm học mới.
3. Trò chuyện và tâm sự với trẻ
Phụ huynh và thầy cô nên dành thời gian để tâm sự, chia sẻ để trẻ hiểu rõ bản thân vừa trải qua tình trạng gì. Phụ huynh cần tránh việc tiếp tục nhắc nhở con phải cố gắng học tập hay ôn thi, tuyệt đối không được la mắng con trong thời điểm này. Bản thân phụ huynh hay thầy cô giáo đôi khi cũng cần xin lỗi con một cách chân thành vì đã tạo ra những áp lực khiến con mệt mỏi đến như thế.
Điều quan trọng nhất trong thời điểm này chính là cần tạo cho trẻ cảm giác an toàn, được bảo vệ, được chở che bởi gia đình. Phụ huynh nên trao đổi với nhà trường để sắp xếp lại lịch học phù hợp, giảm các tiết tăng cường để xử lý triệt để khủng hoảng tâm lý ở học sinh lớp 9. Thời gian ngoài giờ học, có thể cùng con tham gia các hoạt động vui chơi cá nhân, đi công viên, đi tô tượng, đi bơi hay bất cứ hoạt động nào mà con yêu thích.
Thời gian đầu, trẻ vẫn có xu hướng xa lánh với cha mẹ hay thầy cô vì sợ sẽ bị nhắc nhở về việc học nên gia đình cần phải kiên nhẫn, nhẹ nhàng để kết nối, làm bạn với con trong giai đoạn này. Chính sự động viên, đồng hành từ gia đình sẽ giúp các học sinh nhanh chóng khôi phục lại tinh thần, có thêm niềm tin, sức mạnh để vượt qua giai đoạn này.
4. Tham vấn tâm lý
Tham vấn, trị liệu tâm lý rất cần thiết để giải quyết khủng hoảng tâm lý ở học sinh lớp 9, phòng tránh nguy cơ tiến triển thành các rối loạn tâm thần khác. Đặc biết nếu nguồn cơn của khủng hoảng xuất phát từ phía gia đình hay thầy cô giáo, trẻ thường có xu hướng xa lánh, không chịu hợp tác với phụ huynh nên sự có mặt hỗ trợ bởi các chuyên gia tâm lý sẽ giúp con có thể mở lòng một cách thoải mái hơn.
Thông qua việc trò chuyện, các chuyên gia sẽ dần đi sâu vào tâm trí để tìm rõ căn nguyên nỗi ám ảnh, lo sợ khiến tinh thần các học sinh bị suy sụp, từ đó tìm cách gỡ bỏ gốc rễ vấn đề. Nhà trị liệu sẽ giúp học sinh hiểu rõ bản thân đang gặp phải tình trạng gì, tự nhìn nhận, đánh giá những cảm xúc đó đã ảnh hưởng đến các em như thế nào và xây dựng phương hướng tự giải quyết chính vấn đề của bản thân.
Khi các học sinh nói ra được cảm xúc của mình, các em dần cảm thấy dễ chịu hơn, thoải mái hơn vì biết đã có người lắng nghe và thấu hiểu mình. Nhà trị liệu cũng hướng dẫn các học sinh các kỹ năng ứng phó với căng thẳng, xây dựng định hướng học tập phù hợp với năng lực, lấy lại niềm tin vào bản thân để có một tinh thần sẵn sàng cho kỳ thi sắp tới.
Trung tâm tâm lý trị liệu NHC Việt Nam hiện đang là một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh, sinh viên. Trung tâm đã và đang tiếp nhận rất nhiều trường hợp bị khủng hoảng tâm lý ở học sinh lớp 9 và điều trị thành công. Các chuyên gia luôn dành thời gian lắng nghe và tìm cách trấn an nhanh chóng để các em dần ổn định tâm lý, cảm xúc, hành vi.
Không chỉ xử lý các khủng hoảng ở thời điểm hiện tại mà mục tiêu của trung tâm NHC còn là xây dựng các kỹ năng thích ứng với môi trường mới, kỹ năng biết chấp nhận thất bại, kỹ năng chia sẻ và kỹ năng chăm sóc cảm xúc của bản thân. Học sinh cũng có thể nhìn nhận rõ năng lực, điểm mạnh/ điểm yếu của bản thân và tự điều chỉnh những mục tiêu trong tương lai một cách phù hợp để tránh cảm giác hụt hẫng, thất vọng khi không thể đạt được thành công.
Bên cạnh đó, trung tâm NHC cũng thường xuyên tham gia các chương trình tham vấn tâm lý học đường trực tiếp để giúp học sinh có cơ hội được gỡ rối tâm lý, giải quyết những khúc mắc trong mối quan hệ với gia đình, bạn bè, thầy cô và hướng đến những giá trị tích cực ở tương lai. Chính đội ngũ giáo viên và phụ huynh cũng được khuyến khích tham gia các buổi tham vấn tâm lý học đường để hiểu rõ hơn về tâm sinh lý của trẻ tuổi dậy thì, từ đó tạo điều kiện để mỗi học sinh được phát huy hết năng lực cá nhân và phát triển toàn diện nhất về mọi mặt.
Khủng hoảng tâm lý ở học sinh lớp 9 hoàn toàn có thể phòng tránh nếu gia đình và nhà trường khéo léo hơn trong quá trình giáo dục, đốc thúc con học tập. Mặt khác, học sinh cũng nên chủ động có biện pháp ôn tập ngay từ giai đoạn sớm, tránh tình trạng “nước đến chân mới nhảy”, nhồi nhét kiến thức ở giai đoạn thi nước rút để giảm các áp lực xuất hiện.
Có thể bạn quan tâm
- Cách giải tỏa stress cho học sinh thi chuyển cấp vào lớp 10
- Thực trạng stress trước kỳ thi vào lớp 10 của học sinh thành phố
- Cảm Xúc Tiêu Cực Trong Học Tập: Ảnh Hưởng Và Cách Ứng Phó
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!