Stress vì thất nghiệp, không tìm được việc và cách vượt qua

Cảm giác chán nản, tự ti về bản thân khi thấy những người xung quanh đều đã đi làm trong khi bản thân vẫn đang phải rải CV khắp nơi mà vẫn không tìm được việc khiến nhiều người rơi vào stress vì thất nghiệp. Những cảm xúc tiêu cực kéo dài càng khiến những người này tự hạ thấp giá trị, lòng tự trọng của bản thân và càng làm tăng nguy cơ thất nghiệp kéo dài.

Stress là gì?

Stress là một phản ứng tự nhiên của cơ thể trước những tình huống như: Áp lực, căng thẳng hoặc thách thức.

Thất nghiệp, không kiếm được việc làm mới, khiến bản thân không có tiền trang trải phí sinh hoạt và đáp ứng các nhu cầu của cuộc sống, nó tạo ra một áp lực cực lớn cho bản thân. Đây chính là nguyên nhân gây ra stress.

Stress vì thất nghiệp không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý mà khi kéo dài có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe như mất ngủ, lo âu, trầm cảm và nhiều vấn đề sức khỏe khác. Do đó, cần sớm được phát hiện và xử lý.

Dấu hiệu bị stress vì thất nghiệp

Làm việc là giai đoạn chiếm phần lớn cuộc đời của mỗi con người.  Chúng ta làm việc không chỉ để cống hiến mà còn vì mục tiêu quan trọng hơn chính là để nuôi sống bản thân, tạo ra của cải vật chất và gia tăng giá trị cho chính mình. Cho dù gia đình có điều kiện tốt, có của cải vật chất dư thừa thì người đó vẫn không ngừng làm việc để có thể duy trì sự giàu có này bởi vốn dĩ tiền bạc là thứ tiêu rồi sẽ hết, không bao giờ là đủ.

Stress vì thất nghiệp
Stress vì thất nghiệp đang là một trong vấn đề rất nhiều người rơi vào hiện nay, đặc biệt dưới sức ép của thời kỳ khủng hoảng kinh tế

Bất cứ người trưởng thành nào cũng cần phải làm việc, điều này giống như một quy luật tự nhiên của cuộc sống không thể tách rời. Thế nhưng trong bất cứ thời điểm nào, tỉ lệ những người thất nghiệp trong xã hội cũng là một con số không hề nhỏ. Đặc biệt trong thời điểm khủng hoảng kinh tế, một số lượng lớn người lao động rất khó khăn để tìm những công việc phù hợp, thậm chí là bị cho nghỉ việc đột ngột dẫn tới thất nghiệp.

Stress vì thất nghiệp cũng là một vấn đề lớn rất nhiều người đang gặp phải ở mọi lứa tuổi tham gia lao động, đặc biệt là những người có nguồn tài chính không ổn định. Càng khó khăn, thời gian thất nghiệp càng kéo dài thì mức độ căng thẳng lo âu càng tăng cao. Thậm chí bất cứ ai đã và đang trong độ tuổi trưởng thành, tham gia lao động cũng từng cảm thấy stress vì thất nghiệp.

Một số biểu hiện điển hình của chứng stress vì thất nghiệp như:

  • Luôn cảm thấy buồn phiền, lo lắng, căng thẳng khi nghĩ đến công việc
  • Không ngừng tìm việc, gửi CV đi khắp nơi, kể cả những nơi không phù hợp với mục tiêu ban đầu chỉ nhằm mục đích tìm được việc
  • Trở nên nhạy cảm quá mức khi có ai nhắc đến công việc, chẳng hạn đột ngột cáu kỉnh, tức giận cho dù người đó không có ý kiến chê bai chỉ trích
  • Tự ti, cảm thấy vô dụng, vô giá trị về bản thân nên thường tách biệt với mọi người, không muốn gặp ai, không muốn tham gia vào các hoạt động chung với bạn bè
  • Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều nhưng luôn trong trạng thái mất năng lượng, không muốn làm việc gì
  • Chấp nhận cả các công việc không mong muốn, không yêu thích tuy nhiên có xu hướng nghỉ việc nhanh chóng
  • Chán nản, tiêu cực, ăn uống không ngon,khiến những người này bị sụt cân, xanh xao và không có sức sống
  • Không muốn bất cứ ai  nhắc đến các vấn đề công việc của bản thân
  • Không dám đối diện với các thành viên trong gia đình, đặc biệt là cha mẹ hay vợ con
  • Stress vì thất nghiệp kéo dài khiến rất nhiều rơi vào trạng thái khủng hoảng tinh thần nặng nề

Tại sao thất nghiệp có thể gây stress?

Thất nghiệp thực sự là một cảm giác rất đáng sợ với những người đã từng trải qua. Khi tất cả những người xung quanh đều đang bận rộn với công việc, có cuộc sống thoải mái thì họ lại có quá nhiều thời gian rảnh rỗi đến mức không biết phải làm gì. Ngay cả khi không ai đánh giá việc họ không có công việc thì chính bản thân những người này lại có xu hướng tự dằn vặt chính mình vì sự yếu kém của bản thân.

Các yếu tố làm gia tăng nguy cơ stress vì thất nghiệp bao gồm:

1. Thiếu thốn về tài chính

Như đã nói, mục tiêu chính của đi làm vẫn là tạo ra của cải để nuôi sống bản thân và thực hiện các ước mơ, các nguyện vọng của mình. Phải có tiền bạn mới có thể ăn uống, mới mua được những món đồ mình yêu thích, xa hơn nữa là để mua xe, mua nhà hay làm bất cứ điều gì mà mình yêu thích. Thất nghiệp khiến bạn gặp khó khăn trong chính việc tự nuôi sống bản thân chứ chưa nhắc đến các nhu cầu khác.

Stress vì thất nghiệp
Hàng loạt vấn đề cần phải chi tiêu trong khi không có đủ nguồn tài chính khiến ai cũng cảm thấy lo lắng

Đặc biệt những người đang ở trọ hay những người đảm nhiệm các công việc chăm sóc người thân trong gia đình thì gánh nặng về tài chính càng căng thẳng hơn. Nào là tiền phòng trọ, tiền điện nước, tiền ăn uống hằng ngày, tiền xăng xe.. Để giải quyết những khó khăn này nhiều người phải đi vay mượn khắp nơi từ bạn bè, thậm chí là tín dụng. Nợ nần càng làm tăng mức độ stress vì thất nghiệp ở rất nhiều người.

Tình trạng người lao động nợ tiền tín dụng hay vay nóng tại những địa chỉ “ma” là một thực trạng cực kỳ phổ biến hiện nay. Nhiều người chỉ mượn với số tiền ban đầu là 10 triệu để chi trả tạm cuộc sống, nhưng số tiền phải trả là hàng chục, hàng trăm triệu vì tin lời kẻ xấu.

2. Cảm giác vô dụng, thất bại

Khi mà tất cả những người xung quanh, có cả những người ít tuổi hơn đã có nguồn tài chính dồi dào nhưng bạn lại vẫn không có gì trong tay, vẫn đang phải miệt mài đi gửi CV khắp nơi thì không ai là không tránh khỏi cảm giác thiếu tự tin. Bạn cảm thấy mình quá kém cỏi, vô dụng, tự trách cứ bản thân và tự dằn vặt trong chính những cảm xúc tiêu cực mà mình đặt ra.

Stress vì thất nghiệp khiến những người này có xu hướng trốn tránh bạn bè vì sợ sẽ bàn luận về công việc, về những gì bản thân đã và đang làm được. Áp lực đồng trang lứa cũng là một vấn đề mà những người bị thất nghiệp đang phải đối mặt. Càng so sánh, họ càng thấy chán nản về bản thân và càng rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng hơn.

3. Sự đánh giá từ những người xung quanh

Stress vì thất nghiệp đôi lúc được gây ra bởi chính sự quan tâm của những người xung quanh. Chẳng hạn cha mẹ luôn không ngừng hỏi con đã tìm được việc chưa; người vợ luôn liên tục chê bai trách cứ về sự kém cỏi của chồng vì không tìm được việc; người anh trai lo lắng vì chưa có tiền đóng học phí cho em gái.. Hoặc nhiều người khi về nhà luôn bị hàng xóm, họ hàng hỏi về công việc cũng khiến bản thân họ cảm thấy sợ hãi, lo lắng.

Stress vì thất nghiệp
Nhiều người phải chịu áp lực khi thất nghiệp từ chính những người xung quanh

Không ít trường hợp người thất nghiệp bị tạo áp lực từ người thân và bị hạ thấp danh dự từ những người xung quanh trong thời điểm thất nghiệp. Tuy nhiên thực tế đôi khi những người xung quanh cũng chỉ hỏi han vì để quan tâm tuy nhiên cảm xúc tiêu cực đã khiến những người này cho rằng những người đây đang có ý định chê bai mình nên nhanh chóng cáu kỉnh tức giận.

4. Lối sinh hoạt kém lành mạnh

Thất nghiệp thường đi kèm với sự dư thừa về thời gian và khiến những người này có xu hướng hình thành lối sinh hoạt kém lành mạnh. Chẳng hạn thức khuya để tìm việc, nộp CV và hôm sau dậy rất muộn; bỏ ăn hay ăn uống không hợp lý; thiếu vận động; chỉ trốn tránh trong nhà mà ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời; thậm chí là lạm dụng rượu bia và các chất kích thích..

Thể chất và tinh thần luôn có mối quan hệ cực kỳ chặt chẽ, do đó khi có lối sống kém lành mạnh sẽ khiến tinh thần thiếu năng lượng tiêu cực, thiếu tỉnh táo và khó giữ bình tĩnh hơn. Những cảm xúc bốc đồng do stress vì thất nghiệp càng mạnh mẽ và dễ bùng nổ hơn nếu người đó duy trì lối sống này quá lâu.

Ảnh hưởng của stress do thất nghiệp gây ra

Stress vì thất nghiệp kéo dài sẽ gây ra những ảnh hưởng trực tiếp về thể chất, tinh thần, cuộc sống và cả hành trình tìm kiếm công việc phù hợp ở mỗi người. Những người này luôn cảm thấy tiêu cực, mệt mỏi, chán nản, không muốn làm bất cứ việc gì. Lối sống kém lành mạnh, lạm dụng rượu bia còn khiến những người này gia tăng nguy cơ gặp các vấn đề về dạ dày, da dẻ xấu đi.

Stress vì thất nghiệp
Stress vì thất nghiệp khiến nhiều người luôn sống trong trạng thái chán nản, tiêu cực

Do muốn nhanh chóng tìm được việc, có nguồn tài chính ổn định nên những người này thường chấp nhận cả các công việc không phù hợp. Tuy nhiên cảm xúc chán nản tiêu cực vẫn còn tồn tại khiến những người này có xu hướng nghỉ việc chỉ trong một thời gian ngắn. Một số khác có xu hướng dễ bị dẫn dụ bởi các công việc lừa đảo do quá cần tiền và thiếu đi sự tỉnh táo, đây là một trường hợp không hề hiếm.

Mặt khác sự tiêu cực ở những người stress vì thất nghiệp còn gây ảnh hưởng đến các mối quan hệ của họ. Kể cả khi những người xung quanh có xu hướng hỏi thăm, quan tâm nhưng họ cũng nhanh chóng kích động, la hét vì nghĩ rằng đối phương đang coi thường mình. Đồng thời họ cũng từ chối việc gặp gỡ bạn bè hay các liên hệ khác vì lo sợ sẽ bàn luận về công việc khiến các mối quan hệ ngày càng xa cách.

Một vấn đề thường xảy ra chính là người càng thất nghiệp càng lâu sẽ càng khó tìm việc hơn. Bởi sự tiêu cực đã đánh mất định hướng, năng lượng, nhiệt huyết hay sự hứng thú của bản thân. Họ không biết bản thân nên làm gì, cần gì, công việc nào cũng khiến họ lo lắng và sợ hãi. Bởi vậy nên họ càng khó tìm việc hoặc nhanh chóng kết thúc các công việc mới trong thời gian ngắn.

Cách đối phó, vượt qua stress vì thất nghiệp

Thực tế bất cứ ai thất nghiệp cũng luôn cảm thấy chán nản, lo lắng và tiêu cực, đây hầu như là một cảm xúc rất tự nhiên, không có gì đáng xấu hổ. Tuy nhiên quan trọng là không được để những cảm xúc này lấn át bản thân, tự mình khiến bản thân tiêu cực hay trở nên xấu xí. Bĩnh tĩnh suy nghĩ và phân tích các vấn đề sẽ giúp bạn có những góc nhìn sáng suốt và giải quyết vấn đề một phù hợp hơn.

1. Tìm kiếm công việc tạm thời

Nếu vấn đề hiện tại khiến bạn lo lắng chính là về tài chính thì tìm kiếm các công việc tạm thời trong khi chờ đợi một công việc chính thức phù hợp với nhu cầu là điều bạn nên làm để giải quyết nỗi căng thẳng stress vì thất nghiệp. Rõ ràng khi bạn có được tài chính để ít nhất có thể nuôi sống bản thân, có thể cầm cự được mà không cần phải phụ thuộc vào ai, không phải vay mượn thì tâm trí cũng đã thoải mái hơn phần nào.

Stress vì không tìm được việc
Content là một trong những công việc tự do có thể đem lại nguồn thu nhập khá ổn định

Tùy theo thế mạnh hay năng lực cá nhân, bạn có thể lựa chọn các công việc làm thêm phù hợp, chẳng hạn như làm ở quán cà phê, dạy gia sư.. Hoặc các công việc cộng tác viên viết lách, dịch thuật online cũng đang là những việc rất phổ biến có thể đem lại cho bạn nguồn thu nhập ổn định mà không cần phải đến tận nơi. Ngoài ra bạn cũng có thể chọn các công việc tự do như giao hàng, chạy grab cũng thể mang lại tài chính rất tốt.

Thay vì chỉ ngồi yên một chỗ và rơi vào căng thẳng, stress vì thất nghiệp thì lựa chọn các công việc tạm thời cũng giúp bạn vừa có tài chính, vừa có thêm kinh nghiệm, trải nghiệm mới để thực sự hiểu về chính mình.

2. Xác định mục tiêu của bản thân

Nhiều người rơi vào thất nghiệp, không có công việc trong thời gian dài chính bởi không xác định được nhu cầu, định hướng của bản thân. Họ không biết bản thân sẽ phù hợp với công việc gì, có thể làm được việc gì nên cứ “rải CV” vô tội vạ, vừa mất thời gian cho cả mình và nhà tuyển dụng nếu được gọi đi phỏng vấn. Vì vậy để rút ngắn giai đoạn stress vì thất nghiệp, điều quan trọng là cần phải biết bản thân thích gì, muốn làm việc gì.

Chẳng hạn bạn là người năng động, thích bán hàng hãy tập trung gửi CV vào những nơi tuyển nhân viên bán hàng, sale; bạn thích sáng tạo, luôn có nhiều ý tưởng phù hợp để phát triển kinh doanh hãy tập trung vào các công ty marketing; hay thích công nghệ thì tìm kiếm những nơi tuyển dụng IT.. Điều này còn nhằm mang đến những định hướng lâu dài chứ không phải trước mắt.

Mặt khác, đôi lúc bạn cũng nên chấp nhận một số vấn đề phát sinh như làm thực tập sinh, lương thử việc không cao, hạ thấp một số tiêu chuẩn cá nhân dựa trên năng lực của bản thân. Dù vậy hãy đi phỏng vấn, xem xét kỹ chế độ, lương bổng, chính sách, tính chất công việc để tránh tình trạng làm một thời gian ngắn rồi nghỉ và lại rơi vào stress vì trầm cảm với mức độ nghiêm trọng hơn.

3. Khiến cho bản thân bận rộn

Càng có nhiều thời gian rảnh bạn càng dễ nghĩ đến những điều bi quan, tiêu cực vì thế hãy khiến cho bản thân trở nên bận rộn hơn. Chẳng hạn tìm kiếm các công việc làm thêm, dọn dẹp nhà cửa, lên các kế hoạch mục tiêu tìm việc.. Hoặc bạn có thể đọc sách, học thêm một kỹ năng nào đó cần thiết cho bản thân hoặc cho công việc sắp tới để mau chóng thoát khỏi những cảm xúc xấu xí từ stress vì thất nghiệp.

Cách vượt qua Stress vì thất nghiệp
Tranh thủ học thêm các kỹ năng mới sẽ giúp bạn cảm thấy có giá trị hơn, không thể thời gian uổng phí

Chẳng hạn nếu bạn đang trau dồi thêm kỹ năng tin học, kỹ năng photoshop thì hoàn toàn có thể tham khảo học trên mạng. Nói chung nếu nguồn tài chính đang không ổn định hãy cố gắng tập trung vào những thứ mà bản thân có thể tự tạo ra nhất có thể. Tất nhiên với các kỹ năng học trên mạng không thể ở mức tốt nhất nhưng bạn vẫn có thể đạt được mức độ cơ bản cần thiết, điều này cũng rất có ích cho CV phỏng vấn.

4. Duy trì lối sống lành mạnh

Một lối sống lành mạnh, lạc quan thực sự mang đến rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe tinh thần của mỗi người. Stress vì thất nghiệp khiến bạn có xu hướng bỏ bê bản thân và kết quả là đến khi đã có việc, bạn lại không có đủ thể lực để hoàn thành tốt nhất. Điều này đồng nghĩa với việc những cố gắng vừa qua là hoàn toàn uổng phí.

Dù có rảnh rỗi như thế nào, bạn vẫn nên xây dựng và tuân thủ một lối sống lành mạnh. Không nên thức quá khuya, đảm bảo ngủ đủ giấc, dành thời gian dậy sớm và tập thể dục hằng ngày sẽ giúp bạn có thêm nguồn năng lượng tích cực và minh mẫn hơn thay vì cố gắng thức đêm để tìm việc rồi hôm sau uể oải và muốn ngủ cả ngày. Vận động, chơi thể thao cũng là cách giúp bạn tiêu tốn thời gian một cách có ích.

Dù buồn bã hay chán nản, stress vì thất nghiệp thế nào bạn cũng không nên tìm đến bia rượu hay các chất kích thích để “bầu bạn”. Rõ ràng chất kích thích chỉ làm lu mờ những cảm xúc thực sự của bạn chứ không hề giải quyết được những khó khăn trong tâm trí bạn. Lạm dụng bia rượu hay chất kích thích chỉ càng khiến bạn thêm tiêu cực và lo lắng mà thôi.

5. Tìm kiếm sự giúp đỡ

Cần hiểu rằng “sự giúp đỡ” ở đây mang rất nhiều ý nghĩa quan trọng để sớm vượt qua stress vì trầm cảm. Bạn có thể tìm kiếm công việc từ đồng nghiệp cũ, bạn học chung bởi đây có thể là các đối tượng có cùng chung nhóm ngành nghề mà bạn đang hướng tới. Hoặc bạn cũng có thể người thân, anh chị em hỏi về các vị trí còn thiếu của công ty họ, nếu còn thiếu đúng vị trí phù hợp với bạn thì có thể nộp đơn.

Cách đối phó với stress vì thất nghiệp
Những người bạn bè xung quanh đôi khi có thể đem đến cho bạn rất nhiều cơ hội nghề nghiệp tuyệt vời

Bên cạnh đó, sự giúp đỡ ở đây còn mang ý nghĩa về mặt tinh thần. Thất nghiệp đều là những điều không ai mong muốn và ai trong độ tuổi trưởng thành cũng có thể thấu hiểu nỗi lo lắng này. Bởi thế thay vì chỉ giữ những cảm xúc lo lắng, tiêu cực, chán nản trong lòng thì bạn có thể chọn các chia sẻ với những người thân thiết để thoải mái hơn. Đôi khi chính lời khuyên, sự động viên từ những người xung quanh sẽ giúp bạn định hướng bản thân tốt hơn.

Stress vì thất nghiệp khiến bạn cảm thấy bản thân kém cỏi, vô dụng và dần trở nên chán nản. Tuy nhiên hãy thử nghĩ khác đi một chút, coi khoảng thời gian này là cơ hội để bạn nghỉ ngơi, học hỏi thêm kiến thức, trau dồi thêm các kỹ năng mới cho bản thân. Khi bạn nhìn nhận các khía cạnh tích cực của vấn đề thì tự nhiên sẽ xuất hiện rất nhiều hướng đi mới cho hành trình tìm kiếm công việc mới sắp tới.

Có thể bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *