Tâm lý bà bầu 3 tháng cuối: Những điều người chồng cần hiểu rõ
Tâm lý bà bầu 3 tháng cuối thường nhạy cảm và dễ cáu gắt hơn. Do đó, thời điểm này người chồng nên tạo cho vợ cảm giác thoải mái nhất, nhằm chuẩn bị cho quá trình sinh nở sắp tới.
Tâm lý bà bầu 3 tháng cuối được biểu hiện như thế nào?
Tâm trạng bà bầu cũng dần thay đổi một cách rõ rệt theo sự phát triển của thai nhi từng ngày. Càng về những tháng cuối thai kỳ, người mẹ càng hồi hộp, háo hức vì sắp được chào đón một “thiên thần” ra đời.
Xen lẫn với sự háo hức là cảm giác mệt mỏi, nặng nề khiến mẹ bầu trở nên cáu gắt hơn. Nếu người chồng không khéo léo và tinh tế trong việc chăm sóc, cảm xúc của mẹ bầu sẽ đi xuống rất nhanh.
Khác với bà bầu mang thai 3 tháng đầu, phụ nữ mang thai 3 tháng cuối có sự thay đổi rõ rệt thể chất. Thai nhi phát triển khiến bụng to ra, xệ xuống. Mẹ có thể tăng lên hàng chục cân khiến người trở nên nặng nề.
Việc đi lại hay nằm ngồi cũng rất khó khăn khiến mẹ bầu dễ mệt mỏi hơn. Những yếu tố này đã tác động trực tiếp đến tâm lý của bà bầu trong thời gian này. Vậy tâm lý bà bầu 3 tháng cuối được biểu hiện như thế nào?
1. Háo hức, bồn chồn, mong đợi
Mẹ bầu là người cảm nhận rõ rệt nhất sự thay đổi của con trong 9 tháng mang nặng. Mẹ dõi theo sự phát triển của con, từ khi chỉ bé bằng hạt đậu, đến khi con đã thành hình.
Bởi thế cảm giác xúc động, háo hức, bồn chồn mong ngóng con chào đời chính là tâm lý thường trực của bà bầu 3 tháng cuối. Mẹ trò chuyện với con, và tưởng tượng khung cảnh con chào đời.
Cảm giác đếm ngược từng ngày để chào đón một sinh linh bé nhỏ được chào đời cực kỳ thiêng liêng, và đặc biệt mà mỗi người phụ nữ sẽ không thể nào quên được.
Càng vào những tháng cuối của thai kỳ, cảm giác mong ngóng càng trào dâng rõ rệt hơn khiến các chị em không khỏi bồn chồn. Tất cả mệt mỏi, khó khăn dường như đều tan biến.
2. Tâm lý bà bầu 3 tháng cuối luôn cảm thấy tủi thân
Cảm xúc bà bầu thường thay đổi cực kỳ nhanh, diễn biến phức tạp và không hề dễ nắm bắt. Mẹ bầu có thể chuyển từ trạng thái hào hứng, vui vẻ sang trạng thái tủi thân, buồn bã, thậm chí là khóc mà không rõ nguyên nhân.
Tâm lý bà bầu 3 tháng cuối vốn trở nên nhạy cảm hơn và có rất nhiều điều làm cô ấy dễ tủi thân. Chẳng hạn:
- Gia đình không cho mẹ bầu ăn một món ăn nào đó vì sợ không tốt cho thai nhi
- Cơ thể mẹ bầu bắt đầu xuất hiện các vết rạn vì tăng cân nhiều
- Khuôn mặt thay đổi, da rạn, mũi bè hơn
- Cơ thể xồ xề không mặc vừa những bộ đồ yêu thích
- Không thể tự ngồi xuống, không được tự chạy xe
- Không thể cùng hội bạn tụ tập đi “quẩy” như trước đây.
Tất cả những điều này đều làm bà bầu có cảm giác thiếu tự tin, cảm giác không còn là chính mình nên mới không tránh khỏi cảm giác tủi thân.
Kể cả việc người chồng hứa về sớm để đưa vợ ra ngoài đi dạo, nhưng cuối cùng không thực hiện được. Hoặc có ai đó vô tình nói về ngoại hình xồ xề hiện tại cũng khiến tâm lý bà bầu 3 tháng cuối nhanh chóng thay đổi.
Họ không ngừng suy nghĩ và tự cảm thấy tủi thân. Những vấn đề nhỏ xíu cũng có thể khiến bà bầu suy nghĩ rồi tự trách mình, tự cảm thấy bản thân vô dụng.
3. Lo lắng, căng thẳng
Tâm lý bà bầu 3 tháng cuối cũng không tránh khỏi cảm giác hoang mang, căng thẳng, lo lắng, đặc biệt với người mang thai lần đầu. Mẹ bầu có vô vàn nỗi lo trong thời điểm này, đặc biệt là về sức khỏe của con.
Nỗi căng thẳng lớn nhất của các bà bầu giai đoạn này chính là nên sinh con như thế nào. Sinh mổ hay sinh thường, như thế nào mới là tốt nhất cho cả mẹ và con.
Đồng thời, cơ thể lúc này trở nên nặng nề hơn khiến mẹ bầu lo lắng về việc đi đứng. Làm gì mẹ cũng cẩn trọng để tránh nguy hiểm cho con và chính bản thân mình.
Việc tăng cân quá nhiều, hoăc quá nhẹ cân cũng trở thành nỗi lo cho mẹ bầu vì sợ con không đủ dinh dưỡng. Chính những áp lực vô hình này khiến tâm lý bà bầu 3 tháng cuối bất ổn, dễ stress hơn rất nhiều.
Xem thêm: Stress khi mang thai ảnh hưởng lớn đến mẹ bầu và thai nhi
4. Bà bầu 3 tháng cuối luôn cảm thấy mệt mỏi
Tâm trạng tiêu cực, nhạy cảm hay tủi thân của mẹ bầu phần lớn xuất phát từ việc cơ thể mệt mỏi, ngủ không đủ, hay đau nhức khắp người. Đây cũng là cảm giác khó tránh khỏi ở những tháng cuối thai kỳ.
Lúc này, em bé đã dần hoàn thiện về cơ thể và chiếm trọn tử cung. Phần bụng của mẹ đã bắt đầu xệ xuống. Phần cột sống cũng bị kéo xuống để nâng đỡ cơ thể khiến mẹ bầu đau nhức, khó chịu.
Mặt khác do ảnh hưởng từ hormone cùng với việc thai nhi phát triển lớn. Mẹ bầu cũng gặp khó khăn trong việc tìm một tư thế ngủ phù hợp.
Dù nằm tư thế nào mẹ cũng cảm thấy đau nhức lưng, hoặc lo lắng việc nằm như thế có thể không tốt cho con. Không ít mẹ bầu trong giai đoạn này mất ngủ, tâm lý cũng vì vậy mà tiêu cực hơn.
Ngoài ra phụ nữ có thai ở những tháng cuối còn gặp rất nhiều vấn đề khác như: chuột rút, khó thở, chân tay bị sưng phù, giãn tĩnh mạch, thường xuyên tê nhức, bị trĩ, rối loạn tiêu hóa, thị lực giảm..
Vì sao cần quan tâm đến tâm lý bà bầu 3 tháng cuối?
Trong những năm gần đây, những cụm từ như “trầm cảm khi mang thai” hay “trầm cảm sau sinh” vốn đã không còn xa lạ bởi tỷ lệ phụ nữ mắc các vấn đề tâm lý này đang ngày càng tăng cao.
Nguyên nhân chính xuất phát từ việc mệt mỏi, căng thẳng, tủi thân, lo âu không được giải tỏa. Đặc biệt là khi gia đình và chồng không không dành cho mẹ bầu sự quan tâm phù hợp.
Stress nặng hay trầm cảm trong thời kỳ mang thai không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần bà bầu, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và sức khỏe của thai nhi.
Tâm lý bà bầu 3 tháng cuối nếu tiêu cực, căng thẳng quá mức có thể làm cho thai nhi chậm phát triển, trẻ nhẹ cân, sức khỏe yếu, tăng nguy cơ mắc các rối loạn phát triển nguy hiểm khác.
Ngoài ra, tâm lý u uất, tiêu cực cũng làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non ở các tháng cuối thai kỳ. Một số mẹ bầu có hành vi làm hại bản thân, hay chính đứa con của mình.
Chăm sóc tâm lý – thể chất cho bà bầu 3 tháng cuối không hề khó!
Chồng và gia đình cần kiên nhẫn, tinh tế, quan tâm đúng cách để giúp me bầu có môi trường sống lành mạnh. Nhờ đó, mẹ bầu có thể chuẩn bị tinh thần cho quá trình sinh nở đầy khó khăn phía trước.
Sức khỏe và tâm lý của phụ nữ mang thai cũng đang là vấn đề rất được quan tâm. Vậy nên làm thế nào để tâm lý bà bầu 3 tháng cuối luôn trong trạng thái tốt nhất?
- Xây dựng một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học và lành mạnh mỗi ngày
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho bà bầu để đảm bảo cả mẹ và con cùng khỏe, nên ưu tiên các nhóm thực phẩm dễ tiêu hóa như rau xanh và các loại trái cây.
- Sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như gối, nệm dành riêng cho bà bầu để tìm được tư thế ngủ phù hợp, tránh cảm giác đau nhức, khó chịu hay khó ngủ.
- Chồng cần động viên, tạo tâm lý thoải mái cho mẹ bầu, tránh khiến mẹ bầu nóng giận khi mang thai
- Sử dụng các liệu pháp từ tinh dầu hay nước ấm để cơ thể dễ chịu hơn
- Tâm lý bà bầu 3 tháng cuối nếu cảm thấy bất ổn hãy thử chia sẻ trực tiếp với chồng hoặc bạn bè thân thiết để được giải tỏa.
- Tránh để tâm quá nhiều đến những lời nói vô duyên, thiếu tinh tế từ những người xung quanh
- Đọc sách hay tham gia các lớp học tiền sản để chuẩn bị kỹ lưỡng hơn khi chuẩn bị chào đón em bé chào đời
- Thăm khám bác sĩ định kỳ để đảm bảo cả mẹ và bé luôn có trạng thái tốt nhất
- Duy trì giấc ngủ ổn định mỗi ngày, bà bầu cần ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày
- Dành thời gian nghỉ ngơi ngay khi có thể, hạn chế làm việc quá sức hay mang vác nặng
- Giữ tinh thần thoải mái, luôn nhìn nhận các vấn đề tích cực
- Học cách hít thở đúng cách
- Tham khảo kinh nghiệm từ những người đi trước để thoải mái hơn trong thai kỳ
Thực tế chỉ cần người chồng chịu khó lắng nghe, đặt bản thân vào những sự khó khăn, mệt mỏi mà người vợ đang phải mang thì sẽ cảm thấy rằng, những cảm xúc khó chịu hay cáu gắt của vợ chẳng hề quá đáng chút nào.
Một lời động viên, cố gắng về sớm mỗi ngày, nấu cho vợ một món ngon, chuẩn bị nước ấm để vợ tắm, đấm lưng cho vợ, đọc truyện cho em bé nghe,… cũng đủ làm người phụ nữ cảm thấy hạnh phúc ngập tràn.
Người chồng cần dành thời gian quan tâm vợ bầu hơn mỗi ngày, tuyệt đối không để xảy ra các căng thẳng sẽ dẫn đến rất nhiều hệ lụy không tốt cho cả mẹ và bé.
Nếu không biết làm sao để chăm sóc tốt nhất cho vợ, các ông chồng có thể tham gia các lớp học, hoặc nhờ đến chuyên gia tư vấn tâm lý. Các chuyên gia sẽ giúp hai vợ chồng cải thiện quan hệ, giúp người chồng biết cách lo lắng, chăm sóc cho mẹ bầu tốt hơn.
Có thể bạn quan tâm
- Uống thuốc trầm cảm khi mang thai có ảnh hưởng gì không?
- Địa Chỉ Khám Và Điều Trị Trầm Cảm Khi Mang Thai Uy Tín Tại TPHCM
- 10 Cách giúp mẹ bầu vượt qua stress khi mang thai an toàn
- 10 Cách phòng ngừa bệnh trầm cảm khi mang thai mẹ bầu nên biết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!