Tâm lý trì trệ sau Tết: Nguyên nhân, hệ quả và cách vượt qua
Tâm lý trì trệ sau Tết là vấn đề tâm lý nhiều người gặp phải sau một thời gian nghỉ lễ dài ngày, khi con người chuyển đổi từ trạng thái nghỉ ngơi sang trạng thái làm việc học tập. Cần sớm có biện pháp khắc phục tình trạng này để tránh ảnh hưởng đến cả sức khỏe và các khía cạnh khác.
Tâm lý trì trệ sau Tết là gì?
Tâm lý trì trệ sau Tết được hiểu là một trạng thái tâm trạng thường xảy ra sau khi trải qua kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán. Đây là thời gian người ta cảm thấy mất hứng thú, mệt mỏi, và thiếu động lực trong cuộc sống hàng ngày. Nó có thể là kết quả của nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm áp lực công việc, căng thẳng trong cuộc sống cá nhân, hoặc thậm chí là tình trạng sức khỏe không tốt.
Trên thực tế, tâm lý chán nản, hụt hẫng, thất vọng, không thể bắt nhịp với công việc sau kỳ nghỉ lễ, Tết, các chuyến du lịch là chuyện phổ biến ở đại đa số người. Trên thế giới hội chứng này được gọi là “Post-Holiday blues” có nghĩa là “căng thẳng sau kỳ nghỉ lễ”.
Tâm lý trì trệ sau Tết thường gặp phải ở những đối tượng sau đây:
- Người lao động: Những người phải đối mặt với áp lực công việc và phải trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết thường dễ cảm thấy mệt mỏi và mất hứng thú.
- Sinh viên: Sau kỳ nghỉ Tết, sinh viên cũng có thể cảm thấy trì trệ, áp lực gia tăng khi phải đối mặt với áp lực học tập và deadline, các chương trình học, các kỳ thi.
- Người trưởng thành: Người trưởng thành có thể cảm thấy trì trệ khi phải quay trở lại với cuộc sống hàng ngày sau những kỳ nghỉ vui vẻ cùng gia đình và bạn bè.
- Người già: Người già có thể cảm thấy cô đơn và cảm thấy thiếu hứng thú sau kỳ nghỉ Tết, đặc biệt nếu họ đã dành nhiều thời gian cùng gia đình và người thân.
Nguyên nhân của tâm lý trì trệ sau Tết
Sau kỳ nghỉ Tết dài, dù muốn hay không cũng đến lúc phải quay lại với công việc thường ngày. Chính vì thế nhiều người vẫn còn bị “dư âm ngày Tết” chưa thể lấy lại năng lượng, tinh thần làm việc trong ngày những ngày đầu năm.
Tâm lý trì trệ sau Tết có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng các cuộc khảo sát gần đây cho thấy một số vấn đề phổ biến nhất thường bao gồm:
1. Sự thay đổi về lịch trình, thói quen
Trong suốt kỳ nghỉ Tết, người ta thường có lịch trình linh hoạt, dành thời gian nghỉ ngơi và thư giãn nhiều hơn. Khi kết thúc kỳ nghỉ, họ phải đối mặt với việc trở lại lịch trình bận rộn của công việc, học tập và các hoạt động hàng ngày.
Con người chúng ta thường dễ thoải mái với những thói quen, nhất là thói quen liên quan đến vui chơi, giải trí. Khi quay lại guồng công việc, cơ thể phải thiết lập một hành vi mới. Sự thay đổi đột ngột này có thể làm mất cân bằng và gây ra cảm giác không thoải mái ,mất hứng thú với mọi thứ.
2. Xu hướng nhớ về quá khứ
Xu hướng nhớ về quá khứ cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tâm lý trì trệ sau Tết. có thể nói tới một số biểu hiện sau:
- Nhớ tới kỷ niệm vui vẻ: Kỳ nghỉ Tết thường là khoảng thời gian mỗi người tạo ra những kỷ niệm vui vẻ bên gia đình, bạn bè, thưởng thức các hoạt động giải trí. Sau khi Kỳ nghỉ kết thúc, việc nhớ lại kỷ niệm có thể gây ra cảm giác tiếc nuối, buồn bã khi phải quay về cuộc sống hàng ngày.
- So sánh với quá khứ: Một số người sẽ có xu hướng so sánh cuộc sống hiện tại với kỳ nghỉ Tết vừa diễn ra. Điều này có thể gây ra cảm giác thất vọng và mất đi động lực.
- Lo lắng về tương lai: Sau kỳ nghỉ Tết, một số người bắt đầu lo lắng về tương lai thách thức phải đối mặt trong công việc, cuộc sống hằng ngày .Nhớ lại kỳ nghỉ Tết vui vẻ có thể làm xuất hiện cảm giác lo lắng về việc không thể duy trì những trải nghiệm đó.
Nhớ về quá khứ không nhất thiết là xấu đi tuy nhiên nó có thể gây ra cảm giác buồn chán hoặc lo lắng kéo dài. Do đó, bạn cần tìm cách tập trung vào hiện tại và tương lai để tạo ra những trải nghiệm mới mang ý nghĩa trong cuộc sống hàng ngày.
3. Áp lực về công việc còn dang dở
Một số người đã tin rằng bản thân họ có thể tranh thủ được khoảng thời gian nào đó trong những ngày nghỉ Tết để hoàn thành một số công việc đã chậm tiến độ nhưng cuối cùng họ không thể làm được khiến cho cảm xúc thất vọng và áp lực tăng lên nhiều hơn.
- Deadline phải hoàn thành: Sau kỳ nghỉ Tết, người ta thường phải đối mặt với các deadline và trách nhiệm mà họ đã để lại trước khi nghỉ. Cảm giác phải nhanh chóng bắt kịp và hoàn thành công việc dang dở có thể tạo ra áp lực và lo lắng.
- Khó khăn trong việc tập trung: Sau một khoảng thời gian dài nghỉ ngơi, đôi bạn khi bạn có thể khó khăn để tập trung vào công việc và tái lập lại một lịch trình làm việc hiệu quả.
- Cảm giác bị bỏ lại: Việc trễ hạn công việc sau kỳ nghỉ đôi khi sẽ sinh ra suy nghĩ bản thân kém cỏi, có cảm giác bị bỏ lại phía sau. Điều này có thể gây ra cảm giác tự trách và căng thẳng trong công việc.
- Khó khăn trong việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống: Kỳ nghỉ Tết dài ngày đã làm xáo trộn cuộc sống và trạng thái mỗi người. Việc tái thiết lập cân bằng có thể gặp khó khăn khi quay trở lại công việc, cuộc sống thường nhật.
4. Thiếu kế hoạch, mục tiêu chưa rõ ràng
Thiếu kế hoạch, mục tiêu chưa rõ ràng cũng là một yếu tố gây nên “Tâm lý trì trệ sau Tết”. Việc không có kế hoạch và thiếu mục tiêu sẽ gây ra cảm giác mất định hướng, khó khăn trong việc tạo ra động lực để phấn đấu lâu dài. Đôi khi còn tạo sự e dè mất tự tin đối với bản thân.
Ngoài ra, thiếu kế hoạch và mục tiêu cụ thể làm cho việc quyết định trở nên khó khăn, dễ gây bất an và lo lắng về tương lai, kèm theo đó nhiều người bị mất động lực, không còn cảm giác hứng thú cuộc sống sẽ trở nên mơ hồ.
Hệ quả tâm lý trì trệ sau Tết
Tâm lý trì trệ sau Tết ảnh hưởng tới mỗi người là khác nhau, tuy nhiên hậu quả phổ biến có thể thấy bao gồm:
1. Ảnh hưởng tâm lý, cảm xúc
Tâm lý trì trệ sau Tết có thể gây ra một loạt các hệ quả tiêu cực đối với mặt tâm lý và cảm xúc con người như:
- Cảm giác áp lực và căng thẳng: Tâm lý trước đó đã được thoải mái vui chơi, buông thả bản thân trong kỳ nghỉ Tết vẫn còn, việc trở lại khuôn khổ sẽ rất khó khăn. Đối với việc phải quay trở lại làm việc, học tập sau kỳ nghỉ Tết có thể gây ra cảm giác áp lực và căng thẳng mệt mỏi kéo dài.
- Cảm giác cô đơn và xa lánh: Với những người không có gia đình hoặc bạn bè ở gần, sau kỳ nghỉ Tết có thể là một khoảng thời gian cảm thấy cô đơn và xa lánh khi phải rời xa gia đình, bạn bè, quê hương điều này sẽ gây ra hiện tượng buồn chán, stress.
- Thất vọng về kết quả của kỳ nghỉ: Đôi khi, kỳ nghỉ Tết không diễn ra như mong đợi, có thể gây ra cảm giác thất vọng và buồn bã sau khi kết thúc.
2. Giảm hiệu suất công việc
Nó gây ra việc bị giảm hiệu suất trong công việc điển hình nhất là:
- Khó khăn trong việc điều chỉnh lại thói quen và lịch trình: Quay lại với lịch trình hàng ngày sau kỳ nghỉ dài có thể khó khăn đối với một số người, đặc biệt là khi họ đã thay đổi thói quen và lịch trình trong thời gian nghỉ Tết.
- Cảm giác buồn chán và mất động lực: Sau những ngày nghỉ lễ và vui chơi, trở lại với cuộc sống hàng ngày có thể khiến một số người cảm thấy mất hứng thú và thiếu động lực khi phải quay lại làm việc.
3. Ảnh hưởng sức khỏe thể chất
Ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ thể chất là điều không thể tránh khỏi.
- Tăng cân và sức khỏe kém: Thói quen ăn uống không lành mạnh và ít hoạt động vận động trong kỳ nghỉ Tết có thể dẫn đến tăng cân và sức khỏe kém đi kèm theo sau đó là thiếu ngủ, ngủ trái giờ. Những điều đó gây ảnh hưởng rất lớn đối với tinh thần và thể chất.
- Đau đầu và cảm giác chán chường: Sự thay đổi từ cuộc sống nghỉ ngơi sang lịch trình bận rộn có thể khiến người ta cảm thấy chán chường và đau đầu do căng thẳng.
Trên thực tế chứng trì trệ sau nghỉ Tết đã và đang tác động rất tiêu cực đến người lao động và học sinh cũng như sinh viên. Làm cho các hoạt động bị trì trệ, tâm lý con người không được thoải mái.
Cách vượt qua tâm lý trì trệ sau Tết
Tâm lý bị trì trệ sau Tết gây ra nhiều vấn đề về sức khoẻ và chất lượng cuộc sống mỗi người, nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời nó có thể để lại hậu quả nghiêm trọng hơn theo thời gian.
1. Lập kế hoạch và mục tiêu mới
Để có thể sớm vượt qua tâm lý trì trệ sau Tết bạn có thể đặt ra một số mục tiêu hoặc thực hiện các dự án mới để dễ dàng tập trung và định hình công việc. Việc đặt mục tiêu và lập kế hoạch rõ ràng có thể tạo động lực để gặt hái nhiều thành quả tốt hơn.
Bạn nên lên kế hoạch theo ngày hoặc theo tuần để phân chia thời gian hợp lý cho các hoạt động cụ thể như công việc, thể dục, thư giãn, chăm sóc bản thân,…Một kế hoạch rõ ràng cũng góp phần nâng đỡ tốt hơn cho cả thể chất lẫn tinh thần giúp bạn có thể thích nghi với sự thay đổi sau kỳ nghỉ Tết.
2. Tạo thói quen mới
Thời gian sau Tết là thời gian thích hợp nhất để bắt đầu một thói quen mới, như là học một chút kỹ năng, tham gia câu lạc bộ thể thao hoặc tham gia các hoạt động tình nguyện.
Bắt đầu mỗi ngày với những thói quen tốt như thiền, dậy sớm tập thể dục, viết nhật ký, ăn sáng, từ bỏ các thói quen xấu như bỏ bữa,… Sẽ giúp bạn nâng cao sức khỏe, nuôi dưỡng những suy nghĩ tích cực.
Tập thể dục có thể giúp cải thiện tâm trạng và năng lượng. Hãy tìm kiếm một loại hình thể dục hoặc hoạt động mà bản thân thích và tích cực tham gia vào mỗi ngày.
Bạn nên giữ vững tinh thần tích cực, tập trung vào những điều mang chiều hướng tốt trong cuộc sống, tìm cách tạo ra nhiều trải nghiệm cho bản thân mỗi ngày. Đọc sách, xem phim cũng là những cách tốt để cải thiện tâm trạng.
Thường xuyên tạo các mối kết nối xã hội, bạn hãy dành nhiều thời gian để gặp gỡ, gọi điện cho bạn bè, người thân hoặc có thể tham gia vào các hoạt động xã hội. Mỗi một kết nối xã hội có thể giúp bạn cảm thấy được hỗ trợ và nâng cao tâm trạng giải tỏa bớt áp lực công việc hàng ngày.
3. Dành thời gian cho sở thích
Một trong những cách để khắc phục tình trạng trì trệ sau Tết là bạn xác định khoảng thời gian trong lịch trình hằng ngày, hằng tuần mà bản thân có thể dành riêng cho sở thích cá nhân, có thể là buổi sáng trước khi bắt đầu công việc, sau giờ làm hoặc dành ra một ngày cuối tuần.
Bạn hãy dành một chút thời gian trong ngày cho những hoạt động mà bản thân yêu thích như đọc sách, nghe nhạc hoặc học một kỹ năng mới. Việc này có thể giúp làm mới tinh thần và giảm căng thẳng tạo sự thư giãn.
Các chuyên gia đã khảo sát ra rằng việc khám phá thêm nhiều sở thích mới, mở rộng kiến thức của bản thân với những sở thích hiện tại, tạo một không gian riêng tại nhà hoặc ở nơi làm việc để thực hiện sở thích của bản thân một cách thoải mái hơn cũng góp một phần rất lớn cho việc giảm trì trệ sau Tết.
4. Tìm kiếm sự giúp đỡ nếu cần
Nếu tâm trạng trì trệ sau Tết kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng thì bạn hãy mạnh dạn tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia tâm lý hoặc các nhóm hỗ trợ. Ngoài ra bạn có thể kết nối với gia đình, bạn bè, hàng xóm xung quanh để tập chia sẻ cảm xúc của bản thân, tìm kiếm sự ủng hộ, động viên từ mọi người.
Phải nhớ rằng rằng việc khắc phục tâm lý trì trệ sau Tết có thể mất khoảng thời gian khá dài và cần có sự nỗ lực cố gắng, nhưng với các bước nhỏ và kiên nhẫn, bạn có thể cảm thấy tốt hơn. Hi vọng bài viết này sẽ giúp người đọc hiểu được những gì bản thân đang gặp phải và để khắc phục nó một cách dễ dàng.
Có thể bạn quan tâm
- 18 Cách giảm căng thẳng stress ngay tức thì bạn nên bỏ túi
- Căng thẳng, stress gây ù tai và cách xử lý
- Top 10 viên uống giảm stress được đánh giá tốt hiện nay
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!