Tổn thương tâm lý vì bị bỏ rơi và cách giúp bạn vượt qua
Tổn thương tâm lý vì bị bỏ rơi chính là bức tường rào ngăn cách bạn mở lòng với những người xung quanh hay không dám bắt đầu những mối quan hệ mới. Bản thân bạn cần vượt qua được chướng ngại của chính mình mới có thể thoát khỏi những ám ảnh tâm lý này. trị liệu tâm lý cũng là một biện pháp cần thiết để bạn có thể thư giãn, mở lòng và tự cho mình thêm nhiều cơ hội mới.
Tổn thương tâm lý vì bị bỏ rơi
Nỗi tổn thương tâm lý vì bị bỏ rơi không chỉ gặp ở tình yêu, mà còn là tình bạn, tình cảm gia đình. Khi chúng ta đã quá gắn bó với một điều gì đó sẽ dần có tâm lý muốn chiếm hữu và khi thứ đó không còn thì trong lòng sẽ có cảm giác cực kỳ trống trải. Đó là cảm giác cô đơn cùng cực, giống như cả thế giới đang quay lưng bỏ mặc mình. Điều này làm họ cảm thấy nghẹt thở vì sợ hãi, ám ảnh bởi việc bị bỏ rơi và lại cô đơn một lần nữa.
Chẳng hạn cha mẹ chia tay và bắt đầu những mối quan hệ mới, để đứa con ở lại một mình; người bạn trai bỏ rơi cô gái ở một con đường tối tăm hay khi nhóm 3 người bạn nhưng 2 người bạn lại tách lẻ đi chơi riêng. “Bỏ rơi” ở đây không hẳn có nghĩa là chia cắt hẳn đôi khi đó có thể chỉ là một sự quên lãng tạm thời, ví dụ như cha mẹ bỏ quên con ở chợ chẳng hạn, tuy nhiên điều này sẽ khiến đứa trẻ cảm giác rằng mình không còn quan trọng, bị cha mẹ bỏ rơi, ghét bỏ.
Mặt khác, tổn thương tâm lý vì bị bỏ rơi còn có thể bị bắt nguồn bởi một sự kiện gây sang chấn tâm lý nào đó, có liên quan đến việc vô tình bị “bỏ rơi”. Chẳng hạn cha mẹ vô tình để “quên” con ở chợ khiến con bị đi lạc hay có người xấu dụ dỗ. Ngoài ra việc đột ngột mất đi người thân, phải sống một mình từ bé cũng có thể gây ra những nỗi ám ảnh vô hình khiến người đó ngày càng có xu hướng cô lập bản thân, không sẵn sàng đối diện với thực tại.
Tổn thương tâm lý vì bị bỏ rơi là nỗi đau trong lòng được đặc trưng bởi sự cô đơn, không được quan tâm hoặc không đạt được tình yêu đủ như kỳ vọng. Nỗi ám ảnh này khiến người bệnh thường không dám bắt đầu một mối quan hệ mới vì luôn bị ám ảnh rằng những sự kiện tương tự sẽ lại diễn ra. Hoặc khi đã bắt đầu một mối quan hệ nào đó chẳng hạn như tình yêu, người đó sẽ luôn có xu hướng muốn đối phương luôn bên cạnh mình, kiểm soát mọi lúc mọi nơi vì sợ rằng lại tiếp tục bị bỏ rơi.
Những vấn đề về tâm lý luôn khó có thể nhìn thấy được không chỉ bởi nó thường diễn ra trong tâm trí và có liên quan đến quá khứ. Chúng ta thường chỉ đánh giá mọi thứ qua góc nhìn ở hiện tại nên có thể nhìn nhận sai về cách hành xử của những người phải mang những tổn thương tâm lý vì bị bỏ rơi. Một số ảnh hưởng khác mà những người bị ám ảnh bởi sự bỏ rơi phải gánh chịu như
- Suy giảm chất lượng cuộc sống do luôn có những nỗi ám ảnh, luôn cảm thấy cô đơn, lạc lõng ngay cả khi đang trong một mối quan hệ
- Khó có thể giữ được một mối quan hệ lâu dài do bản thân người bệnh không chịu mở lòng hoặc có xu hướng “kìm kẹp” người đó quá mức, kể cả trong tình bạn và tình yêu, luôn muốn người đó bên mình 24/24 và khiến đối phương dần cảm thấy sợ hãi
- Gia tăng nguy cơ gặp các vấn đề về tâm lý, chẳng hạn hội chứng sợ bị bỏ rơi, trầm cảm, rối loạn lo âu …
- Suy giảm sức khỏe bởi thường xuyên thiếu ngủ hoặc ngủ không ngon vì dễ gặp các ác mộng có liên quan đến sự kiện bị bỏ rơi từ quá khứ..
- Có xu hướng trở nên phải phụ thuộc vào người khác, hạ thấp lòng tự trọng của bản thân
- Dần trở nên thiếu tự tin vào bản thân và có xu hướng sống khép kín, xa lánh với mọi người
- Luôn cảm thấy ghen tỵ với tất cả mọi người xung quanh
Một đứa trẻ nếu bị cha mẹ bỏ rơi sẽ luôn tự hỏi mình rằng “vì sao mẹ lại làm như thế, có phải do mình chưa ngoan không”. Nỗi ám ảnh này khiến con nghi ngờ bản thân mình và cả những người xung quanh. Tổn thương tâm lý vì bị bỏ rơi khiến người đó luôn lo lắng rằng những người xung quanh sẽ ghét mình và cố gắng làm mọi thứ để có thể hòa nhịp với tất cả mọi người, đôi khi kể cả việc hạ thấp bản thân.
Ngay cả khi trong một mối quan hệ mới, bản thân những người này cũng không vơi bớt cảm giác bị bỏ rơi mà còn trở nên sợ hãi hơn bởi lo lắng điều ấy sẽ tái diễn lại. Họ nghi ngờ rằng người đó có thực tâm tốt với mình và ngày càng muốn thêm nhiều sự quan tâm, nhiều tình yêu thương từ họ. Bạn trở nên cô đơn trong chính mối quan hệ của mình và khiến cả những người xung quanh dần xa cách với bạn.
Mặt khác, khi những suy nghĩ tiêu tích tụ quá nhiều trong lòng có thể làm nảy sinh những thứ độc hại trong tâm trí. Chẳng hạn khi bạn có người yêu và luôn lo lắng rằng người đó sẽ bỏ rơi mình nên cố gắng làm mọi thứ người ta yêu cầu, luôn kiểm soát người đó 24/24. Nếu thấy người đó thân thiết với một người nào đó bạn sẽ nảy sinh như suy nghĩ thù địch thậm chí muốn làm hại người đó vì bạn có tư tưởng cho rằng họ muốn cướp “người yêu” của bạn. Lòng đố kỵ là làm bùng cháy ngọn lửa tiêu cực luôn cháy âm ỉ trong lòng bạn và phát sinh ra những hệ lụy không mong muốn.
Làm thế nào để vượt qua tổn thương tâm lý vì bị bỏ rơi
Nỗi ám ảnh quá khứ thường dễ hằn sâu vào trong tâm trí của mỗi người, vì vậy để vượt ra khỏi cảm giác này đầu tiên bạn phải gạt bỏ được những điều tiêu cực ra khỏi đầu. Bạn cần phải hiểu rằng, những người thực sự yêu thương và tốt với bạn, cho dù bạn là ai, bạn là người thế nào thì cũng sẽ không bao giờ bỏ rơi bạn. Quan trọng là bạn cần phải mở lòng đón nhận, nhìn nhận các vấn đề một cách tích cực để tâm trí thoải mái hơn.
Trị liệu tâm lý
Thực tế gì những ám ảnh gây tổn thương tâm lý vì bị bỏ rơi không phải nói muốn bỏ là có thể bỏ được ngay, tự bản thân bạn đôi khi rất khó để nhìn nhận được vấn đề mà mình đang gặp phải. Vì vậy, trị liệu tâm lý là một trong những biện pháp tốt nhất để bạn có thể nhìn nhận lại chính mình, có hướng thay đổi bản thân một cách tích cực hơn, chủ động đón chào những điều mới, những mối quan hệ mới sẽ đem đến hạnh phúc ở hiện tại và tương lai.
Thông qua việc nói chuyện, các bác sĩ sẽ giúp bệnh nhân hiểu rằng, việc bị bỏ rơi không phải là lỗi của họ, họ đã làm rất tốt, chỉ là những người đó không xứng đáng. Những nút thắt trong lòng dần được nới lỏng khiến tâm trí của bạn dần lấy lại được sự cân bằng. Chỉ khi tháo gỡ được hoàn toàn những khúc mắc từ quá khứ thì bạn mới có thể tự tin sải bước ở hiện tại, tiến đến tương tai tươi sáng hơn.
Thực hiện trị liệu tâm lý thực sự là một biện pháp hữu ích cho những người mang những ám ảnh tổn thương tâm lý vì bị bỏ rơi dẫn đến các vấn đề tâm lý như trầm cảm hay rối loạn lo âu. Quan trọng là bệnh nhân trước hết phải thực sự trung thực, mở lòng nói hết ra những suy nghĩ của bản thân với các bác sĩ tâm lý thì bác sĩ mới có thể đưa ra hướng điều trị thích hợp. Các chuyên gia tâm lý cũng hướng dẫn người bệnh cách suy nghĩ tích cực, lạc quan và chăm sóc sức khỏe tinh thần ổn định hơn để sớm vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Tập trung vào sở thích của bản thân
Khi bạn tập trung vào một điều gì mà bạn thích thú thường sẽ không còn quan tâm đến xung quanh, không còn lo lắng rằng người khác sẽ bỏ rơi hay ghét bỏ mình. Mặt khác việc phát triển những thế mạnh cá nhân, trở nên tự tin thể hiện mình hơn đôi khi chính là điểm giúp bạn trở nên thu hút hơn trong mắt những người khác.
Trong cuộc sống hằng ngày, có rất nhiều điều mới lạ đưa đến cho bạn những trải nghiệm mới thú vị mà bạn cần thử, thay vì cứ mãi bó buộc mình trong một vùng an toàn. Chẳng hạn bạn có thể học hát, học nhảy múa, học một ngôn ngữ mới hay bất cứ một điều gì đó mà bạn chưa bao giờ thử. Những trải nghiệm mới luôn đưa bạn đến với nhiều cảm xúc tích cực rất có lợi cho tâm trí của những người đang gặp những nỗi ám ảnh.
Vượt qua tổn thương tâm lý vì bị bỏ rơi bằng cách chia sẻ
Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người quanh quanh. Không ai biết rằng bạn đã từng tổn thương tâm lý vì bị bỏ rơi và cũng không ai có thể hiểu rõ được bạn nếu không biết bạn đã trải qua những gì. Vì vậy hãy tìm kiếm sự giúp đỡ, chia sẻ vấn đề của bản thân với một người nào đó như người yêu hay những người bạn bè thân thiết.
Hãy tin rằng “khi bạn sống tốt, trời xanh ắt sẽ an bài”. Hãy thử nhìn xung quanh mà xem, có rất nhiều người luôn dành cho bạn sự quan tâm, chăm sóc, luôn âm thầm quan tâm và lắng nghe bạn. Khi một người nào đó yêu thương bạn thật lòng, thì cho dù bạn đã xảy ra điều gì, bạn là ai, bạn cảm thấy như thế nào thì họ sẽ luôn luôn bên cạnh và chăm sóc bạn. Biết được quá khứ của bạn sẽ càng làm họ yêu thương bạn nhiều hơn.
Mặt khác, khi những bức bối trong lòng không được chia sẻ ra sẽ cảm thấy cực kỳ bức bối. Việc bạn nói ra được bí mật trong lòng cũng giúp tinh thần thoải mái hơn, không còn phải nặng trĩu những nỗi buồn hay phải gặm nhấm nỗi cô đơn một mình nữa.
Thay đổi bản thân tích cực hơn
Thực tế rằng khi có những tổn thương tâm lý vì bị bỏ rơi, mang những ám ảnh từ quá khứ bạn sẽ có xu hướng tiêu cực. Chính sự tiêu cực này đôi khi có thể làm cho những người xung quanh cảm thấy không muốn chơi với bạn bởi dễ lây nhiễm sự tiêu cực. Chẳng hạn khi bạn yêu một ai đó bạn hay có xu hướng kìm kẹp người khác quá mức nên dễ khiến người đó cảm thấy rằng mất tự do nên dần có xu hướng muốn xa cách bạn.
Bởi thế bản chính bản thân bạn cần phải thay đổi mình. Hãy luôn suy nghĩ mọi vấn đề theo một cách tích cực, đặt niềm tin vào những người xung quanh. Dành sự quan tâm cho người khác một cách vừa phải thay vì kìm kẹp họ một cách quá mức. Thay vì quá coi trọng ý kiến và suy nghĩ của người khác thì hãy dành thời gian chăm sóc, làm đẹp và chăm sóc cho chính mình.
Đôi khi bạn có thể hỏi những người xung quanh rằng họ cảm thấy bạn như thế nào và thay đổi dần những thiếu sót. Những cuộc trò chuyện chân thực cùng bạn bè hay người yêu xung quanh cũng giúp bạn nhìn nhận rõ hơn về bản thân và đôi khi có thể khẳng định được những lý do mà họ phớt lờ bạn. Thay vì luôn giữ những nghi ngờ trong đầu và tự dằn vặt chính mình thì hãy hỏi thẳng trực tiếp để giải quyết các nỗi lo, đồng thời có thể thay đổi bản thân tốt hơn.
Tham gia các hoạt động xã hội
” Cho đi là một cách để nhận lại” và đây luôn là một định luật đúng. Trái tim và những tổn thương của bạn sẽ dần được xoa dịu khi cảm nhận được sự hạnh phúc từ những người xung quanh. Bởi vậy, để vượt qua những tổn thương tâm lý vì bị bỏ rơi bạn có thể xem xét tham gia các chương trình thiện nguyện để giúp đỡ mọi người xung quanh.
Chẳng hạn bạn có thể đến các ngôi nhà tinh thương nuôi dưỡng những trẻ mồ côi, bạn sẽ thấy rằng cuộc đời mình còn may mắn hơn vô vàn những người khác. Sự vui tươi hồn nhiên của những đứa trẻ tại đây sẽ khiến bạn thấy cuộc đời này thêm nhiều niềm vui và hạnh phúc.
Luyện tập thể dục thể thao hằng ngày
Luyện tập thể dục thể thao hằng ngày cũng là một trong những cách hiệu quả giúp nâng cao tinh thần, giải tỏa những căng thẳng trong tâm trí. Đặc biệt khi luyện tập thể thao bạn nên thực hiện ở ngoài trời. Ánh nắng tự nhiên sẽ giúp tinh thần bạn trở nên thoải mái hơn, tốt cho giấc ngủ, nâng cao tinh thần cùng rất nhiều lợi ích tuyệt vời khác.
Bên cạnh thể dục bạn cũng có thể lựa chọn các bộ môn như thiền hay yoga để nâng cao tâm trí. Các bác sĩ tâm lý cũng thường khuyến khích những bệnh nhân tâm lý nên thực hiện luyện tập thiền hay yoga hằng ngày để giảm căng thẳng, giảm stress và cải thiện giấc ngủ. Luyện tập yoga khoảng 15 phút trước khi đi ngủ có thể giúp bạn ngủ ngon hơn, không bị gặp ác mộng hay nhớ về những ám ảnh từ quá khứ.
Những tổn thương tâm lý vì bị bỏ rơi có thể đi theo một người đi đến suốt cuộc đời và cản trở họ đến với rất nhiều điều tốt đẹp xung quanh. Thay đổi bản thân, suy nghĩ mọi việc theo hướng tích cực hơn, luôn tự tin vào chính mình và đối xử với mọi người một cách chân thành chính là cách để bạn có thể vượt ra khỏi những ám ảnh từ quá khứ.
Có thể bạn quan tâm
- Tự dằn vặt bản thân có phải bệnh? Nguyên nhân và cách vượt qua
- Hội chứng sợ bị bỏ rơi: Nguyên nhân và cách khắc phục
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!