Trầm cảm nội sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Trầm cảm nội sinh là một hội chứng rối loạn tâm lý khá phổ biến hiện nay. Bệnh lý này biểu hiện đặc trưng bởi sự biến đổi tâm trạng bất thường theo ngày, theo mùa, các triệu chứng khá mơ hồ, không rõ ràng.
Trầm cảm nội sinh là gì?
Trầm cảm nội sinh là một trong các hội chứng rối loạn trầm cảm khá đặc trưng, nó còn được biết đến với tên gọi là trầm cảm không rõ nguyên nhân. Những đối tượng bệnh sẽ có biểu hiện buồn bã, chán nản, u sầu, tuyệt vọng trong một khoảng thời gian dài. Khi các cảm xúc tiêu cực thường xuyên xuất hiện và không biết rõ nguyên nhân sẽ khiến cho người bệnh bị ảnh hưởng nhiều đến hành vi, tâm trạng, suy nghĩ, gây tác động xấu đến sức khỏe, sinh hoạt hàng ngày.
Nguyên nhân trầm cảm nội sinh
Hiện nay các chuyên gia tâm lý vẫn chưa thể xác định được cụ thể về nguyên nhân gây nên tình trạng trầm cảm nội sinh. Tuy nhiên, theo thống kê nhận thấy bệnh lý này có thể xuất phát từ các yếu tố sau đây:
- Di truyền: Yếu tố di truyền đã được nghiên cứu là có khả năng khiến cho tỉ lệ trầm cảm tăng cao. Theo nhận định từ các nhà khoa học thì trầm cảm có thể xuất phát từ yếu tố ADN. Nếu trong gia đình có người thân, cha mẹ, ông bà, anh chị em ruột bị mắc chứng bệnh trầm cảm thì khả năng cao con cái sinh ra sẽ gặp phải tình trạng trầm cảm nội sinh.
- Từng gặp biến cố: Những đối tượng từng phải trải qua những sự kiện đau buồn như ly hôn, mất người thân, mất tài sản,…sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Áp lực, căng thẳng: Công việc, học tập, cuộc sống gây nên nhiều căng thẳng, áp lực kéo dài trong một thời gian cũng là nguyên nhân khiến cho con người dễ mắc chứng trầm cảm nội sinh.
- Lạm dụng thuốc: Việc lạm dụng quá nhiều các loại thuốc an thần, thuốc ngủ cũng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
Dấu hiệu nhận biết trầm cảm nội sinh
Đối với bệnh trầm cảm nội sinh thì các triệu chứng xuất hiện một cách đột ngột, khó có thể kiểm soát được. Người bệnh thường sẽ xuất hiện một số triệu chứng sau đây:
- Luôn cảm thấy tuyệt vọng, buồn bã: Đây là cảm xúc thường gặp nhất ở những đối tượng bệnh trầm cảm. Họ thường chỉ có suy nghĩ về những thứ tiêu cực, không có niềm tin vào cuộc sống và luôn trong trạng thái chán nản, buồn rầu. Tình trạng này sẽ duy trì kéo dài nếu không được phát hiện và kiểm soát kịp thời.
- Mất hứng thú với các hoạt động xung quanh: Đa phần người bệnh sẽ có xu hướng muốn cô lập bản thân, ngại tiếp xúc với những người bệnh cạnh và dần mất đi cảm giác hứng thú với các hoạt động, sự việc xảy ra bên ngoài, kể cả những việc mà mình đã từng yêu thích trước đó.
- Giảm chức năng tình dục: Không chỉ là những hoạt động bên ngoài mà người bệnh trầm cảm nội sinh còn không có hứng thú với việc quan hệ tình dục. Các chức năng sinh dục cũng dần bị suy yếu, đối với nam giới có thể gặp tình trạng rối loạn cương dương, không xuất tinh. Còn đối với nữ giới có thể bị lãnh cảm, khô âm đạo, quan hệ đau rát.
- Cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống: Những đối tượng bệnh trầm cảm thường rất lười vận động, họ thích ngồi yên một chỗ và suy nghĩ đến những điều tồi tệ. Vì thế cơ thể dần bị suy giảm chức năng, người cảm thấy mệt mỏi, uể oải, không có sức sống.
- Khó tập trung, hay quên: Bệnh nhân sẽ khó có thể tập trung lâu vào bất cứ việc gì, thường xuyên quên trước quên sau. Do đó, họ dần mất đi khả năng thực hiện công việc, học tập bị giảm sút, chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Khó ngủ: Khi những suy nghĩ bi quan cứ thường xuyên ám ảnh sẽ khiến giấc ngủ của người bệnh bị ảnh hưởng. Họ thường xuyên khó ngủ, không thể chợp mắt, ngủ không ngon giấc, hay mơ thấy ác mộng.
- Tự cô lập: Người bệnh sẽ rất ngại giao tiếp với những người xung quanh, nhất là những nơi đông người, ồn ào. Họ có xu hướng muốn ở một mình, ít nói, nhút nhát, sợ ánh sáng.
- Triệu chứng cơ thể: Những đối tượng bị trầm cảm nội sinh sẽ thường xuyên cảm thấy đau đầu, nhức mỏi, chóng mặt, khó tiêu,…
- Suy nghĩ đến cái chết: Khi các triệu chứng trên xuất hiện liên tục và kéo dài trong một thời gian sẽ khiến cho người bệnh dần suy nghĩ đến cái chết để từ giải thoát bản thân. Họ thường xuyên có ý định muốn tự sát bằng nhiều cách khác nhau.
Cách điều trị bệnh trầm cảm nội sinh
Ngay khi phát hiện các triệu chứng của bệnh trầm cảm nội sinh, bạn nên nhanh chóng tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và chẩn đoán chính xác nhất. Sau khi nhận biết được tình trạng bệnh của mỗi người thì các chuyên gia sẽ tư vấn và lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp.
Hiện nay, tình trạng trầm cảm nội sinh có thể chữa khỏi nhờ vào nhiều phương pháp như sử dụng thuốc, trị liệu tâm lý, liệu pháp chống co giật, thay đổi lối sống. Tùy vào mức độ bệnh của mỗi người mà bác sĩ có thể áp dụng một hoặc nhiều biện pháp cùng lúc.
1. Điều trị bằng thuốc
Các bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng sức khỏe và mức độ biểu hiện của bệnh mà tiến hành kê đơn thuốc điều trị phù hợp. Một số loại thuốc hỗ trợ điều trị bệnh trầm cảm nội sinh thường được chỉ định sử dụng như thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine hoặc thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc.
Các loại thuốc chống trầm cảm tuy mang lại hiệu quả tốt cho người bệnh nhưng nhiều khả năng sẽ gây nên một số tác dụng phụ. Trong thời gian sử dụng nếu có xuất hiện các dấu hiệu bất thường gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt hàng ngày thì bệnh nhân cần báo ngay với bác sĩ đê có biện pháp hỗ trợ và ngăn chặn kịp thời.
Thông thường, các loại thuốc điều trị cần phải có thời gian để phát huy được công dụng, vì thế bệnh nhân phải duy trì sử dụng đúng theo phác đồ của bác sĩ. Các triệu chứng trầm cảm sẽ dần cải thiện sau khoảng 2 đến 6 tuần dùng thuốc. Sau khi nhận thấy các triệu chứng bệnh có dấu hiệu thuyên giảm, bệnh nhân vẫn phải duy trì sử dụng đúng theo hướng dẫn của chuyên gia, không được tự ý ngưng sử dụng để tránh tình trạng tái phát sau điều trị.
Tuy nhiên nếu trong một thời gian dài sử dụng thuốc mà các triệu chứng của trầm cảm nội sinh không có dấu hiệu của thiện thì bệnh nhân cũng cần báo với bác sĩ để có thể cân nhắc đổi sang loại thuốc khác hoặc có thể kết hợp đồng thời những biện pháp thích hợp. Do đó, người bệnh cũng không cần quá lo lắng nếu mình không cải thiện khi sử dụng loại thuốc điều trị đầu tiên.
2. Trị liệu tâm lý
Trị liệu tâm lý là một trong các biện pháp được đánh giá rất cao về mức độ an toàn khi tiến hành điều trị cho những bệnh nhân bị rối loạn tâm lý, đặc biệt là trầm cảm. Các chuyên gia sẽ trực tiếp trò chuyện, trao đổi với người bệnh để có thể tháo gỡ những khúc mắc, trở ngại trong lòng. Thông thường các đối tượng bệnh trầm cảm nội sinh sẽ được áp dụng liệu pháp hành vi nhận thức và trị liệu cá nhân.
Với biện pháp trị liệu giữa các cá nhân sẽ giúp cho người bệnh dần cải thiện được cá mối quan hệ, thoát khỏi các mối quan hệ tiêu cực và rắc rối, từ đó giúp cải thiện được những triệu chứng của bệnh.
Còn đối với liệu pháp hành vi nhận thức sẽ giúp cho người bệnh dần giảm thiểu các suy nghĩ tiêu cực, nhìn nhận vấn đề một cách lạc quan và mới mẻ hơn. Bệnh nhân cũng được học các thay thế các cảm xúc buồn bã, chán nản bằng những suy nghĩ vui vẻ, lạc quan. Khi các hành vi nhận thực tích cực được thực hiện mỗi ngày sẽ giúp người bệnh thay đổi dần suy nghĩ, cải thiện được sự phản ứng của não bộ và giảm dần những cảm xúc bi quan.
Ngoài ra, đối với những trường hợp trầm cảm nội sinh ở mức độ nặng, các bác sĩ cũng có thể kết hợp trị liệu tâm lý cùng với việc sử dụng thuốc để giúp kiểm soát bệnh hiệu quả hơn.
3. Liệu pháp chống co giật (ECT)
Đối với những trường hợp đã tiến hành áp dụng phương pháp điều trị bằng thuốc và trị liệu tâm lý nhưng không mang lại hiệu quả, các triệu chứng bệnh vẫn chưa được kiểm soát tốt thì các bác sĩ có thể sẽ cân nhắc đến việc sử dụng liệu pháp chống co giật (ECT). Với phương pháp này các chuyên gia sẽ sử dụng những điện cực vào đầu để có thể gửi xung điện lên não bộ, tạo nên các cơn động kinh ngắn.
Thông thường, khi nhắc đến phương pháp chống co giật nhiều người cảm thấy lo sợ bởi nó tác động đến bộ não. Tùy nhiên, liệu pháp này đã được áp dụng trong rất nhiều năm qua và mang lại hiệu quả rất tốt cho những trường hợp bệnh trầm cảm. Với cách này, người bệnh sẽ dần được thay đổi về sự tương tác hóa học ở não bộ, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng trầm cảm nội sinh hiệu quả.
4. Thay đổi lối sống
Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị chuyên khoa như sử dụng thuốc, trị liệu tâm lý, liệu pháp chống co giật thì các bác sĩ cũng khuyên người bệnh nên nhanh chóng thay đổi chế độ sinh hoạt để giúp bệnh tình được phục hồi tốt hơn. Xây dựng một lối sống lành mạnh cũng góp phần giúp cho sức khỏe được nâng cao, ngăn chặn các tác nhân xấu, cải thiện tâm trạng, cân bằng cảm xúc.
Người bệnh trầm cảm nội sinh nên chú ý thực hiện một số điều sau đây để giúp cho các triệu chứng bệnh trầm cảm nội sinh được kiểm soát tốt hơn.
- Hoạt động ngoài trời: Người bệnh nên rèn luyện thói quen đi dạo phố, đạp xe đạp, chạy bộ ngoài trời,…để hạn chế việc ở trong nhà. Việc đi ra ngoài sẽ giúp cho bệnh nhân được hít thở không khí trong lành, tiếp xúc với ánh sáng để tinh thần được tốt hơn.
- Rèn luyện thể chất: Sức khỏe thể chất cũng đóng vai trò quan trọng đối với việc phục hồi tình trạng trầm cảm. Người bệnh nên thường xuyên vận động, nâng cao sức đề kháng bằng các bài tập đơn giản. Mỗi ngày nên dành ra khoảng 30 phút để chạy bộ, yoga, thiền, đạp xe đạp, bơi lội,…
- Ngủ đủ giấc: Những đối tượng bị trầm cảm thường xuyên rơi vào trạng thái khó ngủ. Do đó, việc thay đổi thói quen ngủ cũng giúp cho bệnh được cải thiện tốt hơn. Bệnh nhân nên ngủ ít nhất 6 tiếng mỗi ngày, tốt nhất nên tập trung giấc ngủ vào buổi tối, tránh ngủ ngày quá nhiều. Lựa chọn không gian ngủ thoáng mát, dễ chịu, yên tĩnh.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Một chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất sẽ giúp cho các triệu chứng bệnh được thuyên giảm đáng kể. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên hạn chế ăn quá nhiều các thực phẩm béo, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, thức ăn đóng hộp, các gia vị cay nóng,…
- Không uống bia rượu, chất kích thích: Rượu bia cũng là một trong các yếu tố có khả năng làm gia tăng các triệu chứng trầm cảm nội sinh. Vì thế bệnh nhân tuyệt đối không được uống bia rượu, hút thuốc, sử dụng các chất kích thích để tránh làm bệnh trở nặng.
Những thông tin của bài viết trên đây đã giúp bạn đọc hiểu thêm về căn bệnh trầm cảm nội sinh. Khi nhận thấy các triệu chứng của bệnh lý này, bạn nên nhanh chóng tìm đến những cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và chẩn đoán chính xác hơn.
Có thể bạn quan tâm
- Trầm cảm tuổi học đường: Căn bệnh đáng báo động hiện nay
- Trầm cảm ở trẻ em: Nguyên nhân, biểu hiện và hướng điều trị
- Các giai đoạn tiến triển của bệnh trầm cảm bạn nên lưu ý
- Cẩn trọng với chứng trầm cảm sau khi chia tay và cách vượt qua
Như phương pháp thứ 2 không dùng thuốc liệu có thể chữa bệnh được triệt để không
Tôi cũng phân vân như bạn
Ở công ty mình, có chị đồng nghiệp bị trầm cảm sau sinh, mới điều trị khỏi ở NHC đó. Các bạn có thể lên google searh “trị liệu trầm cảm sau sinh tại trung tâm NHC” để tham khảo thêm thông tin
Tôi đã từng đi cùng người nhà đến đây tham ván cho bệnh tình của cháu, tôi thấy nhân viên ở đây nhiệt tình, chuyên gia có kinh nghiệm và tận tâm. Hiện cháu tôi đang trị liệu đến buổi thứ 2 và gia đình cháu cũng nhìn thấy hiệu quả tích cực
Tôi từng đọc một bài báo nói về phương pháp trị liệu tâm lý của Trung tâm NHC có thể chữa mất ngủ mà không cần dùng thuốc. Tôi muốn tham khảo ở đây đã có ai điều trị khỏi mất ngủ bằng phương pháp này mà khỏi chưa. Mẹ tôi mất ngủ nhiều năm rồi, đã sử dụng thuốc trong một thời gian dài nhưng sau thấy cơ thể phụ thuộc vào thuốc quá nhiều, lại có các tác dụng phụ nữa nên mẹ tôi sợ thuốc, không muốn sử dụng nữa
Bạn inbox Trung tâm đặt lịch tham vấn thử xem fb.com/tamlytrilieunhc
Trường hợp của bạn rất giống với mẹ chồng mình. Trong 3 tháng liên tiếp mất ngủ, ngày nào cũng phải dùng thuốc. Mẹ cũng bảo là mẹ sợ uống thuốc lâu ngày nó lại ra bệnh khác. Nên chúng tôi có thử một số phương pháp dân gian như dùng hạt sen, tâm sen, tam thất, lạc tiên… nhưng không hiệu quả vì vấn đề thực sự nằm trong tâm trí của bà, bà suy nghĩ quá nhiều về một chuyện buồn trước đó nên bà bị mất ngủ. Sau mình tình cờ đọc được bài viết trên báo về phương pháp trị liệu tâm lý. Mình đã thử đưa mẹ đến để tham vấn, sau đó quyết định sử dụng dịch vụ. Sau buổi đầu, gia đình cũng nghĩ ngờ về phương pháp này và hỏi ý kiến bà, bà vẫn muốn tham gia. Sau khoảng 3-4 buổi trị liệu, bà đã có giấc ngủ sâu hơn, khả năng tự ngủ cũng tốt hơn. Hiện tại mẹ chồng mình không chỉ ngủ tốt mà bà còn vui vẻ và hoạt bát hơn. Mình nghĩ là bạn nên thử cho bà đến tham vấn xem
Ông bạn tôi làm chủ một doanh nghiệp, trước đây điều hành công ty khá tốt, giờ công ty vẫn hoạt động nhưng không được tốt như ngày xưa. Công việc ở công ty chủ yếu giao cho PGĐ xử lý còn bạn tôi thường nghĩ ra các dự án làm giàu nhưng mình thấy nó khá hoang đường. Nghĩ ra xong làm được mấy ngày lại chuyển sang dự án khác. Bạn tôi khá tự tin vào khả năng, luôn nghĩ mình có thể giúp đỡ rất nhiều người kiếm tiền (nhưng kỳ thực chưa thực hiện được gì), tâm hồn khá bay bổng, nhưng cũng rất dễ cáu gắt, bực bội. Tình trạng này là liệu có phải hội chứng hưng cảm không, trạng thái của nó trái ngược với hội chứng trầm cảm phải không
Cái này chắc nhờ các chuyên gia tư vấn mới chắc được, mình thấy trường hợp trầm cảm dễ nhận diện hơn hội chứng hưng cảm
Trường hợp bạn đưa ra mình thấy chưa rõ ràng lắm, bạn thử gọi hotline Trung tâm NHC hỏi xem, họ có kiến thức, chuyên môn, sẽ nhận diện bệnh tốt hơn
Chào trung tâm..e hay suy nghĩ lung tung.. rồi vô tình tạo cho mình những căng thẳng và rất mệt mỏi.. cảm giác bồn chồn.. rất khó chịu..a chị có cách gì ko hãy tu van giúp e.
Chào bạn, tâm lý bất ổn lâu ngày có thể ảnh hưởng đến công việc, học tập, các mối quan hệ xung quanh và sức khỏe của bạn. Bạn nên suy nghĩ và hành động tích cực để cải thiện tâm lý nhé. Nếu tình trạng này đã kéo dài lâu rồi hoặc không thuyên giảm, bạn nên đi kiểm tra sớm để có biện pháp can thiệp sớm nhé. Nếu bạn cần tư vấn rõ hơn về tình trạng của mình, bạn có thể liên hệ với trung tâm qua hotline hoặc inbox fanpage:
Cơ sở Hà Nội: Số 11 ngõ 83 Trần Duy Hưng – Trung Hòa – Cầu Giấy
Điện thoại: 096 589 8008 Hoặc (024) 2216 8008
Cơ sở TP Hồ Chí Minh: Số 18 Phan Chu Trinh nối dài, Phường 13, Quận Bình Thạnh
Điện thoại: 096 299 8008 Hoặc (028) 2201 2555
Facebook: fb.com/tamlytrilieunhc
Dạ anh chị check inbox fanpage dùm e nhé
Chào a/c cho e hỏi trường hợp của anh trai em. Bây giờ anh cứ như người vô thức luôn cảm giác lo âu hoảng sợ, mới đi khám ở viện về và cho thuốc uống được vài ngày . Bây h có dùng phương pháp trị liệu được không, vì e thấy uống thuốc vào người cứ đờ đẫn
Chào bạn, Trung tâm NHC Việt Nam đang áp dụng phương pháp trị liệu tâm lý để chữa lành các vấn đề về tâm bệnh mà không dùng thuốc, không can thiệp vào cơ thể. Bạn có thể để lại số điện thoại hoặc gọi điện đến hotline của Trung tâm, inbox fanpage, Trung tâm sẽ tư vấn chi tiết hơn cho bạn nhé.
Cơ sở Hà Nội: Số 11 ngõ 83 Trần Duy Hưng – Trung Hòa – Cầu Giấy
Điện thoại: 096 589 8008 Hoặc (024) 2216 8008
Cơ sở TP Hồ Chí Minh: Số 18 Phan Chu Trinh nối dài, Phường 13, Quận Bình Thạnh
Điện thoại: 096 299 8008 Hoặc (028) 2201 2555
Facebook fb.com/tamlytrilieunhc
Phương pháp tâm lý trị liệu mà Trung tâm nói đến có điều trị rối loạn giấc ngủ được không ạ? Con tôi bị rối loạn giấc ngủ lâu rồi, uống thuốc không thấy đỡ, cháu không thể ngủ được một mình, phải ngủ với người lớn hơn mới ngủ được. Nhờ trung tâm tư vấn giúp?
Chào bạn, phương pháp trị liệu tâm lý mà Trung tâm đang áp dụng đã giúp rất nhiều khách hàng có thể ngủ ngon, ngủ sâu giấc một cách tự nhiên rồi. Bạn có thể để lại số điện thoại hoặc liên hệ với trung tâm qua hotline, inbox fanpage để Trung tâm hỗ trợ chi tiết hơn nhé.
Cơ sở Hà Nội: Số 11 ngõ 83 Trần Duy Hưng – Trung Hòa – Cầu Giấy
Điện thoại: 096 589 8008 Hoặc (024) 2216 8008
Cơ sở TP Hồ Chí Minh: Số 18 Phan Chu Trinh nối dài, Phường 13, Quận Bình Thạnh
Điện thoại: 096 299 8008 Hoặc (028) 2201 2555
Facebook fb.com/tamlytrilieunhc
Cho tôi hỏi, mất ngủ mà điều trị bằng phương pháp này thì mất bao lâu, chi phí thế nào? tôi muốn hỏi cho mẹ tôi, năm nay 55 tuổi
Chào bạn, thời gian và chi phí trị liệu phụ thuộc vào tình trạng của khách hàng. Một liệu trình cơ bản của trung tâm là 7 buổi, diễn ra trong vòng 21 ngày. Bạn có thể để lại số điện thoại hoặc liên hệ với trung tâm qua hotline, inbox fanpage để Trung tâm hỗ trợ chi tiết hơn về trường hợp của mẹ bạn nhé.
Cơ sở Hà Nội: Số 11 ngõ 83 Trần Duy Hưng – Trung Hòa – Cầu Giấy
Điện thoại: 096 589 8008 Hoặc (024) 2216 8008
Cơ sở TP Hồ Chí Minh: Số 18 Phan Chu Trinh nối dài, Phường 13, Quận Bình Thạnh
Điện thoại: 096 299 8008 Hoặc (028) 2201 2555
Facebook fb.com/tamlytrilieunhc
Cho e hỏi cái là thường thì bệnh trầm cảm ở độ tuổi bao nhiêu ah. Và chứng bệnh có tái phát không ạ
Chào bạn, trầm cảm là vấn đề tâm lý. Nguyên nhân đến từ các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày: áp lực, bất hòa mối quan hệ, trải nghiệm xấu trong cuộc sống , mâu thuẫn…. nên không có giới hạn cho bất kì độ tuổi nào bạn nhé. Việc tái phát hay không còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố môi trường sống nữa bạn nhé.
Bạn có thể để lại số điện thoại hoặc liên hệ với trung tâm qua hotline, inbox fanpage để Trung tâm hỗ trợ chi tiết hơn nhé.
Cơ sở Hà Nội: Số 11 ngõ 83 Trần Duy Hưng – Trung Hòa – Cầu Giấy
Điện thoại: 096 589 8008 Hoặc (024) 2216 8008
Cơ sở TP Hồ Chí Minh: Số 18 Phan Chu Trinh nối dài, Phường 13, Quận Bình Thạnh
Điện thoại: 096 299 8008 Hoặc (028) 2201 2555
Facebook fb.com/tamlytrilieunhc
Trầm cảm sau sinh điều trị bằng phương pháp trị liệu tâm lý có cần uống thuốc không? Chị tôi đang cho con bú, ko muốn làm ảnh hưởng đến bé
Phương pháp này không cần uống thuốc đâu bạn, chị chồng nhà mình từng trị liệu ở đây rồi
Hiệu quả thế nào hả bạn
Hai buổi đầu chị mình thấy hiệu quả hơi chậm, nhưng sau thấy hiệu quả rõ rệt hơn, hiện tại chị mình khỏi hẳn rồi, trước chị mình nặng lắm, còn nghĩ đến tự tử rồi cơ
vậy à, chị mình cũng rầu lắm, cảm ơn bạn đã chia sẻ nhé
Chào bạn, phương pháp trị liệu tâm lý mà Trung tâm đang áp dụng không cần sử dụng thuốc cũng như không can thiệp vào cơ thể nên không ảnh hưởng gì đến chất lượng sữa mẹ cả, bạn yên tâm nhé. Bạn có thể để lại số điện thoại hoặc liên hệ với trung tâm qua hotline, inbox fanpage để Trung tâm hỗ trợ chi tiết hơn nhé.
Cơ sở Hà Nội: Số 11 ngõ 83 Trần Duy Hưng – Trung Hòa – Cầu Giấy
Điện thoại: 096 589 8008 Hoặc (024) 2216 8008
Cơ sở TP Hồ Chí Minh: Số 18 Phan Chu Trinh nối dài, Phường 13, Quận Bình Thạnh
Điện thoại: 096 299 8008 Hoặc (028) 2201 2555
Facebook fb.com/tamlytrilieunhc
Trung tâm mình ơi đâu vậy ak, E đang gặp một số vấn đề. Triệu trứng e gặp phải giống với biểu hiện trầm cảm. E muốn được hỗ trợ tư vấn ak
Chào bạn, hiện nay trung tâm có 2 cơ sở ở Hà Nội và Hồ Chí Minh. Mời bạn qua cơ sở gần nhất để được các Chuyên gia Tâm lý tham vấn trực tiếp nhé.
Cơ sở Hà Nội: Số 11 ngõ 83 Trần Duy Hưng – Trung Hòa – Cầu Giấy
Điện thoại: 096 589 8008 Hoặc (024) 2216 8008
Cơ sở TP Hồ Chí Minh: Số 18 Phan Chu Trinh nối dài, Phường 13, Quận Bình Thạnh
Điện thoại: 096 299 8008 Hoặc (028) 2201 2555
Facebook fb.com/tamlytrilieunhc
🙁 em ở tận tây ninh cơ ak
Bạn có thể gọi điện cho Trung tâm, gửi tin nhắn tới fanpage của Trung tâm để được các Chuyên gia tâm lý hỗ trợ từ xa trước nhé.
Trị liệu tâm lý có xử lý được rối loạn lo âu không, cháu tôi bị rối loạn lo âu, không làm chủ được bản thân trước đám đông, hồi hộp lo lắng sợ hãi, cảm xúc trào cử, cứ như bị gì chèn ngang cổ họng không nói được, sau mỗi lần như thế, cháu cảm thấy cơ thể mất hết năng lượng, mệt mỏi phờ phạc…. cháu tôi là nam, năm nay 29 tuổi
Chào bạn, Trung tâm NHC Việt Nam đã áp dụng phương pháp trị liệu tâm lý để chữa lành các vấn đề về tâm lý như rối loạn cảm xúc, rối loạn lo âu, trầm cảm… cho nhiều khách hàng rồi bạn nhé. Bạn có thể để lại số điện thoại hoặc gọi điện đến hotline của Trung tâm, inbox fanpage, Trung tâm sẽ tư vấn chi tiết hơn cho bạn nhé.
Cơ sở Hà Nội: Số 11 ngõ 83 Trần Duy Hưng – Trung Hòa – Cầu Giấy
Điện thoại: 096 589 8008 Hoặc (024) 2216 8008
Cơ sở TP Hồ Chí Minh: Số 18 Phan Chu Trinh nối dài, Phường 13, Quận Bình Thạnh
Điện thoại: 096 299 8008 Hoặc (028) 2201 2555
Facebook fb.com/tamlytrilieunhc
Bác tôi đã từng cho con điều trị rối loạn lo âu ở đây, giờ cháu đã ổn định để đi học trở lại rồi
Vậy hả, tôi cám ơn
Phương pháp trị liệu tâm lý có cơ sở khoa học gì không?
Chào bạn, trị liệu tâm lý tại Trung tâm NHC Việt Nam áp dụng cơ sở Khoa học từ Lập trình ngôn ngữ tư duy NLP (Hoa Kỳ). Tất cả các Chuyên gia tâm lý tại Trung tâm đều đã có Chứng chỉ Master Coach NLP – bậc thầy thực hành và chuyên gia trị liệu ứng dụng NLP – chứng nhận bởi Uỷ ban NLP Hoa Kỳ và Đại Học NLP bạn nhé
Tôi có xem qua thông tin trên web, thấy trung tâm có thể điều trị vấn đề mất ngủ ở người già phải không
Hiện nay Trung tâm đã giúp rất nhiều khách hàng bị mất ngủ (do vấn đề tâm lý gây ra) có thể ngủ ngon và sâu giấc một cách tự nhiên rồi bạn nhé.
Bạn có thể để lại số điện thoại hoặc gọi điện đến hotline của Trung tâm, inbox fanpage, Trung tâm sẽ tư vấn chi tiết hơn cho bạn nhé.
Cơ sở Hà Nội: Số 11 ngõ 83 Trần Duy Hưng – Trung Hòa – Cầu Giấy
Điện thoại: 096 589 8008 Hoặc (024) 2216 8008
Cơ sở TP Hồ Chí Minh: Số 18 Phan Chu Trinh nối dài, Phường 13, Quận Bình Thạnh
Điện thoại: 096 299 8008 Hoặc (028) 2201 2555
Facebook fb.com/tamlytrilieunhc
Cám ơn, hiện tôi đang đi công tác, khi nào về tôi sẽ liên hệ và đưa mẹ qua tham vấn
trầm cảm cũng có nhiều biến thể nhỉ
mình biết thêm 2 biến thể là trầm cảm theo mùa và trầm cảm ngoại sinh nữa
trầm cảm theo mùa là cứ đến mùa nào đó là bị á hả
đúng rồi, cũng kiểu đấy, chính xác hơn là cứ đến một khoảng thời gian nhất định sẽ bị bạn ạ
dạng trầm cảm này hay nhỉ, mình không biết luôn, thế này biết đằng nào mà chữa
dạng này thường chỉ phát hiện sau 2 năm thôi, vì trước lúc đấy mà bị xong hết người ta tưởng là khỏi rồi, đến năm sau bị ai nhạy cảm thì mới để ý được chứ bình thường cũng chả ai quan tâm mấy nên nếu phát hiện ra cũng nặng rồi
nhiều như covid vậy
thế mới khó phát hiện ra bác ạ
cháu tôi luôn lảng tránh việc gặp mặt người ngoài và không thích đi chơi, ngay cả trong gia đình cũng vậy, rất ít nói, thường lầm lì và tâm trạng rất buồn, điều này có nghĩa là cháu tôi bị trầm cảm đúng không mọi người
cũng có thể, trầm cảm cũng hay vậy ít nói, ít tiếp xúc với người khác
có khóc lóc hay tự nhốt mình không chị
không tự nhốt nhưng thỉnh thoảng có khóc em ạ
hay có điều gì tiêu cực khó nói chăng
chị hỏi rồi mà cháu không nói gì, có hôm hỏi mãi không được tôi cáu tôi quát thì nó khóc rồi chạy vào wc đóng cửa làm chị sợ quá
khéo khi lại từ phía anh chị cũng nên ý,chị nghĩ xem có làm điều gì tiêu cực đến cháu chị không
nếu xảy ra tình trạng này một thời gian lâu rồi thì có khi là trầm cảm thật đấy
cũng khoảng hơn năm nay rồi, chính xác từ đợt dịch ý
giờ dịch dã trẻ con nhiều đứa bất ổn tâm lý lắm, nên thử đưa đi khám xem, chỗ bệnh viên nhi ý
em tính khám ở trung tâm này nhưng trước khi khám hỏi kinh nghiệm mọi người xem có giúp gì được không thôi
thôi khám đi cho yên tâm, vấn đề tâm lý chữa chắc lâu đấy
trầm cảm rồi chị ơi
Chào bạn, dựa vào dấu hiệu bạn cung cấp Trung tâm chưa thể kết luận được điều gì và cần thông tin thêm mới có thể đưa ra câu trả lời cho bạn. Để hỗ trợ bạn tốt nhất, bạn có thể để lại số điện thoại hoặc liên hệ tới hotline của Trung tâm 096 589 8008 bạn nhé
tram cam dieu tri trong bao lau vạy
Chào bạn, thời gian trị liệu trầm cảm tùy vào tình trạng của người mắc Trầm cảm nên sẽ không có thời gian chung cụ thể bạn nhé. Để hỗ trợ bạn tốt nhất, bạn có thể để lại số điện thoại hoặc liên hệ tới hotline của Trung tâm 096 589 8008 bạn nhé
trầm cảm khó chịu lắm, tôi không mắc trầm cảm nhưng chăm người trầm cảm thôi cũng đã thấy mệt mỏi lắm rồi
kiểu mình thi lo lấy lo để, còn người trầm cảm thì cứ dửng dưng không cần
con tôi trước bị trầm cảm, tôi lúc nào cũng phải kè kè bên cạnh, sợ cháu làm điều gì dại dột, rồi nói chuyện thì không nói, đưa đồ ăn thì hất đổ rồi sinh thêm bệnh tật gọi bác sĩ đủ thứ, ảnh hưởng nhiều lắm
khó chịu thật, chạy theo chăm thôi cũng hết hơi
hôm nọ xem vtv thấy trung tâm này nói về trầm cảm hay đấy
bác xem ở đâu đấy
em vào gg tìm bài viết “Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam đồng hành cùng VTV2 trong chuyên đề Trầm cảm” mà xem