Trầm cảm và tự kỷ: Sự khác biệt & tìm hiểu mối liên hệ
Trầm cảm vs tự kỷ là hai loại bệnh lý gây nguy hiểm tới sức khỏe, tương lai sau này và cả tính mạng con người. Chúng có rất nhiều những biểu hiện giống nhau nhưng lại có phương pháp điều trị hoàn toàn khác biệt. Dưới đây sẽ là những so sánh cụ thể từ A – Z để giúp mọi người hiểu rõ hơn và phân biệt được hai loại bệnh lý này.
Cách phân biệt trầm cảm và tự kỷ
Trầm cảm và tự kỷ đều là hai hội chứng nguy hiểm và gây ra những bất ổn về tâm trí, sự phát triển và hoạt động của não bộ, đồng thời gây nguy hiểm đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của nhiều người. Tuy nhiên, chúng vẫn có nhiều đặc điểm riêng biệt và cần phải phân biệt rõ ràng khi muốn điều trị dứt điểm, hiệu quả.
Trầm cảm và tự kỷ là gì?
Phân biệt định nghĩa trầm cảm và tự kỷ:
Bệnh lý Trầm cảm – chứng bệnh gây rối loạn tâm thần đem đến cho con người những cảm xúc tiêu cực như: buồn chán, tuyệt vọng, cô độc, ám ảnh và thậm chí là muốn tự sát,… Đây được xem là bệnh lý phổ biến đứng thứ 2 trên toàn cầu. | Còn tự kỷ không phải là một bệnh lý, đây là hội chứng gây nên sự rối loạn, bất ổn trong hệ thần kinh não bộ và gây ra sự rối loạn phát triển thông thường của trẻ nhỏ. |
Độ tuổi mắc bệnh trầm cảm và tự kỷ
Sự khác biệt của trầm cảm và tự kỷ về độ tuổi mắc bệnh:
Bệnh trầm cảm không phân biệt lứa tuổi, giới tính hay địa vị xã hội. Bất cứ ai trong cuộc sống cũng đều có thể rơi vào tình trạng này nếu không biết cách cân bằng cảm xúc và nhận được tình yêu thương. | Còn hội chứng tự kỷ thì khác, đa phần sẽ xuất hiện trong độ tuổi dưới 12 tháng hoặc từ sau khi các đứa trẻ tròn 3 tuổi. Đây là một dạng bệnh lý ở trẻ và có thể sẽ kéo dài và có thể thuyên giảm hoặc kéo dài vĩnh viễn. |
Dấu hiệu của trầm cảm và tự kỷ
Bệnh trầm cảm và hội chứng tự kỷ sẽ có những dấu hiệu nhận biết và mức độ của triệu chứng rất khác nhau chứ không hề tương tự như những gì người ta vẫn nghĩ về chúng. Cụ thể sự khác biệt trong dấu hiệu của bệnh trầm cảm và tự kỷ như sau:
Dấu hiệu trầm cảm | Dấu hiệu tự kỷ | |
Dấu hiệu trong tâm lý | Luôn cảm thấy bồn chồn, chán nản, trống rỗng, cảm giác mệt mỏi, không muốn quan tâm đến bất kỳ điều gì xung quanh; cảm giác tội lỗi, vô dụng; muốn tự sát và nghĩ đến chết chóc. | Trẻ luôn muốn sống khép kín, không muốn quan tâm đến mọi thứ xung quanh; tránh giao tiếp bằng mắt và ngôn ngữ kể cả với bố mẹ; trẻ rụt rè, nhút nhát và không thích nơi đông người hoặc có người lạ. |
Dấu hiệu hành vi | Mất đi sở thích với những hoạt động thường ngày, lười vận động và không muốn làm bất kỳ công việc gì. | Các hoạt động, hành vi bị lặp đi lặp lại, không có mục đích rõ ràng, không biết cầm nắm đồ vật, thích nhìn chăm chú vào một vật hay xem chương trình tivi trong nhiều giờ đồng hồ. Thậm chí một số trẻ tự kỷ sẽ thích đập đầu vào tường và tự làm hại bản thân. |
Dấu hiệu về nhận thức, tư duy | Người mắc chứng trầm cảm sẽ bị suy giảm trí nhớ, khó đưa ra quyết định và dần dần mất đi nhận thức. | Trẻ tự kỷ sẽ chậm phát triển ngôn ngữ, phản ứng kém và chậm tiếp thu |
Nguyên nhân gây bệnh trầm cảm và tự kỷ
Tự kỷ là bệnh lý có thể sẽ xuất hiện một cách bẩm sinh còn trầm cảm thì không, người mắc bệnh trầm cảm đa phần là do gặp phải nhiều tác động mạnh tâm lý và áp lực đời sống, sự kiện gây sang chấn tâm lý.
Cả hai loại bệnh lý này đều chưa thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh cụ thể và còn để lại nhiều tranh cãi trong quá trình nghiên cứu. Với hội chứng tự kỷ, người bệnh thường sẽ mắc phải do những yếu tố sau đây:
- Di truyền gen
- Người mẹ trong thời gian thai kỳ gặp phải nhiều áp lực, căng thẳng hoặc sống trong môi trường ô nhiễm, tiếp xúc với hóa chất.
- Trong thời gian mang thai, mẹ bầu sử dụng các loại thuốc an thần, thuốc ngủ, thuốc chống trầm cảm,…
>>> Xem thêm: Trầm cảm sau sinh và biến chứng nguy hiểm ít ai ngờ
Cách điều trị trầm cảm và tự kỷ
Phương pháp điều trị bệnh trầm cảm vs hội chứng tự kỷ là hai quá trình hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên hai loại bệnh lý này đều có một đặc điểm chung đó là rất khó để hồi phục hoàn toàn và xử lý triệt để nguồn gốc bệnh lý.
Điều trị bệnh trầm cảm nếu ở mức độ nhẹ và được phát hiện sớm thì cơ hội hồi phục khá cao. Nhưng vì dấu hiệu bệnh lý của người mắc chứng trầm cảm nhẹ, trong thười gian đầu sẽ không có biểu hiện rõ rệt nên sẽ rất khó để nhận thấy. Khi được can thiệp chữa trị, người bệnh có thể sẽ được áp dụng nhiều phương pháp khác nhau như:
- Thay đổi lối sống, chế độ ăn uống khoa học
- Chăm chỉ hoạt động thể chất và tham gia các cuộc vui chơi, giải trí mang tính tập thể
- Trị liệu tâm lý hoặc chia sẻ phiền muộn với người thân yêu xung quanh.
- Sử dụng thuốc và kết hợp tâm lý trị liệu để giải tỏa căng thẳng.
Còn đối với việc điều trị cho trẻ tự kỷ thì lại là một hành trình gian nan và đầy khó khăn. Đây là bệnh lý không thể chữa khỏi hoàn toàn dù ở mức độ nào nhưng nếu kiên trì và được tập phục hồi chức năng một cách phù hợp thì trẻ vẫn có thể phát triển tốt hơn và hòa nhập cộng đồng.
Bệnh trầm cảm có phổ biến hơn ở người tự kỷ không?
Nhiều nghiên cứu cho thấy những người tự kỷ có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn so với những người không mắc chứng tự kỷ.
Một phân tích được tổng hợp vào năm 2019 đã chỉ ra rằng, những người tự kỷ có nguy cơ bị trầm cảm cao gấp bốn lần so với những người không tự kỷ. Khoảng 40% người lớn tự kỷ và 8% trẻ em, thanh thiếu niên tự kỷ đã từng bị trầm cảm.
Có thể xảy ra trường hợp người tự kỷ bị nhầm là trầm cảm và ngược lại, vì cả hai có một số đặc điểm chung, bao gồm:
- Gặp khó khăn trong việc tập trung
- Khuôn mặt và giọng nói trung tính hoặc “vô cảm”
- Thiếu hứng thú trong việc giao tiếp xã hội
- Gặp các vấn đề về giấc ngủ
Tuy nhiên, các triệu chứng giống nhau này không thể giải thích hoàn toàn lý do tại sao bệnh trầm cảm lại phổ biến hơn ở những người tự kỷ. Có thể có các yếu tố khác đang tác động đến điều này.
Hội chứng trầm cảm ở người tự kỷ là như thế nào?
Hiện nay, thế giới đã ghi nhận rất nhiều trường hợp người tự kỷ sẽ mắc thêm hội chứng trầm cảm và điều này rất khó nhận biết, chuẩn đoán tình trạng vì các triệu chứng khá giống nhau.
Cùng với đó, người tự kỷ đa phần ở độ tuổi khá nhỏ và mất khả năng ngôn ngữ nên việc khám và điều trị còn gặp nhiều hạn chế. Theo những thống kê của các ca bệnh, người mắc chứng trầm cảm trên nền tự kỷ thường có xu hướng muốn tự sát rất cao.
Tự kỷ ảnh hưởng đến trầm cảm như thế nào?
Hiện vẫn chưa rõ lý do tại sao người tự kỷ lại có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn. Một số yếu tố nguy cơ làm tăng tình trạng này có thể là:
- Sự phân biệt đối xử: Nghiên cứu cho thấy trẻ em tự kỷ có nguy cơ bị bắt nạt cao hơn. Bắt nạt có thể dẫn đến các vấn đề tâm lý kéo dài suốt đời, bao gồm cả trầm cảm. Tương tự, người lớn cũng có thể phải đối mặt với sự phân biệt do xã hội chưa chấp nhận chứng tự kỷ. Và sự kỳ thị xã hội gây ra căng thẳng, có thể góp phần làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh lý tâm thần ở người tự kỷ.
- Thiên kiến xác nhận: Một nghiên cứu vào năm 2020 ở người lớn bị tự kỷ và trầm cảm đã chỉ ra rằng, cả hai nhóm đều có xu hướng thiên kiến xác nhận. Các nhà nghiên cứu cho rằng suy nghĩ lặp đi lặp lại có thể giải thích tại sao người tự kỷ có nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn. Suy nghĩ lặp đi lặp lại là xu hướng suy nghĩ và ám ảnh về một số ý tưởng nhất định. Việc suy nghĩ tiêu cực liên tục là một yếu tố nguy cơ dẫn đến trầm cảm. Nói cách khác, suy nghĩ lặp đi lặp lại và xu hướng thiên kiến xác nhận đối với những yếu tố tiêu cực đều là các đặc điểm chung của ASD và cũng là yếu tố nguy cơ của trầm cảm.
- Mất khả năng diễn đạt cảm xúc: Một đặc điểm khác phổ biến trong tự kỷ là chứng “mất khả năng diễn đạt cảm xúc” (alexithymia). Nó khiến người tự kỷ gặp khó khăn trong việc nhận diện và mô tả cảm xúc của bản thân. Một số nghiên cứu cho thấy chứng mất khả năng diễn đạt cảm xúc có thể làm tăng nguy cơ phát triển trầm cảm. Ngoài ra, cũng có nhiều nghiên cứu cho thấy sự trùng lặp đáng kể giữa người tự kỷ và người mắc chứng mất khả năng diễn đạt cảm xúc.
Trầm cảm và tự kỷ là hai loại bệnh lý về tâm thần khác biệt về nguồn gốc bệnh lý và cách chăm sóc, điều trị. Nhưng cũng có mối liên hệ với nhau, đồng thời, cũng chính vì độ phức tạp và sự giới hạn trong giao tiếp của chứng trầm cảm và tự kỷ nên buộc gia đình (hoặc người trực tiếp chăm sóc) bệnh nhân phải tìm hiểu thật tốt các thông tin liên quan; cùng với đó là sự quan tâm sát sao để nhanh chóng nhận ra những điều bất ổn thường ngày.
Có thể bạn quan tâm
- Tự kỷ có nguy hiểm không? Có chữa khỏi được không?
- Trầm cảm trong công việc: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách vượt qua
Nguồn: https://www.healthline.com/health/autism/autism-and-depression
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!