Trầm cảm trong công việc: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách vượt qua
Áp lực nặng nề trong môi trường làm việc kéo dài có thể gây trầm cảm trong công việc. Đặc biệt là trong giai đoạn cận Tết, áp lực, chán nản, và sự lo âu tăng cao gây ảnh hưởng đến tinh thần mọi người. Đây là yếu tố thuận lợi khiến trầm cảm dễ kích phát hơn.
Nguyên nhân gây trầm cảm trong công việc
Trầm cảm trong môi trường công việc là một vấn đề ngày càng được quan tâm. Nguyên nhân là do trầm cảm không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân, mà còn tác động tiêu cực đến môi trường làm việc chung.
Trầm cảm trong công việc có thể kích phát do những yếu tố sau:
1. Áp lực công việc
Áp lực công việc là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra trầm cảm. Việc đối mặt với khối lượng công việc khổng lồ, và kỳ vọng cao từ cấp trên khiến người lao động căng thẳng.
Hàng ngày, họ phải xử lý lượng công việc quá tải, thậm chí là không thuộc chức trách của mình. Họ phải làm tăng ca, thức đêm nhiều, và không có thời gian nghỉ ngơi.
Đặc thù của một số ngành là thời gian làm việc không cụ thể, hoặc phải xử lý công việc 24/7. Những người làm ngành này cũng sẽ chịu nhiều áp lực công việc hơn.
Tình trạng kéo dài khiến người lao động mệt mỏi cả về thể chất lẫn tinh thần. Nhân viên có thể bắt đầu mất ngủ và cảm thấy kiệt sức. Những yếu tố này góp phần kích phát trầm cảm trong công việc
2. Môi trường làm việc tiêu cực
Môi trường làm việc tác động rất mạnh lên cảm xúc và tâm lý của nhân viên. Chính vì thế, môi trường làm việc tiêu cực sẽ dễ gây căng thẳng dẫn đến trầm cảm.
Người đi làm có thể phải đối mặt với sự bất công, hoặc thái độ không tôn trọng từ phía đồng nghiệp và cấp trên. Họ không được kết nối và hỗ trợ trong công việc, dẫn đến hiệu suất làm việc thấp.
Môi trường tiêu cực, cạnh tranh không lành mạnh khiến nhân viên mệt mỏi, bất lực. Họ cảm thấy mình không được đánh giá cao, hoặc không thuộc về công ty.
Khi một người cảm thấy bị cô lập, họ có thể bắt đầu phát triển các triệu chứng trầm cảm trong công việc. Họ cảm thấy mệt mỏi, chán nản, và căng thẳng mãn tính.
3. Mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống
Sự mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống cũng có thể kích phát trầm cảm trong công việc. Khi làm việc quá sức, chúng ta hoàn toàn không có thời gian nghỉ ngơi
Chúng ta cũng không còn quan tâm đến gia đình, bạn bè, và sở thích cá nhân. Khi không có người tâm sự, hoặc không có hoạt động giải trí, người lao động rất dễ suy nhược và kiệt sức.
Sự kiệt sức này không chỉ là về mặt thể chất, mà còn ảnh hưởng đến tinh thần. Khi cơ thể không thể phục hồi và tái tạo năng lượng, căng thẳng và áp lực sẹ tăng cao tạo điều kiện cho trầm cảm phát triển.
Ngoài ra, việc mất kết nối với gia đình, bạn bẻ còn làm tăng cảm giác cô đơn và tách biệt. Tất cả những yếu tố này đều góp phần gây trầm cảm, cũng như hội chứng burnout.
4. Tâm lý chán nản trước kỳ nghỉ
Tâm lý chán nản trước kỳ nghỉ, đặc biệt là giai đoạn cận Tết, cũng có thể gây trầm cảm. Đây là khoảng thời gian chúng ta không có động lực làm việc, nhưng lượng công việc lại khá nhiều.
Sự chán nản có thể xuất phát từ tâm lý muốn nghỉ ngơi, hoặc cảm thấy không đủ thời gian đáp ứng công việc. Đồng thời, nhiều người phải đối mặt với áp lực “nghĩa vụ” trong mùa Tết.
Dịp Tết cũng thường đi kèm với việc đánh giá công việc trong năm. Nhân viên sẽ có áp lực tâm lý về việc họ đã đạt được gì trong năm qua. Nếu không đạt mục tiêu, họ dễ cảm giác thất vọng và chán nản.
Ngoài ra, gánh nặng về tài chính trong mùa Tết cũng ảnh hưởng đến tâm lý khi làm việc. Tất cả kết hợp lại tạo ra môi trường thuận lợi cho trầm cảm phát triển.
Xem thêm: Vượt qua rối loạn lo âu công sở với trị liệu tâm lý không dùng thuốc
Dấu hiệu trầm cảm trong công việc thường thấy
Trầm cảm trong công việc có thể biểu hiện qua nhiều dấu hiệu khác nhau. Việc nhận biết những dấu hiệu này là bước đầu tiên quan trọng trong việc hỗ trợ nhân viên.
Dưới đây là một số biểu hiện cụ thể của trầm cảm trong môi trường làm việc:
- Người lao động mất hứng thú, không còn niềm vui trong công việc. Họ thờ ơ, thiếu quan tâm, thiếu nghiêm túc trong các dự án hoặc nhiệm vụ hàng ngày
- Hiệu suất và năng suất làm việc suy giảm rõ rệt so với bình thường
- Khó khăn trong việc tập trung, thường lơ đễnh, quên trước quên sau
- Luôn cảm thấy mệt mỏi hoặc thiếu năng lượng
- Cảm thấy kiệt sức ngay cả khi không làm việc nặng.
- Thay đổi tâm trạng đột ngột, trở nên cáu kỉnh, buồn bã, lo lắng
- Tránh tham gia vào các cuộc họp hoặc hoạt động nhóm, giảm giao tiếp với đồng nghiệp.
- Thể hiện sự lo lắng hoặc căng thẳng thường xuyên, dù là với vấn đề nhỏ
- Thay đổi thói quen ăn uống, ăn quá nhiều hoặc quá ít
- Khó ngủ, mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều nhưng luôn mệt mỏi.
- Nghi ngờ năng lực của bản thân, không hài lòng với công việc
- Nghỉ làm thường xuyên hơn bình thường.
- Trở nên ít nói, khép kín hoặc có thái độ tiêu cực trong giao tiếp.
- Không chú trọng đến trang phục hoặc vệ sinh cá nhân như trước.
- Thường xuyên bày tỏ cảm giác tiêu cực về tương lai.
- Do dự hoặc không chắc chắn khi cần đưa ra quyết định
Tình trạng này càng kéo dài thì sức khỏe tinh thần và thể chất của người lao động càng tồi tệ. Chúng không chỉ làm giảm hiệu suất công việc, mà còn tăng tỷ lệ mắc các rối loạn tâm thần.
Ảnh hưởng tiêu cực của trầm cảm trong công việc
Trầm cảm trong công việc gây suy nhược cả về tinh thần lẫn thể chất. Người lao động gặp khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, ảnh hưởng năng suất và chất lượng công việc.
Tình trạng này kéo dài khiến họ thấy bất lực và mất tự tin vào bản thân. Tâm lý bất ổn khiến họ đưa ra quyết định không chính xác, và có thể gây sai lầm trong công việc.
Ngoài ra, trầm cảm có thể khiến người lao động khó duy trì mối liên kết với đồng nghiệp. Áp lực công việc dẫn đến mệt mỏi, stress, và khiến triệu chứng trầm cảm nghiêm trọng hơn.
Trầm cảm trong công việc còn gây mất ngủ, thay đổi cân nặng, hoặc các vấn đề sức khỏe khác. Kiệt sức và căng thẳng kéo dài làm suy giảm hệ thống miễn dịch.
Trầm cảm có thể đặc biệt nghiêm trọng vào thời điểm áp lực như cận Tết. Người lao động cần hoàn thành công việc trước Tết, cố gắng chạy KPI để đảm bảo lương thưởng cuối năm.
Áp lực về chi phí ăn uống, quà cáp, sắm sửa,… trong dịp Tết khiến người lao động cố gắng nhiều hơn. Những lúc này, họ rất cần có người chia sẻ để giúp giải tỏa áp lực.
Tuy nhiên, trầm cảm khiến họ thiếu gắn kết với gia đình, bạn bè. Cảm giác cô đơn, mệt mỏi có thể thúc đẩy hành vi tự làm hại bản thân, hoặc tự sát do trầm cảm.
Cách vượt qua trầm cảm trong công việc
Trầm cảm trong công việc gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến người lao động. Do đó nếu thấy những dấu hiệu bất ổn, người bệnh nên chủ động đi thăm khám để được giúp đỡ.
1. Tâm lý trị liệu
Điều trị trầm cảm trong công việc bằng tâm lý trị liệu thường là liệu pháp chính. Các chuyên gia sẽ áp dụng liệu pháp hành vi nhận thức để mang đến hiệu qua điều trị tốt nhất.
CBT là phương pháp tâm lý trị liệu tập trung vào việc thay đổi nhận thức và hành vi của người bệnh. Mục tiêu của CBT là giảm bớt các triệu chứng trầm cảm.
Trong CBT, người lao động được hướng dẫn cách nhận diện suy nghĩ tiêu cực dẫn đến trầm cảm. Ví dụ như: suy nghĩ tự ti, cảm giác bất lực, hoặc quan điểm tiêu cực về công việc, và môi trường làm việc.
Sau đó, họ được hướng dẫn cách thay đổi chúng thành suy nghĩ tích cực. Trong quá trình trị liệu, người lao động được học cách quản lý stress và xử lý cảm xúc hiệu quả.
Họ cũng được học cách duy trì các thói quen tích cực, cách xây dựng mối quan hệ với đồng nghiệp. CBT có thể giúp họ đối phó với áp lực công việc, cải thiện tâm trạng, và tăng cường năng suất làm việc.
Gia đình nên lựa chọn những trung tâm tâm lý uy tín, hiệu quả, có chuyên gia nhiều kinh nghiệm. Địa chỉ uy tín sẽ đảm bảo hiệu quả điều trị tốt nhất.
2. Hóa dược trị liệu
Hóa dược trị liệu thường được kết hợp với tâm lý trị liệu trong trường hợp trầm cảm nặng. Thuốc giúp hạn chế ảnh hưởng của triệu chứng trầm cảm, giúp người bệnh ổn định tâm trạng.
Việc sử dụng thuốc chống trầm cảm cần được tiến hành dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng và thuốc phù hợp cho từng cá nhân.
Thuốc chống trầm cảm SSRIs và SNRIs được dùng phổ biến do chúng an toàn, ít tác dụng phụ. Thuốc giúp cân bằng hóa chất trong não, giúp cải thiện tâm trạng, và giảm bớt các triệu chứng trầm cảm.
Mặc dù thuốc chống trầm cảm có thể hiệu quả, nhưng chúng cũng có thể gây ra tác dụng phụ. Do đó, người bệnh cần quan sát những dấu hiệu bất thường để xử lý kịp thời.
Thuốc cần có thời gian để thuốc phát huy tác dụng. Người bệnh cần kiên nhẫn và liên tục quan sát tác dụng của thuốc trên cơ thể và tâm trạng của mình.
Điều quan trọng là không tự ý ngừng thuốc mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ. Ngừng thuốc đột ngột gây ra các triệu chứng cai thuốc, hoặc tái phát trầm cảm.
3. Tự cải thiện tạo nhà để vượt qua trầm cảm trong công việc
Để loại bỏ ảnh hưởng của trầm cảm trong công việc, người lao động cũng cần thay đổi môi trường làm việc và cuộc sống. Sau đây là một số việc nên làm:
- Suy nghĩ về việc đổi công việc nếu môi trường công sở quá độc hại.
- Làm việc ở nơi thoáng đãng, đủ ánh sáng, có nhiều cây xanh
- Duy trì sự cân bằng giữa thời gian cho công việc và cuộc sống cá nhân. Người bệnh nên hoàn thành công việc tại cơ quan, hạn chế tăng ca, và dành thời gian nghỉ ngơi.
- Luyện tập thiền, yoga, hoặc tập thể dục. Kỹ năng này giúp giảm bớt căng thẳng và cải thiện tâm trạng.
- Chia sẻ cảm xúc với gia đình, bạn bè để giảm bớt cảm giác cô đơn
- Xác định mục tiêu rõ ràng. Phân chia và sắp xếp công việc hợp lý để tăng hiệu suất, giảm căng thẳng
- Ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn, và ngủ đủ giấc.
- Học cách từ chối khi cảm thấy quá tải. Việc biết đặt giới hạn giúp bảo vệ sức khỏe tinh thần và tránh kiệt sức.
- Dành thời gian thư giãn và tái tạo năng lượng bằng cách đọc sách, nghe nhạc, hoặc đi dạo.
- Cố gắng duy trì một thái độ sống tích cực, hạn chế suy nghĩ tiêu cực
Trầm cảm trong công việc gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng, đặc biệt là thôi thúc tự sát. Do đó, người lao động cần nhanh chóng thay đổi thói quen làm việc, thói quen sống, và đến gặp chuyên gia tâm lý càng sớm càng tốt.
Có lẽ bạn quan tâm:
- Lợi Ích Của Việc Kiểm Soát Cảm Xúc Trong Công Việc Và Cuộc Sống
- 24 cách giải tỏa stress trong công việc bạn nên biết
- Mẹo xả stress sau giờ làm việc cho dân văn phòng
- Làm sao để cân bằng cuộc sống & công việc? Bí quyết dành cho bạn
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!