Tự kỷ có nguy hiểm không? Có chữa khỏi được không?
Tự kỷ là một chứng rối loạn thần kinh rất phức tạp với rất nhiều các triệu chứng đặc trưng bởi hành vi, giao tiếp, suy nghĩ, cảm xúc,…có thể gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Vậy tự kỷ có nguy hiểm không? Có chữa khỏi được không?
Bệnh tự kỷ là gì?
Tự kỷ hay còn được gọi tắt là ASD – Autistic spectrum disorder, đây là một trong các hội chứng có liên quan đến sự phát triển tự nhiên của mỗi người, đặc biệt là trẻ em. Tình trạng bệnh sẽ làm xuất hiện một số khiếm khuyết ở bộ não khiến cho người bệnh gặp phải một số trở ngại về hành vi, ngôn ngữ, khả năng giao tiếp, sở thích.
Tự kỷ sẽ phổ biến hơn so với trẻ em, tuy nhiên vẫn có một số trường hợp bệnh chỉ được chẩn đoán khi trưởng thành. Dựa theo số liệu thống kê cho thấy, hiện nay có đến khoảng 30% các trẻ em gặp phải những khuyết tật trong học đường đều có yếu tố liên quan đến căn bệnh tự kỷ.
Vì thế, các bậc phụ huynh và người thân nên chú ý quan tâm và sớm phát hiện các triệu chứng ASD ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Thời gian phát hiện bệnh càng sớm thì khả năng kiểm soát và thuyên giảm bệnh sẽ càng cao. Một số triệu chứng thường gặp ở trẻ bị tự kỷ như:
- Trẻ chậm nói, không biết cười, không cảm thấy hứng thú với các hoạt động vui chơi và không có những biểu hiện của các trẻ cùng trang lứa như bò, bậm bẹ nói, vui chơi, đi đứng,…
- Trẻ thường lặp đi lặp lại các lời nói hoặc hành động nào đó nhiều lần.
- Có xu hướng muốn tự chơi một mình
- Chỉ thấy thích thú với một đồ vật hoặc trò chơi nào đó.
- Nhạy cảm với tiếng ồn như tiếng hút bụi, máy xay sinh tố, tiếng còi xe,…
- Có thể xuất hiện những hành vi thách thức, kích động như tự đập đầu vào tường,…
Trên đây chỉ là một số triệu chứng điển hình, tùy vào mức độ bệnh của mỗi trẻ mà các biểu hiện bệnh sẽ đa dạng hơn. Các dấu hiệu này có thể xuất hiện ngay từ khi bé vừa chào đời. Do đó, việc có thể phát hiện sớm tình trạng bệnh sẽ giúp kiểm soát tốt hơn, hạn chế các ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Ngoài ra, đối với trường hợp tự kỷ ở người lớn hoặc thanh thiếu niên cũng có thể xuất hiện các triệu chứng như:
- Tránh né việc giao tiếp ánh mắt với người đối diện.
- Gặp phải khó khăn trong việc trò chuyện, giao tiếp với mọi người.
- Không thể hiểu rõ về những cử chỉ, cảm xúc bình thường mà người khác biểu đạt.
- Chỉ có hứng thú đối với 1 hoạt động, sự việc nào đó.
- Thường xuyên thực hiện lại những âm thanh, lời nói, cử chỉ đã từng nhìn hoặc nghe thấy.
- Dễ kích động hoặc xuất hiện các hành vi làm hại bản thân và người khác.
- Muốn có bạn nhưng không biết cách giao tiếp, trò chuyện, thường tự cô lập bản thân.
Tự kỷ có nguy hiểm không?
Tự kỷ có nguy hiểm không? Tự kỷ là một hội chứng có liên quan đến chức năng và sự hoạt động của não bộ, nó sẽ khiến cho người bệnh gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển và nhận thức. Một số ảnh hưởng mà căn bệnh này có thể gây ra như:
1. Ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ
Ở những trẻ bị tự kỷ, tốc độ phát triển của não bộ sẽ khác biệt và không có được các kỹ năng theo thứ tự cơ bản giống như những đứa trẻ khỏe mạnh khác. Một ví dụ điển hình như, các trẻ bị tự kỷ có thể sử dụng được một số từ đơn vào khoảng lúc 1 tuổi. Thế nhưng trẻ sẽ khó trải qua giai đoạn bùng nổ ngôn ngữ như các trẻ khác. Thông thường trẻ chỉ có thể học thêm vài từ trong khoảng vài tháng hoặc có khi đến hơn 3 tuổi trẻ mới có thể ghép các từ đơn để tạo ra những cụm từ đơn giản.
2. Ảnh hưởng đến khả năng tập trung và tương tác
Hầu hết những đối tượng bị tự kỷ đều không thể tương tác tốt với những người xung quanh. Người bệnh thường không có phản ứng khi được gọi tên, không sử dụng ánh mắt để giao tiếp, không biểu hiện cảm xúc hoặc không cười,…
Hơn thế, người bệnh cũng không học được kỹ năng chờ đợi, xếp hàng, biểu đạt cảm xúc đúng với chủ đề bởi khả năng trao đổi hai chiều bị hạn chế. Ngoài ra, những người bị tự kỷ thường không có khả năng tập trung cao, hay lơ là, không chú ý vào các vấn đề được người khác đề cập.
3. Ảnh hưởng đến khả năng thấu hiểu
Đối với những người bị tự kỷ, việc xem xét và nhìn nhận mọi việc theo góc nhìn của người khác là rất khó khăn. Người bệnh sẽ không thể hiểu hoặc dự đoán được những hành vi của người khác và cũng không nhận biết được các hành vi, lời nói của mình ảnh hưởng thế nào để những người xung quanh.
Trong những cuộc giao tiếp với người bệnh tự kỷ, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy họ chỉ nói và quan tâm về những điều mà họ thích, hứng thú. Từ đó khiến cho người bệnh không thể hòa nhập tốt với mọi người và xã hội.
4. Ảnh hưởng đến khả năng tự kiểm soát và điều chỉnh
Tự kỷ còn có thể làm cho người bệnh gặp cản trở trong việc ghi nhớ, tập trung, sắp xếp và quản lý công việc, cảm xúc. Vì thế, việc học tập, làm việc của người bệnh điều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Một số trường hợp trẻ không thể đến trường vì căn bệnh này.
Tóm lại, tự kỷ là một căn bệnh nguy hiểm, nếu không thể phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến cho bệnh tình càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Tự kỷ có chữa khỏi được không?
Theo Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), tự kỷ là một trong các rối loạn gây ảnh hưởng đến sự phát triển tự nhiên của não bộ. Nó làm cho người bệnh xuất hiện các triệu chứng về hành vi, lời nói, cảm xúc, phản xạ. Trong y học hiện đại xem đây là chứng rối loạn, không phải là bệnh, do đó người bệnh cần phải được dạy dỗ, giáo dục chứ không phải điều trị.
Tây y chỉ hỗ trợ điều trị khi người bệnh xuất hiện các chứng bệnh kèm theo như rối loạn tăng động, thần kinh, chậm phát triển về trí tuệ,…Các chuyên gia cho biết rằng, các biểu hiện của bệnh tự kỷ sẽ tồn tại đến hết cuộc đời. Hầu hết những bậc phụ huynh sau khi đưa con đến bệnh viện để thăm khám và chẩn đoán đều sẽ được tư vấn và hướng dẫn chuyển đến những trung tâm can thiệp giáo dục tật học.
Đối với Y học cổ truyền, coi tự kỷ như một hội chứng với các biểu hiện kém về hành vi, trí tuệ và giao tiếp. Tình trạng này do tổn thương tạng phủ, kinh mạch vì thế các chuyên gia sẽ tiến hành điều trị bằng các tác động lên các kinh lạc, huyệt vị. Bệnh nhân tự kỷ sẽ được kết hợp đồng thời với các kỹ thuật hỗ trợ như thủy châm, điện châm, cấy chỉ, xoa bóp bấm huyệt. Ngoài ra, một số trường hợp còn sử dụng các biện pháp trị liệu tâm lý để giúp gia tăng hiệu quả điều trị.
Để trả lời cho câu hỏi “Tự kỷ có chữa khỏi được không?” còn phải dựa vào mức độ bệnh nặng hay nhẹ của mỗi bệnh nhân. Đối với những trường hợp trẻ bị tự kỷ nhẹ, chỉ gặp phải một số vấn đề về giao tiếp, nếu có thể phát hiện sớm thì sẽ khắc phục được hoàn toàn.
Một số phương pháp chữa tự kỷ
Tự kỷ là một căn bệnh nguy hiểm, tuy nhiên nếu có thể sớm phát hiện và áp dụng được các phương pháp phù hợp sẽ giúp bệnh nhân cải thiện sức khỏe hiệu quả. Đối với những tình trạng bệnh nhẹ có thể chữa khỏi được hoàn toàn. Tuy nhiên, khi bệnh tình chuyển biến nặng hơn thì các phương pháp hỗ trợ chỉ mang tính chất giúp kiểm soát và làm thuyên giảm các triệu chứng bệnh.
Một số phương pháp có thể chữa được bệnh tự kỷ mà các chuyên gia thường áp dụng như:
1. Sử dụng thuốc và vitamin
Nếu tình trạng tự kỷ có thể phát hiện sớm ở những giai đoạn đầu thì người bệnh có thể sử dụng vitamin để hỗ trợ kích thích hoạt động của não bộ, khiến cho não bộ hoạt động tốt hơn. Hiện nay, y học vẫn chưa nghiên cứu và khẳng định về công dụng của bất kì loại thuốc nào có khả năng chữa tự kỷ. Tuy nhiên, người bệnh có thể sử dụng một số loại thay thế để làm thuyên giảm các triệu chứng bệnh như thuốc ngủ, thuốc an thần, hoạt huyết dưỡng não,…
Lưu ý: Các loại thuốc này đều có khả năng gây nên tác dụng phụ và làm ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Vì thế, bạn chỉ được sử dụng thuốc khi có chỉ định cụ thể của bác sĩ chuyên khoa, được sự theo dõi kỹ lưỡng của bác sĩ để đảm bảo an toàn. Ngoài ra, trong quá trình điều trị cần phải tuân thủ đúng theo phác đồ để bệnh được kiểm soát tốt hơn.
2. Liệu pháp tâm lý
Tâm lý trị liệu là một trong các liệu pháp được sử dụng phổ biến đối với những trường hợp bệnh tự kỷ. Người bệnh sẽ được trò chuyện, tâm sự, chia sẻ với các chuyên gia tâm lý để dần cởi bỏ được những vấn đề của bản thân, đồng thời giúp họ dần hòa nhập hơn với cộng đồng.
Tùy vào từng mức độ bệnh của mỗi người mà các chuyên gia sẽ áp dụng những liệu pháp phù hợp nhất. Thông thường, đối với quá trình trị liệu tâm lý của người bệnh tự kỷ cần sự hỗ trợ của gia đình và người thân xung quanh để giúp bệnh nhân cải thiện tốt hơn.
Một số biện pháp tâm lý có thể được áp dụng như:
- Phương pháp phân tích hành vi: Người bệnh sẽ dần được cải thiện về khả năng suy nghĩ, ngôn ngữ, xây dựng được các mối quan hệ xã hội. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp loại bỏ những suy nghĩ, hành vi tiêu cực của người bệnh, điều chỉnh chúng thành các điều tích cực hơn.
- Liệu pháp ngôn ngữ: Cải thiện về khả năng ngôn ngữ, cách hiểu được ngôn ngữ hình thể, biểu cảm khuôn mặt của người khác và chính bản thân mình.
- Liệu pháp tích hợp giác quan: Người bệnh có thể dần kiểm soát các giác quan, hạn chế tình trạng nhạy cảm, giảm các triệu chứng bất thường, kích động.
3. Bấm huyệt, châm cứu
Trong Đông y sẽ áp dụng phương pháp châm cứu, bấm huyệt để cải thiện tình trạng tự kỷ. Tuy nhiên, phương pháp này cần sự kiên trì, bền bỉ của người bệnh, quá trình điều trị có thể kéo dài vài tháng hoặc thậm chí là nhiều năm. Mặt khác, hiệu quả mà phương pháp này mang lại khá khả quan. Trong thực tế, cũng đã có nhiều trường hợp khỏi bệnh nhờ vào việc áp dụng phương pháp bấm huyệt, châm cứu.
4. Học tập và giáo dục tại cơ sở học tập chuyên nghiệp
Như đã nói trên, trong Y học hiện đại hiện vẫn không có phương pháp điều trị bệnh tự kỷ, các chuyên gia khuyên cha mẹ nên đưa con cái đến tham gia các lớp học chuyên nghiệp để được học tập và giáo dục tốt hơn. Tại đây, trẻ sẽ được sinh hoạt trong môi trường riêng biệt, các giáo viên ở đây cũng được đào tạo kỹ lưỡng về chuyên môn nên sẽ hỗ trợ trẻ phát triển ổn định hơn.
Ở các trung tâm hỗ trợ trẻ tự kỷ thường sẽ có chương trình đào tạo đặc biệt, giúp trẻ phát huy được những điểm mạnh của bản thân như ca hát, hội họa, toán học để trẻ được bù đắp bởi các khiếm khuyết khác. Ngoài ra, tại đây trẻ cũng sẽ học được cách tự phục vụ bản thân, giao tiếp với các bạn cũng cởi mở hơn, hạn chế tình trạng tự cô lập chính mình.
Những thông tin của bài viết trên đây đã giúp bạn đọc trả lời được cho câu hỏi “Tự kỷ có nguy hiểm không? Có chữa khỏi được không?”. Ngay khi phát hiện các triệu chứng tự kỷ ở trẻ hoặc những người thân trong gia đình, bạn cần nhanh chóng tiến hành thăm khám để quá trình điều trị mang lại hiệu quả tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm
- Những dấu hiệu trẻ bị tự kỷ nhẹ và cách chăm sóc
- Tự kỷ ám thị là gì? Có phải là bệnh?
- Tự kỷ ở người lớn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị
- Trẻ tự kỷ: dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!