Chứng sợ tàu hỏa (Siderodromophobia): Điều cần biết
Chứng sợ tàu hỏa là nỗi sợ hãi phi lý nhưng có thật liên quan đến tàu lửa, đường sắt và gây ra đau khổ đáng kể trong cuộc sống hàng ngày. Quan trọng là người bệnh cần sớm được điều trị và rèn luyện các phương pháp đối phó với chứng bệnh này.
Hiểu về hội chứng sợ tàu hỏa (Siderodromophobia)
Chứng sợ tàu hỏa (còn gọi là Siderodromophobia), là nỗi sợ hãi quá mức và phi lý đối với đường sắt, tàu hỏa hoặc việc đi lại bằng phương tiện đó. Những người mắc chứng rối loạn tâm thần này cảm thấy vô cùng khó khăn khi ở gần tàu hỏa và hầu như không thể ở bên trong tàu.
Nỗi sợ hãi này phổ biến hơn ở những người từng có trải nghiệm tiêu cực liên quan đến việc đi tàu, những người có bệnh lý nền, tiền sử lo âu hoặc các tình trạng sức khỏe tâm thần khác.
Nghiên cứu không chỉ rõ nguyên nhân chính xác khiến ai đó gặp phải nỗi ám ảnh này. Tuy nhiên, di truyền và môi trường là hai yếu tố đóng vai trò quan trọng hình thành nên tình trạng này. Ngoài ra, nếu gia đình có tiền sử bệnh tâm thần, đặc biệt là rối loạn lo âu thì người bệnh có nhiều nguy cơ mắc chứng ám ảnh này hơn.
Một số dấu hiệu phổ biến của hội chứng bao gồm nỗi sợ hãi, lo lắng dữ dội khi ở gần tàu hỏa, băng qua đường sắt hoặc thậm chí chỉ nghĩ đến nó. Đi kèm với đó là sự xuất hiện các triệu chứng thể chất như đổ mồ hôi, run rẩy hoặc nhịp tim nhanh.
Nếu không được điều trị, chứng bệnh này có thể ảnh hưởng đến khả năng tham gia vào các hoạt động bình thường của người bệnh và dẫn đến sự cô lập về mặt xã hội.
Chứng sợ tàu hỏa được chẩn đoán như thế nào?
Chứng sợ tàu hỏa thường được chẩn đoán bởi các chuyên gia sức khỏe tâm thần, nhà tâm lý học hoặc bác sĩ tâm thần. Việc chẩn đoán thường dựa trên các triệu chứng và tiền sử bệnh lý của từng cá nhân.
Trong một số trường hợp, nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe có thể thực hiện xét nghiệm bổ sung để loại trừ các tình trạng lâm sàng khác có triệu chứng tương tự nhằm đưa ra chẩn đoán chính xác.
Các phương pháp điều trị chứng sợ tàu hỏa hữu ích
Không có phương pháp điều trị cụ thể nào cho chứng sợ tàu hỏa. Tuy nhiên, liệu pháp tâm lý hoặc dùng thuốc điều trị có thể giúp giảm thiểu các triệu chứng.
1. Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT)
Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) vô cùng hữu ích đối với những người mắc chứng sợ tàu hỏa do các triệu chứng của người bệnh có tính chất tự động tuyệt đối. Ví dụ, khi một người mắc siderodromophobia tiếp xúc với nỗi sợ hãi của mình, họ luôn luôn có phản ứng tiềm thức tức thời trước nỗi sợ hãi đó. CBT có thể giúp bạn lùi lại một bước và phân tích nỗi sợ hãi của bạn sâu sắc hơn bạn thường làm.
Bên cạnh việc học cách trở nên kỹ lưỡng hơn khi nhận biết và hiểu rõ nỗi sợ hãi của bản thân, người mắc chứng sợ tàu hỏa tham gia CBT cũng có thể học được nhiều kỹ năng khác nhằm giúp giảm bớt lo lắng do tình trạng này gây ra
2. Liệu pháp hành vi biện chứng (DBT)
Liệu pháp hành vi biện chứng (DBT) là một hình thức điều trị rất hiệu quả cho những người đang gặp khó khăn trong việc điều chỉnh cảm xúc, đặc biệt là đối tượng mắc chứng rối loạn nhân cách ranh giới. Tuy nhiên, nó cũng có thể rất có lợi cho những người mắc chứng rối loạn lo âu cụ thể như chứng sợ tàu hỏa.
Một kỹ năng DBT rất hiệu quả để giúp đỡ người mắc chứng này là cười nửa miệng. Kỹ thuật này hoạt động bằng cách khiến bạn nghĩ về điều mà mình sợ hãi hoặc khó chịu trong khi hơi nhếch khóe miệng lên và mỉm cười nhẹ.
Nghĩ về nỗi sợ hãi trong khi cười nửa miệng là chưa đủ, người bệnh cũng phải cố gắng kiềm chế để không nuôi dưỡng những cảm xúc đau đớn mà chứng sợ tàu hỏa mang lại.
3. Thuốc điều trị
Việc sử dụng thuốc có thể đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân mắc chứng sợ tàu hỏa.
Thuốc chống lo âu
Những loại thuốc như Xanax, Valium, Klonopin rất hữu ích để giúp ngăn ngừa các cơn hoảng loạn cho những người mắc chứng sợ tàu hỏa nghiêm trọng.
Thuốc chống trầm cảm
Loại thuốc này không chỉ dành cho những người bị trầm cảm mà còn có thể giúp người mắc chứng rối loạn lo âu như chứng sợ tàu hỏa. Một số loại thuốc chống trầm cảm phổ biến được sử dụng là Paxil, Zoloft và Lexapro.
Những loại thuốc này thường được mọi người sử dụng hàng ngày để giúp giảm bớt nỗi sợ. Tuy nhiên, sử dụng thuốc điều trị cần được trao đổi với bác sĩ trước khi quyết định thực hiện để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Phòng ngừa chứng sợ tàu hỏa dễ dàng
Nếu nỗi sợ hãi trước hội chứng sợ tàu hỏa này là nhẹ thì người bệnh có thể đối phó với nó thông qua các biện pháp sau đây:
1. Tập thể dục và vận động thể chất
Tập thể dục đã được chứng minh là hiệu quả hơn trong việc giải phóng endorphin tạo cảm giác dễ chịu trong não, cực kỳ có lợi cho người mắc chứng rối loạn lo âu, đặc biệt là chứng sợ tàu hỏa.
Theo Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ, tập thể dục có thể giúp điều hòa tâm trí để đối phó tốt hơn với các tình huống căng thẳng. Có nhiều phương thức tập dễ dàng giúp giảm các triệu chứng sợ tàu hỏa chẳng hạn như bơi lội, đi xe đạp, trượt tuyết, đi bộ và chạy bộ.
Mọi người sẽ thu về nhiều lợi ích thể chất bằng cách chơi các môn thể thao như quần vợt, bóng đá, bóng rổ cùng nhiều môn thể thao khác. Tham gia một số hình thức tập thể dục và vận động thể chất nhất quán có thể giúp giảm bớt vài cơn đau liên quan đến chứng sợ siderodromophobia theo thời gian.
2. Tập Yoga
Yoga có thể được coi là thiền trong chuyển động. Điều này là do trạng thái thiền định mà yoga mang lại cho người thực hành một cách nhất quán. Nó có thể giúp giảm bớt một số lo lắng liên quan đến chứng sợ tàu hỏa bởi khi tập yoga, sự chú ý của bản thân sẽ được chuyển hướng sang điều gì đó hiệu quả hơn.
Có rất nhiều tư thế yoga khác nhau mang lại lợi ích đáng kể cho những người đang gặp phải nỗi ám ảnh này như hatha yoga, hot yoga,…. Hãy thử tham gia một lớp học hoặc xem video hướng dẫn để thực hành từng tư thế. Bên cạnh việc giúp giảm các triệu chứng của chứng sợ tàu hỏa, bạn cũng có thể mong đợi vào cải thiện sức khỏe và tính linh hoạt cùng những lợi ích khác.
3. Thực hành chánh niệm (MBSR)
Giảm căng thẳng dựa trên chánh niệm (MBSR) cung cấp chương trình đào tạo chánh niệm chuyên sâu, lâu dài để giúp những người mắc chứng lo âu, căng thẳng, trầm cảm và các loại đau khổ tinh thần khác. MBSR cũng có thể giúp ích đáng kể cho những người đang mắc chứng sợ tàu hỏa bằng cách học nhiều kỹ năng khác nhau để giảm bớt lo lắng nghiêm trọng liên quan đến nỗi ám ảnh của mình.
4. Thiền chánh niệm
Thiền chánh niệm đã được chứng minh là khá có lợi trong việc giúp mọi người bước vào trạng thái bình tĩnh hơn. Nó có khả năng đánh lạc hướng bản thân khỏi nỗi sợ hãi bằng cách tập trung sự chú ý của mình vào một thứ khác như hít thở sâu.
Đối với một người mắc chứng sợ siderodromophobia đang trong cơn hoảng loạn, việc chuyển hướng sự chú ý của bản thân đến những cảm giác khác nhau khi thở có thể giúp giảm bớt mức độ đau khổ về tinh thần khi phải trải qua trong cơn lo lắng.
Bên cạnh hít thở sâu, bạn cũng có thể tập trung vào những âm thanh xung quanh, cảm giác của làn da, mùi vị của thức ăn,…. Việc rèn luyện 5 giác quan có thể giúp người bệnh giảm đáng kể một số lo lắng liên quan đến chứng sợ tàu hỏa.
5. Hạn chế Caffeine
Khi cơ thể tiêu thụ một lượng lớn caffeine, tim sẽ bắt đầu đập nhanh và trở nên căng thẳng hơn. Tâm trạng như vậy thường là dấu hiệu báo trước cho việc mắc chứng sợ tàu hỏa sắp phải trải qua các cơn hoảng loạn.
Mặc dù hạn chế caffeine không khiến mọi lo lắng biến mất nhưng nó thực sự giúp giảm bớt mọi đau khổ không cần thiết nếu tiêu thụ một lượng lớn. Ý thức và hạn chế ăn uống các loại thực phẩm, đồ uống như cà phê, trà và nước tăng lực hay black chocolate giúp bản thân giảm bớt một số triệu chứng liên quan đến chứng sợ tàu hỏa.
Người mắc chứng sợ tàu hỏa có thể nhận ra rằng nỗi sợ hãi đối với tàu hỏa là phi lý nhưng khi đối mặt với nó thì sự lo lắng lấn át khả năng suy nghĩ logic. Vì vậy, người bệnh cần thời gian và sự kiên trì để vượt qua nỗi ám ảnh hiệu quả cũng như tận hưởng cuộc sống trọn vẹn.
Có thể bạn quan tâm
- Hội chứng sợ thang máy (Elevatophobia): Biểu hiện, Điều trị
- Hội chứng Nomophobia: Sợ hãi khi không có điện thoại bên cạnh
- Hội chứng Megalophobia: Chứng sợ những thứ khổng lồ, to lớn
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!