Hội chứng Megalophobia: Chứng sợ những thứ khổng lồ, to lớn
Nếu bạn cảm thấy khó thở, hoảng sợ hay tim đập nhanh khi nhìn thấy một vật to lớn như nhà cao tầng, máy bay, tàu thủy, hay những bức tượng to lớn đặt ở quảng trường thì có lẽ, bạn đang mắc phải hội chứng Megalophobia. Hội chứng này khiến con người sinh ra cảm giác sợ hãi sâu sắc đối với những thứ có kích thước to lớn, dù chúng không gây ra bất cứ nguy hiểm nào đến người bệnh.
Sơ lược về hội chứng Megalophobia
Trạng thái tâm lý của con người là một điều vô cùng phức tạp. Khi rơi vào những tình huống và trải nghiệm cụ thể, tâm lý của chúng ta sẽ phản ứng theo những cách khác nhau. Những phản ứng này có thể tạo nên các ám ảnh đặc trưng, gây ra nỗi sợ khó giải thích về một điều gì đó. Ví dụ, một người từng ngã từ trên lầu xuống đất sẽ cảm thấy sợ hãi những nơi cao, những người từng bị nhốt trong không gian hẹp sẽ mắc hội chứng sợ không gian hẹp,…
Mỗi con người đều tồn tại một số nỗi sợ cụ thể. Nỗi sợ này có thể liên quan những trải nghiệm không tốt trong quá khứ, hoặc do ảnh hưởng từ những yếu tố bên ngoài. Trong số những nỗi sợ phổ biến thì việc sợ những thứ to lớn, hay còn gọi là hội chứng Megalophobia, là một trong những hội chứng được nhiều người biết đến. Chứng sợ những thứ to lớn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của những người sống tại thành phố đông đúc và sầm uất.
Cảm giác sợ hãi khi đối mặt với một sự vật hay sự việc nào đó là tâm lý thường thấy của con người. Người bình thường cũng có thể sinh ra cảm giác lo lắng, e ngại và hơi sợ hãi khi đứng trước những thứ sắc bén hay to lớn. Tuy nhiên những cảm giác này không quá dữ dội, chúng đến và đi rất nhanh chóng chỉ trong một khoảnh khắc, và không gây ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày.
Nhưng với người mắc hội chứng Megalophobia, họ cảm thấy ám ảnh kinh hoàng, và sự sợ hãi dữ dội khi nhìn thấy, hoặc tưởng tượng đến việc đứng trước các vật thể lớn và khổng lồ. Nỗi sợ này có thể khiến họ hoảng loạn và mất kiểm soát. Vì thế những người mắc hội chứng này thường tránh đi đến những nơi sầm uất nhiều nhà cao tầng, tránh sử dùng phương tiện di chuyển như máy bay, tàu thủy hay tàu hỏa, và tránh nơi trưng bày những thứ to lớn.
Một số sự vật và sự việc có thể gây ra cảm thấy sợ hãi và lo lắng tột độ cho những người mắc hội chứng Megalophobia bao gồm: những tòa nhà chọc trời, tượng đài và những bức tượng chạm khắc có kích thước lớn, máy bay, tàu lớn, tàu hỏa, xà lan, rừng cây, núi cao, núi lửa, hồ, đại dương, những loài động vật lớn, những tấm bảng quảng cáo ngoài trời, những hình ảnh khổng lồ trong hình vẽ hay các trò chơi điện tử,…
Megalophobia được xem là một rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi, một dạng rối loạn lo âu thường thấy khi người bệnh sợ hãi một tình huống hay sự vật, sự việc một cách phi lý. Trên thực tế, những yếu tố này không gây hại, hay đe dọa tính mạng của người bệnh. Nhưng họ luôn suy nghĩ đến những tình huống xấu nhất (tòa nhà đổ sụp, bị rơi hay té từ trên cao, rơi thang máy,…) dẫn đến cảm giác sợ hãi tột cùng vẫn luôn đeo bám.
Một số hội chứng rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi thường thấy:
- Hội chứng sợ không gian kín
- Hội chứng sợ không gian hẹp
- Hội chứng sợ độ cao
- Hội chứng sợ ma
- Hội chứng sợ hóa chất
- Hội chứng sợ búp bê
- Hội chứng sợ chú hề
- Hội chứng sợ khoảng không
- Hội chứng sợ thang máy
- Hội chứng sợ đám đông
- Hội chứng sợ vật nhọn
Giống như những hội chứng sợ hãi khác, hội chứng sợ những thứ to lớn có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày. Chúng khiến người bệnh né tránh đi đến những khu vực sầm uất, nhiều tòa nhà chọc trời, hoặc sợ hãi khi phải sử dụng những phương tiện di chuyển như mày báy hay tàu thủy. Trong một số trường hợp nghiêm trọng hơn, bệnh nhân còn sợ hãi đến mức không dám rời khỏi nhà.
Nguyên nhân gây ra hội chứng sợ những thứ to lớn
Hội chứng Megalophobia có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, không phân biệt giới tính, độ tuổi hay tình trạng sức khỏe. Những dấu hiệu sợ hãi những thứ to lớn thường xuất hiện rất sớm từ thời thơ ấu, biểu hiện rõ hơn vào giai đoạn thanh thiếu niên và thanh niên, hoặc chúng sẽ xuất hiện sau khi bệnh nhân trải qua tai nạn bất ngờ và gặp chấn thương tâm lý. Phụ nữ và trẻ em là đối tượng dễ bị ảnh hưởng hơn.
Các chuyên gia chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng này. Nhưng dựa trên những trường hợp cụ thể, các nhà khoa học có thể đưa ra một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng mắc Megalophobia ở người. Những yếu tố này bao gồm những nguyên nhân chủ quan và khách quan. Ngoài ra, có thể có những nguyên nhân khác mà các nhà khoa học chưa tìm ra.
- Ám ảnh trong quá khứ: Nếu trong quá khứ bạn từng trải qua, hoặc chứng kiến những tai nạn nghiêm trọng liên quan đến những thứ to lớn như tòa nhà đổ sập, tai nạn máy bay hay tai nạn tàu thủy, bạn có nguy cơ phát triển hội chứng Megalophobia khi lớn lên. Nguyên nhân là do bộ phận hạch hạnh nhân trong não sẽ ghi nhớ cảm giác sợ hãi và hoảng loạn khi đối diện với những thứ to lớn. Do đó khi nhìn thấy những hình ảnh gợi lên nỗi ám ảnh, hạch hạnh nhân sẻ phản ứng lại với và khiến chúng ta rơi vào các giác sợ hãi cùng cực.
- Ảnh hưởng từ bệnh tật: Những người có tình trạng tâm lý bất thường, người mắc chứng trầm cảm, rối loạn lo âu lan tỏa, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, hay mắc chứng sợ độ cao, sợ không gian hẹp,… có thể đồng thời mắc chứng sợ những thứ to lớn. Những hội chứng này khiến người bệnh khó giữ được cảm xúc bình tĩnh, dễ bị kích động bởi những nhiều yếu tố, mà trong số đó những thứ khổng lồ rất dễ gợi lên cảm giác sợ hãi.
- Yếu tố di truyền: Tương tự như nhiều hội chứng rối loạn tâm thần khác, yếu tố di truyền có ảnh hưởng không nhỏ đến tỉ lệ lệ mắc Megalophobia. Có không ít những bệnh nhân mắc hội chứng sợ những thứ khổng lồ có cha mẹ và anh chị em ruột có tiền sử mắc hội chứng này, hoặc mắc những vấn đề tâm lý như rối loạn lo âu, rối loạn cảm xúc, hay các rối loạn ám ảnh sợ khác. Tình trạng này có thể do ảnh hưởng của nhiều gen, tuy nhiên các nhà khoa học vẫn chưa thể hiểu được cơ chế chính xác của hiện tượng di truyền này.
- Môi trường sống: Môi trường sống ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển tâm sinh lý của một người trong từng giai đoạn. Nếu những đứa trẻ từ nhỏ đã nhìn thấy những người xung quanh có biểu hiện sợ hãi, né tránh hay dễ mất bình tĩnh khi nhìn thấy những thứ to lớn thì về sau khi trưởng thành, chúng cũng có thể bị ảnh hưởng từ những trải nghiệm không tốt trong quá khứ. Những ám ảnh này có thể không quá nghiêm trọng như những chấn thương tâm lý, nhưng cũng đủ để ảnh hưởng tới cảm xúc của trẻ.
- Tiếp nhận những hình ảnh tiêu cực: Những hình ảnh có tính kích thích mạnh như ma quỷ, quái vật khổng lồ, những vụ tai nạn kinh hoàng do những vật thể to lớn gây ra trong phim ảnh, trò chơi điện tử, hay tin tức có thể tạo thành ám ảnh nghiêm trọng cho người theo dõi. Bình thường, chúng ta cũng đã có cảm giác không thoải mái và choáng ngợp trước những thứ quá to lớn. Do đó nếu liên tục phải tiếp thu những hình ảnh mang tính tiêu cực và dễ gây cảm giác sợ hãi, não bộ của chúng ta rất dễ bị ám ảnh, từ đó tạo nên càm giác sợ hãi khi phải tiếp xúc với những vật thể to lớn.
Những người mắc hội chứng sợ những điều khổng lồ có thể bị ảnh hưởng bởi một hay nhiều yếu tố nếu trên. Với những đối tượng có gen liên quan, những kích thích dù là nhỏ nhất cũng có thể thúc đẩy Megalophobia bùng phát và ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Ngoài ra, có những lý do khác mà y học chưa thể tìm ra. Đây cũng là lý do rất khó để xác định nguyên nhân chính dẫn đến việc xuất hiện hội chứng Megalophobia ở người.
Các dấu hiệu nhận biết hội chứng Megalophobia
Đặc trưng của hội chứng Megalophobia là sợ hãi những thứ có kích thước to lớn và khổng lồ. Có người sẽ sợ hãi những vật to hơn bản thân mình như xe bus, nhưng có người chỉ sợ hãi khi đối diện những vật quá khổng lồ như tàu thủy, tượng đài hay những tòa nhà cao tầng. Định nghĩa về sự to lớn trong ám ảnh của mỗi người là khác nhau. Do đó triệu chứng của Megalophobia sẽ không rõ ràng ở nhiều đối tượng cho đến khi họ gặp được một vật đủ to để gây sợ hãi.
Một số biểu hiện đặc trưng của người mắc hội chứng Megalophobia có thể dể dàng nhận thấy bao gồm:
- Bị ám ảnh và có cảm giác sợ hãi tột độ với những vật có kích thước lớn, khổng lồ như động vật, công trình xây dựng, phương tiện di chuyển, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ (núi cao, thác cao, hang động khổng lồ, biển rộng, hồ lớn,…), những bức tượng trưng bày, những thắng cảnh nhân tạo,…
- Khi nhìn thấy những vật khổng lồ trong phim ảnh hay trên thực tế, người bệnh sẽ có hành vi tránh né, quay mặt đi, không dám nhìn thẳng vào sự vật, thường kèm theo những biểu hiện như hoảng loạn, khó thở, buồn nôn,… và dùng mọi cách để thoát khỏi tình huống khiến bản thân sợ hãi.
- Cảm giác khó thở, nhịp đập nhanh, từng cơn co thắt ở ngực và những cơn run rẫy ập tới nhấn chìm suy nghĩ của người bệnh trong càm giác sợ hãi tột cùng. Nếu không nhanh chóng tránh xa địa điểm hay sự vật gây sợ hãi, bệnh nhân có thể ngất xỉu vì kích thích quá lớn.
- Người mắc hội chứng Megalophobia sẽ hạn chế đề cập đến những thứ to lớn trong các cuộc trò chuyện. Họ cũng có thể tránh việc phải ra ngoài, tránh làm ở những toàn nhà cao tầng, tránh đi đến những khu thương mại lớn. Họ sẽ hạn chế tối đa việc ra khỏi nhà để tránh bị kích thích.
- Những người sợ những vật khổng lồ cũng không đi đến công viên giải trí và ít tụ tập với bạn bè, lý do là vì học sẽ bị kích thích và khó kiềm chế hành vi. Những người bị Megalophobia dạng nhẹ sẽ ít bị ảnh hưởng hơn, nhưng với những người rơi vào tình trạng nghiêm trọng thì điều này ảnh hưởng đến sinh hoạt.
- Một số người có thể bị ác mộng vào ban đêm vì mơ thấy những thứ khổng lồ. Ác mộng khiến họ không ngủ sâu giấc, tạo càm giác mệt mỏi, khó chịu, mất tập trung trong công việc và học tập.
Điều kiện kích hoạt những triệu chứng này sẽ khác nhau ở từng đối tượng. Có người sẽ phản ứng vô cùng dữ dội và mất kiểm soát cảm xúc, nhưng có người sẽ bình tĩnh hơn khi thoát ra khỏi địa điểm gây sợ hãi. Ngoài ra, có những người sợ hãi những sự vật to hơn bản thân như xe tải hay xe bus, nhưng có người đứng trước những tòa nhà chọc trời, núi cao hay những cảnh quan hùng vĩ thì mới có biểu hiện của hội chứng này.
Megalophobia ảnh hưởng như thế nào?
Người mắc chứng sợ hãi những vật khổng lồ sẽ không theo dõi tin tức, phim hay hình ảnh có yếu tố kích thích nỗi sợ trỗi dậy. Họ cũng không nhắc đến những vật to lớn trong những câu chuyện thường ngày. Tuy nhiên, hành vi né tránh này không thể kéo dài suốt đời, vì nó không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, mà còn ảnh hưởng đến công việc, học tập, cùng những mối quan hệ xã hội.
Megalophobia nếu không được phát hiện sớm và áp dụng những biện pháp điều trị phù hợp có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng. Người bệnh sẽ ngày càng xa rời các mối quan hệ, tự cô lập bản thân trong nhà khiến chất lượng cuộc sống suy giảm trầm trọng. Việc cô lập bản thân có thể gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống, và người bệnh phải đối mặt với nguy cơ mắc các chứng rối loạn tâm thần
Con người không thể sống thiếu xã hội, nhu cầu giao lưu, trò chuyện và duy trì các mối quan hệ là những nhu cầu bức thiết giúp chúng ta có một cuộc sống lành mạnh và hạnh phúc hơn. Tuy nhiên, ám ảnh về những thứ to lớn khiến người mắc Megalophobi dần đánh mất bạn bè và hạn chế tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Cuộc sống cô độc là một trong những yếu tố thúc đẩy tình trạng trầm cảm, stress, rối loạn lo âu,… xảy ra.
Bên cạnh đó, những người mắc chứng sợ vật khổng lồ có thể tìm đến chất kích thích hay bia rượu để dễ ngủ hơn, với hy vọng thoát khỏi những cơn ác mộng hay ám ảnh đeo bám. Tuy nhiên những chất độc hại này chỉ khiến tình trạng lo âu, sợ hãi, ám ảnh, hoảng loạn ngày càng nghiêm trọng hơn theo thời gian. Rượi bia va chất kích thích không phải là cách d0e63 thoát khỏi những ảnh hưởng xấu mà hội chứng này mang đến.
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta không thể tránh được việc phải tiếp xúc với những thứ to lớn, dù là sống ở nông thôn hay thành thị. Vì thế nếu không thể thoát khỏi cảm giác sợ hãi mà chúng mang đến, bạn sẽ gặp nhiều rắc rối không đáng. Bạn sẽ mất đi những mối quan hệ tốt, mất đi công việc đúng với chuyên môn và khả năng vì trở ngại tâm lý, và hạn chế những hoạt động bình thường.
Chính vì Megalophobia ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày nên chúng ta cần phát hiện và điều trị tình trạng này càng sớm càng tốt. Điều trị sớm và đúng cách có thể giảm nhẹ những triệu chứng bệnh, hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng xấu mà chúng gây ra cho tinh thần và cuộc sống. Đây là một quá tri2nhd ài cần sự phối hợp của bác sĩ, các chuyên gia tâm lý và ngay chính bản thân người bệnh.
Làm sao để điều trị hội chứng Megalophobia?
Megalophobia và những hội chứng tương tự như hội chứng sợ độ cao, hội chứng sợ không gian hẹp,… vẫn được điều trị bằng phương pháp tư vấn tâm lý, phương pháp thực tế ảo kết hợp với việc dùng thuốc, và duy trì cuộc sống lành mạnh. Tư vấn tâm lý và thực tế ảo giúp người bệnh đối mặt với nỗi sợ. Thuốc men có thể giảm nhẹ những triệu chứng lo âu, mất ngủ, hoảng loạn. Còn duy trì lối sống khỏe mạnh sẽ giữ cho tâm trí minh mẫn.
1. Liệu pháp tâm lý
Liệu pháp tâm lý là hình thức hỗ trợ điều trị tâm lý thường thấy nhằm giúp bệnh nhân loại bỏ những ám ảnh dai dẳng khiến họ đau khổ. Việc trốn tránh những tác nhân gây sợ hãi không phải là cách giải quyết tốt, vì chúng vẫn sẽ mãi ám ảnh và khiến cuộc sống của chúng ta dần tồi tệ hơn. Vì thế học cách kiểm soát và vượt qua nỗi sợ mới là cách tốt nhất đối phó với tình trạng tâm lý này.
Trong số các liệu pháp tâm lý phổ biến, liệu pháp tiếp xúc và liệu pháp hành vi-nhận thức được sử dụng phổ biến nhờ tính hiệu quả mà chúng mang đến trong điều trị. Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) có mục đích giúp người bệnh đối mặt với ám ảnh, nhận ra nỗi sợ của bản thân là vô lý, từ đó thay đổi nhận thức và hành vi. Liệu pháp này giúp người bệnh đối phó tốt hơn với hoảng sợ và học cách đối diện ám ảnh.
Thông qua những cuộc trò chuyện và trao đổi, các chuyên gia tâm lý sẽ giúp người bệnh có cái nhìn khác về những ám ảnh bản thân đang chịu đựng.Việc kết hợp liệu pháp nhận thức-hành vi và liệu pháp tiếp xúc có thể đẩy nhanh quá trình điều trị hơn. Liệu pháp tiếp xúc có tác dụng khyến khích người bệnh trải nghiệm nỗi sợ với sự giúp đỡ của bác sĩ, việc tiếp xúc trong thời gian dài có thể giúp cơ thể và trí óc làm quen với hình ảnh to lớn.
Bác sĩ sẽ cho chúng ta tiếp xúc với những thứ to lớn theo thư tự từ nhẹ đến nặng, nâng cao dần theo các buổi trị liệu. Đầu tiên có thể là những hình ảnh trên giấy, những đoạn phim trên mạng. Sau đó là đứng từ xa nhìn những vật thể lớn, và dần rút ngắn khoảng cách để triệt tiêu sự sợ hãi. Quá trình này dài hay ngắn là phụ thuộc vào sự thích nghi của từng bệnh nhân với các yếu tố gây hoảng sợ.
Ngày nay, sự phát triển của công nghệ thực tế ảo đã mang đến những triển vọng mới trong việc điều trị những chứng ám ảnh sợ hãi cụ thể. Thay vì đưa người bệnh vào tình huống đối mặt với nỗi sợ ở đời thực, các chuyên gia tâm lý có thể sử dụng thực tế ảo thay thế. Phương pháp này vừa mang đến cảm giác chân thực cho người bệnh, vừa đảm bảo an toàn vì bác sĩ có thể hỗ trợ kịp thời trước những phản ứng quá mạnh từ bệnh nhân.
2. Liệu pháp hóa dược
Liệu pháp hóa dược, hay sử dụng thuốc chỉ được chỉ định trong một số trường hợp cụ thể và cần thiết. Tác dụng của thuốc là hạn chế những triệu chứng khó ngủ, hoảng sợ, lo âu, tim đập nhanh, choáng váng,… của bệnh nhân khi đối diện với tác nhân kích thích, chứ không có tác dụng chữa dứt điểm hội chứng Megalophobia. Hiện nay chưa có bất cứ loại thuốc nào có tác dụng chữa trị dứt điểm hội chứng này.
Những loại thuốc được dùng điều trị tình trạng sợ những thứ to lớn có thể kể đến bao gồm: thuốc chống trầm cảm (SSRI, SNRI), thuốc chẹn beta, thuốc chống lo âu, thuốc an thần (Benzodiazepin) và một số loại thuốc khác. Các bác sĩ sẽ căn cứ vào tình hình của từng bệnh nhân để quyết định có sử dụng thuốc hay không, và liều lượng bao nhiêu là đủ. Bệnh nhân cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả điều trị.
Khi sử dụng thuốc trong điều trị chứng sợ những vật khống lồ, tác dụng phụ hoặc việc cơ thể không phản ứng tốt với thuốc là vấn đề khó tránh khỏi. Nếu sau thời gian dài dùng thuốc nhưng không thấy hiệu quả, bạn có thể trao đổi lại với bác sĩ để đề nghị đổi thuốc, hoặc tăng liều lượng. Một số loại thuốc chống trầm cảm chỉ hiệu quả với một số đối tượng, do đó ta cần tìm ra loại thuốc phù hợp nhất.
Trong trường hợp bạn gặp phải tác dụng phụ như nhức đầu, nôn mửa, nổi mề đai, khô miệng, mệt mỏi, buồn ngủ, táo bón,… thì cần theo dõi mức độ ảnh hưởng. Nếu tác dụng phụ không nghiêm trọng thì những triệu chứng này sẽ biến mất trong thời gian ngắn, khi cơ thể đã quen với thuốc. Nếu tác dụng phụ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, chúng ta sẽ ngừng thuốc và liên hệ với bác sĩ.
Tự chăm sóc bản thân tại nhà để vượt qua Megalophobia
Việc tự chăm sóc sức khỏe tại nhà cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tính trạng Megalophobia. Việc điều trị tâm lý và điều trị bằng thuốc sẽ không thể mang đến hiệu quả tốt nhất, nếu sức khỏe của bạn không đảm bảo. Ngoài ra, sức khỏe yếu cũng có thể khiến tác dụng phụ của thuốc nghiêm trọng hơn. Dưới đây là một số việc bạn cần làm để kiểm soát các triệu chứng sợ hãi, và giúp bản thân cảm thấy khỏe mạnh hơn bao gồm:
- Ngủ sớm dậy sớm, ngủ đủ giấc và tập thể dục là những điều kiện tiên quyết cần làm nếu muốn giữ sức khỏe tốt, hoặc cải thiện tình hình sức khỏe hiện tại. Việc đi ngủ đúng giờ, thức dậy sớm vào buổi sáng, kết hợp với những bài thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp bạn có tinh thần thoải mái đối mặt với ngày dài. Lối sống không lành mạnh, thường xuyên ngủ trễ, dậy trễ, lười vận động sẽ khiến ta luôn trong trạng thái mệt mỏi, không có năng lượng.
- Ngoài việc tập thể dục, bạn cũng nên tham gia các lớp thiền và yoga để hạn chế tình trạng mất kiểm soát cảm xúc, giúp bản thân bình tĩnh hơn, luyện tập vượt qua nỗi sợ, tiến đến những suy nghĩ tích cực. Từ lâu thiền và yoga đã được xem là một trong những phương pháp điều trị các chứng rối loạn llo âu, rối loạn cảm xúc, trầm cảm, stress,… rất hiệu quả. Yoga cũng giúp cải thiện dáng người và tỷ lệ cơ thể, có tác dụng làm đẹp.
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp tăng cường chất dinh dưỡng cho não bộ và cơ thể, và cũng có tác dụng trong việc hạn chế cảm giác hoảng sợ, giúp ta bình tĩnh hơn trong những tình huống bất ngờ. Chế độ dinh dưỡng hợp lý luôn đi kèm với thái độ sống lành mạnh, tích cực để tăng cường hiệu quả điều trị, giúp người mắc hội chứng Megalophobia vượt qua sợ hãi, có cuộc sống vui vẻ hơn.
- Gia đình và bạn bè là những người luôn bên cạnh động viên và giúp đỡ ta trong cuộc sống. Sự ủng hộ, thấu hiểu và đồng hành của những người thân có ảnh hưởng rất lớn đến trạng thái tinh thần, cảm xúc và suy nghĩ của người bệnnh. Ngoài ra, người thân và bạn bè cũng có thể kịp thời phản ứng khi người bệnh rơi vào trạng thái kích động, và hạn chế những yếu tố có thể ảnh hưởng đến người bệnh.
- Bạn cũng có thể cân nhắc tham gia các hội nhóm, câu lạc bộ dành cho những người mắc chứng sợ vật khổng lồ, hoặ các chứng rối loạn lo âu khác. Trò chuyện với những người có cùng tình trạng giúp bạn có thêm lời khuyên và kiến thức để đối phó với tình trạng của bản thân. Ngoài ra, bạn cũng có thêm nhiều bạn bè và mối quan hệ, giúp quá trình điều trị bệnh không trở nên nhàm chán hay nặng nề.
Hội chứng Megalophobia nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể giúp người bệnh nhanh chóng quay lại cuộc sống bình thường, không ảnh hưởng quá lớn đến sinh hoạt. Trong quá trình điều trị, quan trọng nhất vẫn là người bệnh nên có thái độ tich cực khi đối diện vấn đề, không trốn tránh hay từ chối điều trị. Ngoài ra, việc bảo vệ sức khỏe và có lối sống lành mạnh cũng giúp giảm thiểu ảnh hưởng của Megalophobia đến tinh thần của bạn.
Có thể bạn quan tâm
- Hội chứng sợ độ cao (Acrophobia): Nguyên nhân và Cách chữa
- Hội chứng sợ hóa chất (Chemophobia) và những vấn đề ảnh hưởng
- Hội chứng sợ búp bê (Pediophobia) gây ra không ít phiền toái
- Hội chứng sợ chú hề (Coulrophobia) là gì? Làm sao để vượt qua?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!