Các thuốc giảm lo âu căng thẳng hồi hộp mất ngủ phổ biến
Sử dụng một số loại thuốc đúng cách có thể giúp làm giảm nhanh các triệu chứng lo âu, hồi hộp, mất ngủ để cải thiện sức khỏe tốt hơn. Tuy nhiên cần trang bị kiến thức để dùng thuốc an toàn, tránh gặp phải những rủi ro tiềm ẩn.
6 loại thuốc giảm lo âu căng thẳng bạn cần biết
Căng thẳng, lo âu, hồi hộp,… có thể gây mất ngủ, suy giảm trí nhớ, suy nhược cơ thể và sụt cân. Các trạng thái tiêu cực này có thể kéo dài trong nhiều tuần đến nhiều tháng.
Khi những triệu chứng này trở nên nghiêm trọng, người bệnh có thể được kê đơn sử dụng thuốc để hạn chế ảnh hưởng. Một số loại thuốc bao gồm:
1. Nhóm thuốc an thần benzodiazepin (BZD)
Thuốc an thần benzodiazepin được sử dụng phổ biến để giảm stress, lo âu, hồi hộp, căng thẳng và mất ngủ do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Ngoài tác dụng an thần, nhóm thuốc này còn có hiệu quả chống co giật, thư giãn cơ và gây ngủ (nếu sử dụng liều cao).
Cơ chế của benzodiazepin là tác động lên GABA (receptor gamma aminobutyric acid type A) ở vùng dưới đồi, đồi não, hệ viền và cấu trúc dưới vỏ não.
Sử dụng benzodiazepin quá liều có thể gây yếu cơ, suy hô hấp và hôn mê. Cũng chính vì vậy, nhóm thuốc này thường được sử dụng với mục đích tự tử. Đ
ể đảm bảo an toàn, benzodiazepin chỉ được bán với liều thấp và phải sử dụng dưới sự kiểm soát chặt chẽ của bác sĩ.
Nhóm thuốc an thần benzodiazepin mang lại hiệu quả nhanh và cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, thuốc khả năng gây nghiện và phụ thuộc, nên thường chì dùng liều thấp trong thời gian ngắn.
Trong trường hợp bị căng thẳng, hồi hộp, lo âu, mất ngủ, bạn có thể dùng thuốc benzodiazepin ngắn hạn theo hướng dẫn của bác sĩ.
Một số loại thuốc thông dụng thuộc nhóm thuốc an thần gây nghiện benzodiazepin:
- Bromezepam
- Clorazepate
- Diazepam, Lorazepam
- Chlordiazepoxide
Thuốc an thần benzodiazepin mang lại hiệu quả cao trong việc giảm lo âu, hồi hộp, mất ngủ, căng thẳng,… Tuy nhiên, nhóm thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như:
- Lệ thuộc thuốc gây ảo giác, rối loạn tâm lý, nói sảng, mất trí, run rẩy, lo âu sợ hãi nặng hơn,…
- Lạm dụng thuốc gây ảo giác, hội chứng say, không buồn ngủ, nói nhiều, tăng động,…
- Thở chậm, khó thở, suy hô hấp nặng ở bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và hen phế quản
Thận trọng khi dùng benzodiazepin cho những đối tượng sau:
- Phụ nữ mang thai
- Người đang cho con bú
- Người suy gan, suy thận
- Người cao tuổi
Thuốc an thần benzodiazepin có tác dụng an thần, gây ngủ mạnh. Do đó, chống chỉ định cho người đang làm những công việc phải điều khiển máy móc, phương tiện giao thông, làm việc trên cao,…
2. Nhóm thuốc an thần non-benzodiazepin (NBZD)
Nhóm thuốc này bao gồm nhiều loại thuốc với cơ chế hoàn toàn khác nhau. Nhưng điểm chung của chúng là không gây nghiện. Các loại thuốc phổ biến để giảm căng thẳng, lo âu, hồi hộp bao gồm:
- Buspirone: Buspirone được sử dụng phổ biến trong điều trị trầm cảm và rối loạn lo âu. Đặc biệt là rối loạn lo âu lan tỏa. Hiệu quả của thuốc thường phát huy sau khoảng 2 – 4 tuần sử dụng.
- Zolpidem: Zolpidem được dùng cho những trường hợp bị mất ngủ do căng thẳng. Loại thuốc này có tác dụng nhanh và ngắn. Thuốc có thể cải thiện mất ngủ tạm thời do stress, hoặc do thay đổi môi trường sống.
So với benzodiazepin, nhóm non-benzodiazepin không tiềm ẩn nguy cơ gây nghiện và lạm dụng. Tuy nhiên, chúng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ khó lường.
Khi sử dụng nhóm thuốc này, bạn nên chú ý các biểu hiện bất thường, và thông báo sớm với bác sĩ để được tư vấn hướng xử lý phù hợp.
3. Thuốc chống trầm cảm
Thuốc chống trầm cảm cũng có thể được sử dụng để giảm căng thẳng, lo âu, mất ngủ, hồi hộp,… Nhóm thuốc này được dùng phổ biến trong điều trị rối loạn lo âu và trầm cảm.
Nhóm thuốc này được chia thành nhiều nhóm nhỏ bao gồm:
- Chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs)
- Chất ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine (SNRIs)
- Thuốc chống trầm cảm 3 vòng (TCA)
- Thuốc ức chế monoamine oxidase (MAOIs)
- Thuốc ức chế tái hấp thu norepinephrine và dopamine (NDRIs)
- Thuốc chống trầm cảm không điển hình.
Trong đó, SSRIs là nhóm thuốc chống trầm cảm an toàn và được sử dụng thông dụng nhất. Thuốc mang lại hiệu quả cao trong việc chống lo âu, căng thẳng, cải thiện mất ngủ, hồi hộp và bất an.
Chống chỉ định của SSRIs:
- Đang hoặc đã sử dụng thuốc ức chế monoamine oxidase (MAOIs) trong vòng 14 ngay trước
- Quá mẫn với bất cứ thành phần trong thuốc
- Phụ nữ mang thai và cho con bú
SSRIs có dụng tốt và an toàn, nhưng vẫn có thể gây ra một số tác dụng phụ như tiêu chảy, chán, run, buồn nôn, đau đầu,…
4. Thuốc an thần chiết xuất thiên nhiên
Trên thực tế, sử dụng thuốc an thần tiềm ẩn khá nhiều rủi ro.
Nếu tình trạng căng thẳng, mất ngủ, lo âu không quá nghiêm trọng, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc an thần chiết xuất thiên nhiên để cải thiện.
Các loại thuốc này sử dụng hoạt chất trong thảo dược tự nhiên. Những chấy này giảm tình trạng mất ngủ, khó ngủ, cải thiện căng thẳng, lo âu, phiền muộn,…
Các thành phần có trong thuốc an thần chiết xuất thiên nhiên bao gồm:
- Saffron (nhụy hoa nghệ tây)
- Hoa cúc
- Cây nữ lang
- Bình vôi
- Cây vông nem
- Cây lạc tiên
- Chiết xuất lá bạch quả
- Cây trinh nữ
- Lá sen, tâm sen
Thuốc chiết xuất từ thảo dược có độ an toàn cao và ít tác dụng phụ hơn. Tuy nhiên, hạn chế của thuốc là tác dụng khá chậm. Đôi khi chúng không mang lại hiệu quả với trường hợp nghiêm trọng.
Xem thêm: Điều Trị Rối Loạn Lo Âu Bằng Đông Y: 10 bài thuốc an toàn – hiệu quả
5. Viên uống bổ sung vitamin, khoáng chất
Việc bổ sung các viên uống chứa khoáng chất và vitamin có thể giải tỏa stress, nâng cao chất lượng giấc ngủ, giảm các cảm xúc tiêu cực, và tăng cường trí nhớ.
Ngoài ra, bổ sung các viên uống chứa vitamin và khoáng chất còn giúp nâng cao sức khỏe một cách toàn diện. Theo các bác sĩ, người bị căng thẳng, lo âu, hồi hộp, mất ngủ nên dùng viên uống chứa:
- Vitamin E
- Vitamin C
- Vitamin B
- Vitamin D
- Kẽm
- Magie
- Axit béo omega 3
Bên cạnh đó, bạn cũng nên bổ sung các thành phần dinh dưỡng cần thiết thông qua chế độ ăn uống khoa học.
6. Viên uống Melatonin giảm căng thẳng, mất ngủ
Melatonin là hormone được tuyến tùng sản sinh trước giờ ngủ khoảng 1 – 2 giờ đồng hồ.
Hormone này có nguồn gốc từ amino axit tryptophan. Đây là chất có trong một số loại thực phẩm, sau đó chuyển hóa cho serotonin, và cuối cùng được tuyến tùng sản sinh.
Khi bị căng thẳng, nồng độ serotonin giảm thấp dẫn đến giảm hormone melatonin. Kết quả là gây mất ngủ, khó ngủ và ngủ chập chờn.
Thay vì sử dụng các loại thuốc an thần, bạn có thể dùng viên uống bổ sung melatonin để cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Khi giấc ngủ được cải thiện, tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, hồi hộp, lo âu, sợ hãi,… sẽ thuyên giảm dần theo thời gian.
Lưu ý khi dùng thuốc chống lo âu, hồi hộp, căng thẳng
Sử dụng thuốc giảm lo âu, căng thẳng, mất ngủ, hồi hộp,… có thể cải thiện giấc ngủ và giải tỏa những cảm xúc tiêu cực đi kèm. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Thuốc chiết xuất từ thảo dược, viên uống bổ sung melatonin, vitamin, khoáng chất,…có thể sử dụng lâu dài.
- Thuốc chống trầm cảm và thuốc an thần chỉ nên dùng ngắn hạn theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Không tự ý kết hợp thuốc khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ để hạn chế tương tác thuốc
- Không sử dụng rượu bia, chất kích thích trong thời gian dùng thuốc giảm lo âu, căng thẳng.
- Không hút thuốc lá và dùng đồ uống chứa caffeine
- Chú ý biểu hiện bất thường trong thời gian dùn thuốc.
- Không tự ý ngưng thuốc đột ngột
Trong trường hợp căng thẳng, hồi hộp và lo âu kéo dài, bạn nên đến bệnh viện để được kiểm tra, chẩn đoán và điều trị. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng một số biện pháp tại nhà để giải tỏa lo âu, căng thẳng như:
- Ngồi thiền
- Tập yoga chữa rối loạn lo âu
- Liệu pháp mùi hương
- Tắm nước ấm
- Hoạt động nghệ thuận như vẽ tranh, nghe nhạc,…
Ngoài ra, nên cân nhắc tham vấn và trị liệu tâm lý nếu gặp phải vấn đề nan giải trong cuộc sống.
Thuốc giảm lo âu, căng thẳng có thể làm giải tỏa phiền muộn, hồi hộp, lo lắng, mất ngủ cùng với một số triệu chứng đi kèm.
Tuy nhiên, bên cạnh sử dụng thuốc, cần điều chỉnh thói quen sinh hoạt để cải thiện sức khỏe tinh thần và thể chất một cách toàn diện.
Có thể bạn quan tâm
- Nhóm thuốc điều trị rối loạn lo âu và lưu ý khi dùng
- Phương pháp chữa trị rối loạn lo âu tại nhà không cần thuốc
- Thuốc điều trị khó ngủ – mất ngủ và những thông tin cần biết
- Uống thuốc trị rối loạn lo âu khi mang thai và lưu ý
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!