Hội chứng sợ hãi khi đi ngủ: Nguyên nhân và cách vượt qua
Hội chứng sợ hãi khi đi ngủ là tình trạng người bệnh cảm thấy sợ hãi, lo lắng tột đột khi nghĩ đến việc đi ngủ. Nguyên nhân có thể do rối loạn cơn ác mộng, hoặc bị bóng đè kéo dài.
Hội chứng sợ hãi khi đi ngủ là gì?
Chất lượng giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên, người mắc hội chứng sợ hãi khi đi ngủ sẽ cảm thấy hoảng sợ, lo lắng khi nghĩ đến việc ngủ.
Hội chứng sợ hãi khi đi ngủ (Somniphobia) còn có nhiều tên gọi khác như chứng sợ ngủ, chứng ám ảnh thôi miên, chứng lo âu khi ngủ, chứng sợ ảnh hưởng đến khí hậu.
Tình trạng rối loạn giấc ngủ có thể dẫn đến một số cảm giác lo lắng, bồn chồn, sợ hãi xảy ra xung quanh giấc ngủ. Nếu thưởng xuyên mất ngủ, bạn sẽ cảm thấy lo lắng không biết đêm nay có ngủ được hay không.
Nỗi sợ hãi giấc ngủ cũng liên quan đến việc thường xuyên gặp ác mộng, hoặc ngưng thở khi ngủ. Hội chứng này gây ảnh hưởng nặng nề đến đời sống, sinh hoạt và sức khỏe tổng thể.
Các triệu chứng của hội chứng sợ hãi khi đi ngủ
Tình trạng sợ ngủ có thể làm xuất hiện hàng loạt các triệu chứng về thể chất lẫn tâm thần. Ảnh hưởng của những triệu chứng này sẽ tùy vào tình trạng của từng người.
1. Triệu chứng thể chất
- Cảm thấy đau tức ở phần ngực, nhịp tim gia tăng khi nghĩ đến chuyện đi ngủ
- Có cảm giác buồn nôn, có vấn đề về tiêu hóa, dạ dày vì lo lắng kéo dài dai dẳng khi ngủ.
- Ra nhiều mồ hôi, có cảm giác ớn lạnh toàn cơ thể
- Khó thở hoặc giảm thông khí khi suy nghĩ về giấc ngủ
Để giải tỏa sự sợ hãi, một số trường hợp sẽ chọn cách bật tivi, điện thoại, bật đèn, âm nhạc để có thể làm mất đi sự tập trung vào nỗi sợ.
2. Triệu chứng tinh thần
- Cảm thấy vô cùng lo sợ, bất an, hoảng loạn khi nghĩ về giấc ngủ
- Tìm mọi cách để trốn tránh việc đi ngủ
- Khi gần đến giờ đi ngủ sẽ trải qua hàng loạt các cảm xúc đau khổ, lo lắng.
- Cố gắng thức càng lâu càng tốt
- Có trường hợp mỗi khi đến giờ đi ngủ sẽ trở nên hoảng loạn, mất kiểm soát
- Gặp khó khăn về trí nhớ, cảm nhận mơ hồ về mọi thứ xung quanh
- Mất khả năng tập trung, giảm sự chú ý
- Tâm trạng thay đổi bất thường
- Dễ kích động, cáu gắt, nóng giận không rõ nguyên nhân.
Một số khác lại có nhiều xu hướng lạm dụng vào các chất kích thích, thuốc an thần để khống chế nỗi sợ và dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
Nguyên nhân gây ra hội chứng sợ hãi khi đi ngủ
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa nhận định cụ thể về nguyên nhân gây ra hội chứng sợ hãi khi đi ngủ. Tuy nhiên, một vài tình trạng rối loạn giấc ngủ có thể góp phần làm phát triển các triệu chứng của bệnh. Cụ thể như:
1. Rối loạn ác mộng
Những cơn ác mộng xuất hiện thường xuyên và rất sống động khiến người bệnh mệt mỏi, đau khổ. Ngay cả khi tỉnh giấc vào ban ngày, bệnh nhân vẫn sẽ bị ám ảnh bởi các cơn ác mộng kinh hoàng.
Rối loạn ác mộng khiến họ sợ hãi hình ảnh trong mơ, và lo lắng sẽ gặp nhiều cơn ác mộng như thế khi ngủ.
2. Bóng đè
Bóng đè xuất hiện khi người bệnh thức dậy sau giai đoạn giấc ngủ REM. Người bệnh rơi vào tình trạng tê liệt các cơ, gặp khó khăn trong việc cử động, di chuyển.
Người bệnh cũng có thể đối diện với tình trạng ảo giác tương tự như các cơn ác mộng. Bệnh nhân cảm thấy sợ hãi, hoảng loạn, nhất là khi các cơn tái phát dữ dội hơn.
3. Những yếu tố khác
Ngoài ra, một số yếu tố dưới đây cũng góp phần gây ra hội chứng sợ hãi khi đi ngủ, bao gồm:
- Tính di truyền
- Rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD)
- Lo lắng những chuyện có thể xảy ra trong lúc ngủ, ví dụ như bị hỏa hoạn, trộm cắp, thảm họa,…
- Lo sợ về cái chết. Người bệnh lo lắng quá mức về việc bản thân có thể chết khi đang ngủ
Thậm chí cũng có vài trường hợp khởi phát bệnh nhưng không tìm ra được nguyên nhân cụ thể. Nhiều trường hợp bệnh nhân không thể nhớ chính xác lý do bản thân sợ hãi, không rõ nỗi sợ xuất hiện khi nào.
Làm sao để chẩn đoán hội chứng sợ hãi khi đi ngủ?
Hiện nay vẫn chưa có một phương pháp chẩn đoán cụ thể. Thông thường người bệnh được xác định mắc bệnh nỗi sợ hãi ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, khiến họ cảm thấy đau khổ, khó khăn.
Một người được chẩn đoán mắc phải hội chứng sợ khi đi ngủ nếu họ gặp phải các tình trạng sau:
- Nỗi sợ làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ hàng ngày.
- Sức khỏe thể chất lẫn tình cảm đều bị ảnh hưởng tiêu cực.
- Người bệnh luôn ở trong trạng thái lo lắng, sợ hãi dai dẳng có liên quan đến giấc ngủ.
- Tình trạng bệnh có tác động đến hiệu suất làm việc, học tập
- Sinh hoạt cá nhân bị đảo lộn.
- Người bệnh luôn trì hoãn hoặc cố gắng tránh né giấc ngủ nhiều nhất có thể
- Các biểu hiện của bệnh kéo dài liên tục tối thiểu 6 tháng.
Cách điều trị hội chứng sợ hãi khi đi ngủ
Khi nỗi sợ hãi ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn thì cần phải được can thiệp kịp thời. Tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ cân nhắc áp dụng các phương pháp chữa bệnh phù hợp.
1. Liệu pháp phơi nhiễm
Khi áp dụng liệu pháp phơi nhiễm, người bệnh sẽ được gặp gỡ và làm việc trực tiếp với các chuyên gia trị liệu. Người bệnh sẽ dần phơi bày nỗi lo sợ của bản thân để tìm cách giải quyết chúng.
Người mắc chứng sợ hãi khi đi ngủ sẽ được ưu tiên áp dụng các kỹ thuật thư giãn. Người bệnh bắt đầu tưởng tượng về những cảm xúc tích cực để có được giấc ngủ chất lượng.
Liệu pháp phơi nhiễm còn cho người bệnh tiếp xúc với hình ảnh của người đang ngủ, nghỉ ngơi, hay thư giãn. Sau đó, bệnh nhân có thể được yêu cầu ngủ một giấc ngắn, để đảm bảo tỉnh dậy an toàn.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể trải nghiệm quá trình ngủ trong phòng thí nghiệm về giấc ngủ. Lúc này bệnh nhân sẽ được các chuyên gia y tế theo dõi xuyên suốt, dù trong giấc ngủ ngắn hoặc qua đêm.
2. Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT)
Người mắc hội chứng sợ hãi khi đi ngủ cũng có thể điều trị bằng liệu pháp nhận thức hành vi. Cách tiếp cận này giúp người bệnh xác định, và biết cách kiểm soát, giải quyết nỗi sợ hãi .
Nhờ đó, người bệnh sẽ tự điều chỉnh và kiểm soát tốt suy nghĩ để hạn chế được những ảnh hưởng tiêu cực.
Để hạn chế nỗi sợ và giảm thiểu việc tránh né giấc ngủ vào ban đêm, các chuyên gia thường khuyến khích người bệnh hạn chế việc ngủ ngày.
Tình trạng này cũng có sự liên quan đến các hoạt động đi ngủ và thức dậy cùng một thời điểm trong ngày. Chu trình này giúp người bệnh duy trì tốt nhịp sinh học của bản thân.
3. Điều trị bằng thuốc
Hiện nay vẫn chưa có loại thuốc đặc trị nào cho tình hội chứng sợ khi đi ngủ. Tuy nhiên, một số loại thuốc nhất định vẫn có khả năng giảm thiểu các triệu chứng sợ hãi, lo lắng, hoảng sợ.
Dùng thuốc sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn khi người bệnh được kết hợp với các liệu pháp nêu trên. Thuốc có tác dụng hỗ trợ trong những tình huống cần thiết.
Tùy vào mỗi trường hợp khác nhau, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị phù hợp. Thông thường người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng thuốc trong thời gian ngắn.
- Benzodiazepines: Đây là một loại thuốc an thần giúp cải thiện các triệu chứng sợ hãi, lo âu. Tuy nhiên loại thuốc này có khả năng gây nghiện nên chỉ dùng trong thời gian ngắn hạn.
- Thuốc chẹn beta: Nhóm thuốc giúp thuyên giảm các triệu chứng lo lắng về thể chất. Ví dụ: ổn định nhịp tim, ngăn chặn tình trạng tăng huyết áp.
Bác sĩ cũng có thể đề nghị người bệnh sử dụng thêm một số loại thuốc hỗ trợ giấc ngủ để ngủ ngon hơn. Người bệnh sử dụng thuốc cần tuân theo các yêu cầu của bác sĩ chuyên khoa.
Trong thời gian điều trị nếu có xuất hiện các triệu chứng bất thường, người bệnh thông báo ngay với chuyên gia để được xử lý kịp thời.
Nỗi sợ hãi liên tục có thể khiến người bệnh mất ngủ trầm trọng, đe dọa sức khỏe tinh thần và thể chất. Đối với những trường hợp này cần phải nhanh chóng tiến hành thăm khám và điều trị dứt điểm.
Tham khảo thêm:
- Thuốc giảm lo âu căng thẳng hồi hộp mất ngủ hiệu quả nhanh
- 15 Loại thức uống chữa mất ngủ, giúp ngủ ngon và sâu hơn
- Mất ngủ thiếu ngủ gây suy giảm trí nhớ, hay quên
- Rối loạn lo âu gây mất ngủ và biện pháp xử lý
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!