Hội chứng sợ nước (Aquaphobia) là gì? Cách vượt qua
Hội chứng sợ nước là nỗi sợ nước bất thường nằm ngoài tầm kiểm soát của con người và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Quan trọng là người bệnh cần hình thành tư duy đối mặt và vượt qua nỗi ám ảnh này nhằm hướng đến cuộc sống cân bằng và tốt đẹp hơn.
Hội chứng sợ nước (Aquaphobia) là gì?
Hội chứng sợ nước (Aquaphobia) là nỗi sợ hãi cực độ, phi lý và quá mức đối với nước. Người mắc chứng ám ảnh này có thể cho rằng nước nguy hiểm và đáng sợ. Điều này có nghĩa là mọi người có thể trải qua nỗi sợ hãi, lo lắng hoặc hoảng loạn tột độ khi nhìn, nghe, chạm vào nước hoặc khi nói về nước.
Đồng thời người mắc phải hội chứng có thể tránh đến những nơi gần nước như bể bơi hoặc hồ nước. Trong trường hợp nghiêm trọng, mọi người có thể ngừng tắm hoặc sử dụng nước từ bồn rửa.
Những nỗi ám ảnh khác kết nối hoặc xảy ra đồng thời với chứng sợ nước bao gồm: Hội chứng sợ tắm (Ablutophobia), Hội chứng sợ sóng (Cymophobia), Nỗi sợ hãi các sinh vật dưới nước (Megalohydrothalassophobia), Hội chứng sợ biển (Thalassophobia).
Hội chứng Aquaphobia có nhiều khả năng xảy ra ở người lớn, những người có thể nhận thức rõ hơn về những nguy hiểm có thể xảy ra với nước. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể phát triển ở trẻ em, đặc biệt nếu chúng có trải nghiệm đáng sợ hoặc chấn thương liên quan đến nước và có nỗi sợ từ khi còn nhỏ.
Nguyên nhân của hội chứng sợ nước
Bởi vì chứng sợ nước là nỗi ám ảnh cá nhân nên có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn khác nhau. Các nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này bao gồm:
- Sự kiện đau thương trong quá khứ: Những người từng trải qua chấn thương chẳng hạn như tình trạng suýt chết đuối có thể dẫn đến sợ nước.
- Những câu chuyện tiêu cực về nước: Việc nghe những câu chuyện đáng sợ như chết đuối hoặc đắm tàu khi còn nhỏ và xem phim về những sự cố, sinh vật lạ đáng sợ dưới nước là nguyên nhân gây ra chứng bệnh này.
- Tiền sử bệnh của gia đình: Trẻ có nguy cơ cao mắc chứng sợ nước nếu cha mẹ hoặc người thân mắc chứng rối loạn ám ảnh hoặc rối loạn lo âu.
- Nỗi ám ảnh: Việc nhìn thấy một người mắc chứng sợ nước hoặc nghe ai đó nói về nỗi sợ của họ có thể khiến người mắc chứng này gặp nỗi ám ảnh tương tự.
- Bị dị ứng với nước: Dị ứng, nổi mề đay do nước (AU) có thể dẫn đến đau đầu, chóng mặt, ngất xỉu, thở khò khè và khó thở nếu chạm hoặc uống nước. Mặc dù tình trạng này hiếm gặp nhưng nó có thể xảy ra cùng với chứng sợ nước.
Dấu hiệu của hội chứng sợ nước
Vì hội chứng sợ nước là nỗi ám ảnh cá nhân xảy ra trên một phạm vi rộng nên các triệu chứng giữa mọi người có thể khác nhau. Sự khác biệt có thể xảy ra trong cách biểu hiện các dấu hiệu, tần suất xuất hiện và mức độ nghiêm trọng của chúng.
Dấu hiệu tâm lý
- Sợ hãi, hoảng loạn quá mức khi phải đối mặt với nước.
- Cảm thấy cơ thể không di chuyển khi phải đối mặt với nước.
- Khó tập trung hoặc hoạt động bình thường xung quanh nước.
- Trải qua những cơn ác mộng thường xuyên hoặc đau khổ về nước.
Dấu hiệu sinh lý
- Cảm thấy chóng mặt, choáng váng hoặc ngất xỉu.
- Đổ mồ hôi, da nhợt nhạt hoặc đỏ bừng.
- Cảm thấy buồn nôn, đau bụng.
- Cảm giác không thể thở được, tim đập nhanh, tăng huyết áp.
- Căng cơ, cứng cơ bất thường, căng tức ở ngực.
- Cảm giác nghẹt thở, khó nuốt như có đồ vật mắc kẹt trong cổ họng.
- Miệng trở nên khô dính do không uống nước.
- Trở nên nhạy cảm bất thường với nhiệt độ.
- Nhầm lẫn hoặc trở nên mất phương hướng.
- Cảm thấy mệt mỏi bất thường kèm run rẩy.
- Có cảm giác châm chích ở tay chân.
Dấu hiệu hành vi
- Tránh các địa điểm, tình huống có thể gặp phải nước.
- Từ chối tắm rửa hoặc rửa tay.
- Không chịu đi ra ngoài trời mưa hay trời vừa tạnh.
- Từ chối uống nước
- Thay đổi hành vi ăn uống, ngủ nghỉ: chán ăn, khó ngủ hoặc mất ngủ.
- Tránh nghĩ đến hoặc nhắc các vấn đề liên quan tới nước.
- Từ chối xem chương trình hoặc phim ảnh về nước.
- Không muốn rời khỏi nhà trừ khi bên trong có nước.
Ảnh hưởng của hội chứng sợ nước
Chứng sợ nước nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Người mắc chứng này có thể không muốn tắm dẫn đến nguy cơ mắc bệnh ngoài da do không giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.
Những suy nghĩ phải gặp gỡ bạn bè hoặc gia đình ở địa điểm có nước như bãi biển, hồ bơi có thể gây ra lo lắng tột độ. Từ đó người bệnh không còn muốn rời khỏi nhà và dần trở nên cô lập với thế giới xung quanh.
Sợ nước thậm chí có thể hạn chế các cơ hội việc làm đòi hỏi phải tiếp xúc với nước chẳng hạn như kỹ sư, nhân viên phòng thí nghiệm, nhân viên khách sạn, nhân viên y tế,….
Người mắc chứng sợ nước có thể sẽ có những suy nghĩ hoặc cảm xúc tiêu cực như lo lắng, sợ hãi. Việc thường xuyên lên cơn hoảng loạn có thể dẫn đến rối loạn hoảng sợ. Tình trạng này có thể phải sử dụng lâu dài các loại thuốc chống lo âu.
Mặc dù hiếm gặp nhưng ở một số người, nỗi sợ nước có thể trở nên cực đoan đến mức dẫn đến sợ nước uống. Vì nước rất quan trọng đối với sức khỏe và sự sống còn của con người nên điều này có thể dẫn đến tình trạng mất nước và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.
Cách điều trị hội chứng sợ nước
Đối với những người mà triệu chứng nghiêm trọng và nỗi ám ảnh ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, việc điều trị có thể sẽ được khuyến nghị.
1. Trị liệu tâm lý
Vì có nhiều lựa chọn điều trị, các chuyên gia sẽ tạo ra một kế hoạch điều trị cá nhân hóa hiệu quả giúp xác định nguyên nhân gốc rễ của nỗi ám ảnh và cách loại bỏ chúng.
- Liệu pháp tiếp xúc: Liệu pháp tiếp xúc có thể giúp người bệnh vượt qua nỗi ám ảnh bằng cách tạo ra những suy nghĩ và niềm tin thực tế xung quanh nước. Đồng thời loại bỏ các mối liên hệ và cảm giác tiêu cực đối với nước trong thời gian dài.
- Trị liệu hành vi nhận thức (CBT): Loại trị liệu này nhằm giúp bệnh nhân hiểu được nỗi ám ảnh của mình, xác định nguyên nhân gây ra nỗi sợ hãi cũng như suy nghĩ tiêu cực hiện có. Điều này có thể giúp loại bỏ ý nghĩ tiêu cực về nỗi sợ hãi và giảm phản ứng tâm sinh lý cũng như hành vi của mình đối với nước.
- Liệu pháp thôi miên lâm sàng: Chuyên gia thôi miên giúp người có tình trạng này hiểu rõ hơn và điều chỉnh lại suy nghĩ của mình về nỗi sợ nước. Người bệnh sẽ học cách vượt qua những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực về nước thông qua các kỹ thuật thư giãn có hướng dẫn và tập trung chú ý.
2. Sử dụng thuốc hỗ trợ
Người đang trải qua chứng Aquaphobia nên dùng thuốc nếu đang gặp phải một vấn đề khác về sức khỏe tâm thần như lo lắng hoặc trầm cảm đi cùng với nỗi ám ảnh về nước. Thuốc cũng có thể được khuyên dùng nếu hội chứng trở nên nghiêm trọng và ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống của bản thân.
Trong trường hợp chứng bệnh tồi tệ hơn, thuốc có thể sẽ được khuyên dùng kết hợp với một loại liệu pháp tâm lý. Các loại thuốc mà người bệnh có thể được kê đơn bao gồm: thuốc chẹn beta, thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI), thuốc an thần, thuốc chống lo âu.
Cách vượt qua hội chứng sợ nước dễ dàng
Ngoài các lựa chọn điều trị chính thức, người bệnh có thể vượt qua nỗi ám ảnh của mình bằng cách thực hiện các chiến lược xoa dịu hiệu quả. Các chiến lược này có thể được kết hợp với thay đổi lối sống để giảm bớt các triệu chứng và tác động của hội chứng đối với cuộc sống hàng ngày.
1. Thách thức những suy nghĩ tiêu cực
Những người mắc chứng sợ nước cảm thấy đau khổ hơn khi nghĩ đến hoặc nhắc lại những trải nghiệm tiêu cực với nó. Mọi người cần tránh làm nỗi sợ hãi tăng cao bằng cách phá vỡ và thách thức những suy nghĩ tiêu cực. Người bệnh nên nhớ rằng nước không phải là mối nguy hiểm đối với bản thân và nó hoàn toàn vô căn cứ. Nhắc nhở bản thân rằng nỗi sợ hãi của mình là không đúng và cảm giác đó sẽ sớm qua đi.
2. Tránh miêu tả tiêu cực về nước
Việc tiếp xúc với những miêu tả tiêu cực về nước trong chương trình truyền hình, phim ảnh hoặc tin tức có thể khiến người bệnh cảm thấy lo lắng và sợ hãi nhiều hơn. Để ngăn ngừa nguy cơ nỗi ám ảnh tăng cao, bệnh nhân cần tránh sự xuất hiện và tiếp xúc với những mô tả tiêu cực có thể làm tăng thêm nỗi sợ hãi về nước và dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng hơn cho bản thân.
3. Tập yoga hoặc thiền
Yoga và thiền là chiến lược lâu dài giúp bệnh nhân quản lý và giảm thiểu tác động của nỗi sợ hãi đối với cuộc sống. Chúng có thể kiểm soát hơi thở và phản ứng tự động của cơ thể khi gặp nước, giúp bản thân cảm thấy bình tĩnh hơn.
Người mắc chứng sợ nước nên tập yoga và thiền hàng ngày để loại bỏ những suy nghĩ, cảm xúc và phản ứng tiêu cực khi phải tiếp xúc với nước trong tương lai. Đồng thời giúp người bệnh cải thiện các triệu chứng ám ảnh theo thời gian và giảm tác động của nó đến cuộc sống.
4. Bài tập hơi thở sâu
Các bài tập thở sâu có thể giúp bản thân kiểm soát các triệu chứng nếu như mọi người gặp phải tác nhân kích thích bằng cách nhắc nhở não thư giãn và bình tĩnh. Cùng với đó nó giúp người bệnh kiểm soát sự lo lắng của mình. Nếu bệnh nhân thực hiện các bài tập thở sâu mỗi ngày sẽ giảm mức độ căng thẳng trong cơ thể hiệu quả và giảm lo lắng được lâu dài.
5. Thực hiện thay đổi lối sống
Các yếu tố về lối sống như thiếu ngủ và mức độ căng thẳng cao có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng sợ nước. Người bệnh có thể giảm tác động của nỗi ám ảnh đối với cuộc sống của mình bằng cách:
- Thực hiện thói quen ngủ sớm, thức dậy sớm và không ngủ nướng.
- Ăn uống lành mạnh, cân bằng và đầy đủ dinh dưỡng.
- Thực hiện thói quen tập thể dục, vận động thể chất thường xuyên.
- Tránh dùng caffeine, thức uống có đường và các chất kích thích khác.
Hội chứng sợ nước (Aquaphobia) là một loại rối loạn ám ảnh cụ thể làm gián đoạn cuộc sống của mọi người. Người bệnh có thể tự chăm sóc bản thân và tiếp tục thực hiện bất kỳ phương pháp điều trị nào giúp kiểm soát các triệu chứng của mình nhằm mang lại cuộc sống chất lượng hơn.
Có thể bạn quan tâm:
- Hội chứng sợ bẩn, sợ vi khuẩn (Mysophobia) & Cách vượt qua
- Hội chứng sợ cá (Ichthyophobia): Ảnh hưởng và Cách điều trị
- Hội chứng sợ sấm sét (Astraphobia): Dấu hiệu và Cách kiểm soát
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!