Hồi hộp lo âu kéo dài cảnh báo bệnh gì?
Hồi hộp lo âu là một trong các trạng thái bình thường của con người. Tuy nhiên nếu tình trạng hồi hộp lo lắng kéo dài một cách mất kiểm soát thì nó có thể cảnh báo về một số bệnh lý như bệnh tim, các vấn đề về tâm thần.
Hồi hộp lo âu kéo dài cảnh báo bệnh gì?
Đa phần con người đều sẽ phải trải qua cảm giác hồi hộp lo âu đối với những sự việc hiện tượng xảy ra xung quanh. Tuy nhiên khi trạng thái này xuất hiện thường xuyên và kéo dài dai dẳng thì nó cũng có thể là biểu hiện của các bệnh lý nguy hiểm.
- Đối với người có sức khỏe bình thường: Nếu tình trạng hồi hộp, lo âu xuất hiện ở những người khỏe mạnh thì hầu như họ không cảm nhận được tiếng nhịp tim thay đổi. Thông thường, họ chỉ xuất hiện cảm giác lo lắng khi phải chờ đợi kết quả của sự việc nào đó, chứng kiến cuộc thi gây cấn, xúc động, hoạt động quá sức, quan hệ tình dục,…Đây được hiểu là một trong các trạng thái sinh lý rất bình thường của con người.
- Đối với những người bệnh tim: Tình trạng hồi hộp, lo âu kéo dài có kèm theo những triệu chứng cơ thể như mệt mỏi, phù chân, khó thở,…thì có thể nó đang cảnh báo về các vấn đề tim mạch. Những người có bệnh tim thường xuất hiện triệu chứng này bỏi vì tình trạng rối loạn nhịp tim khiến cho cơ thể phát sinh nên những rối loạn thần kinh. Một số bệnh tim phổ biến hiện nay như viêm cơ tim, van tim, động mạch vành,…
- Đối với những trường hộp suy nhược thần kinh: Nếu người bệnh xuất hiện các triệu chứng hồi hộp, lo âu kéo dài và có kèm theo những dấu hiệu như tay chân tê lạnh, ngộp thở, sợ hãi, khó ngủ,…thì có thể bạn đang mắc phải các căn bệnh về suy nhược thần kinh. Đây là một trong các rối loạn tâm thần gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh.
Người hay bị hồi hộp lo âu kéo dài – triệu chứng của suy nhược thần kinh
Nếu có thể loại bỏ được triệu chứng hồi hộp, lo âu kéo dài xuất phát từ bệnh tim thì có thể bạn đang mắc phải các căn bệnh về suy nhược thần kinh. Tình trạng này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến cho sức khỏe người bệnh bị ảnh hưởng, chất lượng cuộc sống bị giảm sút, nhiều nguy cơ biến chứng thành các bệnh lý nghiêm trọng hơn.
1. Những loại bệnh suy nhược thần kinh
Tùy vào mức độ biểu hiện của triệu chứng hồi hộp, lo âu kéo dài mà bạn có thể mắc phải một số căn bệnh về tâm lý như:
- Rối loạn lo âu: Đây được xem là một trong các chứng bệnh phổ biến nhất của tình trạng suy nhược thần kinh. Biểu hiện đặc trưng của bệnh lý này là những cơn hồi hộp, lo âu kéo dài không xác định được rõ nguyên nhân. Hiện nay cũng có khá nhiều các loại bệnh về rối loạn lo âu như rối loạn lo âu lan tỏa, ám ảnh cưỡng chế, ám ảnh sợ hãi, cơn hoảng loạn, trầm cảm hỗn hộp,…
- Stress: Nếu tình trạng hồ hộp, lo âu kéo dài biểu hiện cho stress thì mức độ bệnh hiện đang ở giai đoạn nặng, người bệnh có thể kèm theo các triệu chứng của trầm cảm.
- Trầm cảm: Tùy vào cấp độ bệnh trầm cảm mà bệnh nhân cũng sẽ có những biểu hiện khác nhau. Một số triệu chứng của bệnh lý này đó là cảm giác chán nản, buồn bã, lo âu, hồi hộp, mất dần hứng thú với các hoạt động xung quanh, cảm thấy tội lỗi, thất vọng về bản thân,…
- Rối loạn thực thể hóa: Khi tình trạng rối loạn lo âu kéo dài và không được điều trị đúng phương pháp sẽ khiến cho người bệnh xuất hiện các cơ đau ở những cơ quan trên cơ thể. Đây cũng được xem là một loại bệnh thuộc nhóm suy nhược thần kinh.
2. Các nguyên nhân gây suy nhược thần kinh
Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây nên tình trạng suy nhược thần kinh. Một số yếu tố chiếm tỉ lệ cao như:
- Di truyền: Đây là yếu tố được xem là có tỉ lệ khá cao đối với những trường hợp mắc các bệnh lý về thần kinh. Qua nghiên cứu của các nhà khoa học tại Mỹ cho biết rằng, ADN cũng là một trong các nguyên nhân làm gia tăng số lượng người bị trầm cảm, rối loạn lo âu, stress,…Nếu trong gia đình có người thân bị suy nhược thần kinh thì tỉ lệ mắc bệnh ở con cái sẽ cao gấp 2,3 lần so với người bình thường.
- Môi trường sống: Thống kê cho biết rằng, những đối tượng được sinh sống trong môi trường lành mạnh, gia đình hạnh phúc sẽ có tỉ lệ mắc bệnh tâm lý rất thấp. Tuy nhiên, đối với những trường hợp được sinh ra và lớn lên ở gia đình thường xuyên mâu thuẫn, chịu nhiều áp lực về kinh tế, học hành, công việc, con cái,…sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao.
- Tâm lý: Các đối tượng đã từng chịu đả kích tâm lý, bị lạm dụng tình dục, ngược đãi,…sẽ dễ gặp phải các triệu chứng của bệnh rối loạn thần kinh.
3. Điều trị hồi hộp lo âu kéo dài
Trước khi tiến hành áp dụng các phương pháp điều trị chứng hồi hộp, lo âu kéo dài thì người bệnh cần phải tiến hành thăm khám và chẩn đoán chính xác. Sau khi xác định tình trạng này không xuất phát từ các vấn đề tim mạch thì những chuyên gia tâm lý sẽ tư vấn và hướng dẫn phương pháp chữa bệnh hiệu quả.
Các phương pháp thường được áp dụng để điều trị suy nhược thần kinh như:
- Sử dụng thuốc: Tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người mà các bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn thuốc với liều lượng phù hợp. Tuy nhiên, hầu hết các loại thuốc hỗ trợ điều trị tâm lý đều có thể gây ra một số tác dụng phụ. Vì thế bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định dùng thuốc của chuyên gia để đảm bảo an toàn cho bản thân.
- Trị liệu tâm lý: Đây là phương pháp được ưa chuộng nhất để điều tri tâm lý. Các chuyên gia sẽ trao đổi, trò chuyện trực tiếp với bệnh nhân để giúp học tư duy, nhận thức, kiểm soát tốt được các cảm giác hồi hộp, lo âu kéo dài.
4. Biện pháp phòng ngừa hồi hộp lo lắng kéo dài
Tình trạng hồi hộp, lo âu tuy không quá nghiêm trọng nhưng khi nó kéo dài gây ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh thì sẽ làm suy giảm sức khỏe, cuộc sống. Do đó, để phòng tránh được hiện tượng này, bạn nên áp dụng ngay các cách sau đây:
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh sẽ giúp hạn chế được các vấn đề về tâm lý. Bạn nên chú ý bổ sung những thực phẩm giàu dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất và hạn chế các món ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn.
- Không nên lạm dụng quá nhiều bia rượu, thuốc lá, chất kích thích, đặc biệt là chất gây nghiện. Các chất này có thể khiến cho tình trạng hồi hộp, lo âu kéo dài gia tăng mất kiểm soát.
- Thường xuyên vận động, rèn luyện nâng cao sức khỏe. Mỗi ngày nên dành ra 30 phút để tập các bài thể thao đơn giản, nhẹ nhàng như chạy bộ, đi bộ, thiền, yoga,…Tốt nhất bạn nên lựa chọn không gian thoáng mát, thoải mái, nhiều cây xanh.
- Giấc ngủ cũng là yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với cảm xúc và sức khỏe của con người. Do đó, bạn cần ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, tốt nhất nên rèn luyện thói quen ngủ trước 23 giờ.
- Sắp xếp công việc hợp lý, tránh làm việc quá sức.
- Học cách chi sẻ, tâm sự với những người xung quanh để giải tỏa được các áp lực học tập, công việc, tránh căng thẳng quá mức.
Hồi hộp lo âu kéo dài có thể là cảnh báo của các vấn đề về tim mạch hoặc những bệnh lý suy nhược tâm thần. Để có thể biết rõ được các nguy cơ bệnh lý, bạn nên nhanh chóng tiến hành thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để có thể áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp, nhanh chóng cải thiện tình trạng sức khỏe.
Có thể bạn quan tâm
- Rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị
- Cảm giác bồn chồn, lo lắng, khó ngủ và biện pháp khắc phục
- Rối loạn lo âu xã hội: Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị
- Rối loạn hoảng sợ: Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!