Cảm giác bồn chồn, lo lắng, khó ngủ và biện pháp khắc phục
Cảm giác bồn chồn, lo lắng, khó ngủ khiến nhiều người cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng. Đây là dấu hiệu của bệnh lý gì, và làm cách nào để khắc phục hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc.
Bồn chồn lo lắng khó ngủ có phải là bệnh?
Trạng thái bồn chồn, lo lắng, khó ngủ rất thường gặp ở những người trưởng thành. Đây được gọi là một trong các trạng thái tâm lý bình thường mà ai cũng sẽ từng trải qua.
Tình trạng này bắt nguồn từ những áp lực gia đình, công việc, tình cảm, quan hệ xã hội,… khiến con người phải bận tâm, lo toan nhiều thứ.
Thông thường, trạng thái bồn chồn, lo lắng, khó ngủ chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn. Chúng sẽ tự biến mất khi những áp lực biến mất, hoặc khó khăn được giải quyết.
Tuy nhiên, nếu tình trạng này thường xuyên xuất hiện, lặp lại nhiều lần, đôi khi không rõ lý do thì đây có thể là biểu hiện của một bệnh lý nào đó.
Nếu người bệnh chủ quan không tiến hành thăm khám và điều trị sẽ khiến cho tình trạng bệnh càng nghiêm trọng. Trạng thái bất ổn này có nguy cơ biến thành những bệnh lý nguy hiểm hơn.
Bồn chồn lo lắng khó ngủ – Dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm
Chúng ta không thể xem nhẹ cảm giác bồn chồn, lo lắng, khó ngủ dù nhẹ hay nặng. Đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm như:
- Rối loạn lo âu: Trạng thái bồn chồn, lo lắng, khó ngủ đều là những triệu chứng đặc trưng của rối loạn lo âu. Hầu hết những người bệnh đều xuất hiện dấu hiệu này ở những mức độ khác nhau. Đôi lúc bệnh nhân sẽ có kèm theo một số dấu hiệu như sợ hãi, khó thở, tay chân lạnh toát, đổ nhiều mồ hôi,…
- Trầm cảm: Người mắc trầm cảm thường trải qua một loạt các cảm xúc tiêu cực. Những cảm xúc này dẫn đến cảm giác bồn chồn, lo lắng, không thể đi vào giấc ngủ.
- Rối loạn giấc ngủ: Khó ngủ có thể là dấu hiệu của rất nhiều rối loạn giấc ngủ khác nhau, bao gồm hội chứng mất ngủ (insomnia) và rối loạn giấc ngủ kinh niên (chronic sleep disorder). Cảm giác bồn chồn và lo lắng thường xuất phát từ sự lo ngại về khả năng mình không thể ngủ đủ.
- Bệnh tâm thần khác: Các rối loạn tâm thần khác như rối loạn lo âu tổng hợp, rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD), hoặc rối loạn áp lực công việc (work-related stress disorder) cũng có thể gây tình trạng này. Lo lắng về công việc chưa hoàn thành, ám ảnh về giấc mơ hoặc một sự việc nào đó đều gây ra sự bồn chồn, lo lắng, khó ngủ.
- Bệnh tim mạch hoặc sức khỏe vật lý: Bệnh tim mạch, bệnh tăng huyết áp, và các vấn đề sức khỏe vật lý khác cũng có thể gây ra cảm giác lo lắng và bồn chồn.
Trên đây chỉ là những vấn đề bệnh lý thường gặp, người bệnh có thể chịu ảnh hưởng của nhiều bệnh lý nguy hiểm khác khi thường xuyên cảm thấy lo lắng, bồn chồn và khó ngủ.
Do đó, để hạn chế tối đa hậu quả tiêu cực, người bệnh cần nhanh chóng tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa. Người bệnh sẽ được thăm khám, chẩn đoán và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Việc nhận biết sớm các triệu chứng bất thường cũng hỗ trợ tốt cho quá trình chữa bệnh, giúp cơ thể phục hồi sức khỏe một cách tốt nhất.
Biện pháp khắc phục bồn chồn lo lắng khó ngủ
Ngay khi nhận thấy những biểu hiện bất thường của cơ thể, bạn nên nhanh chóng áp dụng các biện pháp dưới đây để khắc phục tình trạng bồn chồn, lo lắng, khó ngủ.
1. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
Việc cơ thể bị mất nước, hoặc dung nạp nhiều thực phẩm có chất tạo màu, hương liệu, chất bảo quản cũng gây biến đội thất thường về tâm lý.
Để khắc phục tình trạng này một cách hiệu quả nhất, bạn nên nhanh chóng thiết lập cho mình một chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh.
Bạn nên chú ý bổ sung các loại thực phẩm dinh dưỡng, giàu carbohydrate, protein, vitamin, khoáng chất. Đặc biệt, người bệnh cần tăng cường rau xanh, trái cây tươi.
Đồng thời, hạn chế tối đa thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn. Không ăn đồ ăn có quá nhiều muối, đường, chiên rán nhiều dầu mỡ,… Điều này giúp kiểm soát tốt các tình trạng lo lắng, sợ hãi, mất ngủ.
2. Vận động thường xuyên
Thường xuyên vận động, luyện tập thể dục thể thao cũng giúp nâng cao tinh thần và cân bằng cảm xúc. Đây là “bài thuốc” tự nhiên giúp cải thiện các chứng bệnh hiệu quả và an toàn.
Đặc biệt, tình trạng bồn chồn, lo lắng, khó ngủ sẽ được cải thiện nếu cơ thể được vận động đúng cách. Vận động nhẹ nhàng 30 phút trước khi ngủ giúp chất lượng giấc ngủ tốt hơn.
Chúng ta không cần thực hiện những bài tập quá khó. quan trọng là vừa sức và phù hợp với lứa tuổi. Ví dụ như đi bộ, chạy bộ, đạp xe đạp, yoga sẽ giúp tinh thần minh mẫn, cân bằng cuộc sống hiệu quả.
Tốt nhất bạn nên lựa chọn không gian có nhiều cây xanh, không khí mát mẻ, trong lành. Điều này còn ngăn ngừa, hạn chế các căn bệnh về tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu.
3. Ngủ đủ giấc
Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với tâm trạng và sức khỏe của con người. Ngoài ra để cải thiện được tình trạng bồn chồn, lo lắng, khó ngủ bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:
- Chỉ nên ngủ vào ban đêm, tránh ngủ ngày quá nhiều.
- Không sử dụng máy tính, điện thoại trên giường.
- Không xem tivi hoặc độc báo trên giường.
- Không ăn quá no hoặc dung nạp thực phẩm, nước uống có chứa caffeine trước khi đi ngủ.
- Nếu không ngủ được nên thức dậy và rời khỏi giường cho đến khi cảm thấy buồn ngủ
- Tránh tính trạng lăn hoặc xoay người liên tục trên giường để tránh mất ngủ
- Lựa không gian ngủ thoải mái, yên tĩnh, mát mẻ, tốt nhất là có mùi hương nhẹ.
- Rèn luyện thói quen ngủ đúng giờ, tốt nhất là trước 22 giờ mỗi ngày.
Một giấc ngủ chất lượng giúp cải thiện sức khỏe và hạn chế nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Dù công việc bận rộn hay có nhiều áp lực, chúng ta củng nên tập thói quen nghỉ ngơi phù hợp.
4. Thiền
Thiền là một trong các biện pháp giúp cân bằng cảm xúc, loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực hiệu quả. Mỗi ngày bạn chỉ cần dành ra khoảng 30 phút để ngồi thiền để cảm nhận được thay đổi.
Ngồi thiền giúp các triệu chứng bồn chồn, lo lắng, khó ngủ thuyên giảm đáng kể. Tốt nhất bạn nên thiền vào buổi tối, trước lúc đi ngủ để giấc ngủ được sâu hơn.
Xem thêm: Thiền chánh niệm: Liều thuốc chữa lành nhiều rối loạn tâm lý
5. Tập thở sâu
Hơi thở nông (không sâu) cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng lo lắng, bất an. Vì vậy, cảm giác căng thẳng, lo lắng, bồn chồn có thể được giảm bớt khi bạn áp dụng các bài tập hít thở sâu.
Thông qua hoạt động này, tâm trí của bạn được thư giãn bằng việc tác động và kích thích đến hệ thần kinh phó giao cảm. Hướng dẫn cách hít thở sâu:
- Bạn có thể ngồi trên ghế hoặc nằm ngửa trên giường với tư thế thả lỏng.
- Dùng 1 bàn tây đặt lên dạ dày, tay còn lại giữ trên ngực.
- Bắt đầu hít một cách chậm rãi
- Hít sâu một hơi qua mũi và giữ khoảng vài giây
- Thở chậm ra qua miệng, thời gian thở phải chậm hơn so với lúc hít vào.
- Lặp lại nhiều lần sau đó, tốt nhất nên thực hiện khoảng 4 đến 8 lần mỗi ngày.
6. Không sử dụng chất kích thích
Rượu bia là một trong các yếu tố gây nên tình trạng rối loạn tâm lý. Nó khiến con người dễ rơi vào trạng thái bồn chồn, lo lắng, khó ngủ.
Ban đầu, rượu có thể làm tê mỏi thần kinh, giảm bớt căng thẳng. Nhưng khi rượu hết tác dụng, các triệu chứng lo lắng, khó chịu lại gia tăng gấp nhiều lần.
Vì thế, bạn tuyệt đối không được lạm dụng bia rượu. Ngoài ra, thuốc lá và các chất chứa caffeine cũng là một trong các yếu tố mà người bệnh không được sử dụng đến.
Các chất này có khả năng khiến cho tình trạng lo lắng càng trở nên nghiêm trọng hơn. Rượu bia sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu lạm dụng.
7. Thử liệu pháp mùi hương
Người thường bồn chồn, lo lắng, khó ngủ có thể áp dụng thử liệu pháp mùi hương. Bạn có thể ngửi tinh dầu trực tiếp hoặc cho vào bồn tắm, máy khuếch tán. Mùi hương có tác dụng hỗ trợ:
- Giúp giấc ngủ được ngon hơn
- Tinh thần được thư giãn.
- Cân bằng cảm xúc, tăng cường tâm trạng.
- Ổn định nhịp tim và huyết áp.
Một số loại tinh dầu có tác dụng giảm lo lắng như hương bưởi, hoa oải hương, Cam bergamot,…
8. Uống trà thảo mộc
Các loại trà thảo mộc được biết đến từ các bài thuốc dân gian hiệu quả. Công dụng của chúng là giúp cơ thể khỏe mạnh, hỗ trợ phục hồi bệnh nhanh chóng.
Trà thảo mộc còn có tác dụng hỗ trợ các chứng mất ngủ, căng thẳng, lo lắng, bồn chồn. Chúng hỗ trợ làm dịu thần kinh một cách an toàn và hiệu quả.
Người bệnh có thể uống trà mộc hoa cúc, trà thảo mộc atiso, trà hoa đậu biếc. Mỗi ngày chỉ nên uống 1 ly để kiểm soát tốt tình trạng lo lắng, bồn chồn, khó ngủ.
Tốt nhất bạn nên uống 1 ly trước khi đi ngủ khoảng 30 phút. Điều này giúp cho tinh thần được thư giãn, hỗ trợ giấc ngủ được dễ dàng và sâu giấc hơn.
Bên cạnh đó, một số loại trà thảo mộc còn hỗ trợ mát gan, dưỡng nhan, giảm cân một cách an toàn. Tuy nhiên, bạn chỉ nên uống với liều lượng vừa đủ.
Bồn chồn, lo lắng, mất ngủ ngày càng nghiêm trọng thì phải làm sao?
Nếu bạn đã áp dụng các biện pháp trên nhưng chứng bồn chồn, lo lắng, mất ngủ không thuyên giảm thì có thể bạn đang mắc những vấn đề tâm lý nguy hiểm.
Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, và kèm theo các triệu chứng khác như: sợ hãi một vấn đề gì đó, khó thở, chân tay lạnh, ra mồ hôi… có thể bạn đang mắc chứng Rối loạn lo âu.
Bạn có thể liên hệ Chuyên gia tâm lý trị liệu để được tham vấn (Thời gian từ 6h-18h tất cả các ngày trong tuần) và xác định vấn đề cụ thể.
Có thể bạn quan tâm:
- Bị rối loạn lo âu nên ăn gì và kiêng gì để cải thiện bệnh?
- Rối loạn lo âu xã hội: Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị
- Rối loạn hoảng sợ: Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị
- Rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm: Triệu chứng và chữa trị
Trước khi bác mình bị chứng rối loạn lo âu thì cũng gặp các triệu chứng như này
Mẹ mình hay suy nghĩ nhiều về chuyện gia đình thành ra bị khó ngủ khá lâu rồi, trung tâm giúp đỡ mình được không?
Chào bạn, bạn có thể đưa mẹ bạn qua Trung tâm để được hỗ trợ tốt nhất bạn nhé, trước khi qua bạn nên đặt lịch hẹn trước để không phải đợi lâu, bạn có thể để lại số điện thoại hoặc gọi vào hotline của Trung tâm 096 589 8008 để đặt lịch và tư vấn bạn nhé
Sợ nhất là khó ngủ mất ngủ, không ngủ được hôm sau cảm thấy không còn chút sức lực nào luôn
Tôi cũng thế, mấy lần bị mất ngủ xong sáng hôm sau dậy đi làm oải thật sự, không có tâm trạng làm việc luôn
Đợt trước tôi cũng bị vậy, cứ lo công việc rồi gia đình lẫn lộn làm tôi suy nghĩ nhiều thành ra khó ngủ, một thời gian dài có người mách mua trà g9 về dùng thử thì mới được cải thiện hơn
Dạo gần đây tôi hay bị stress do công việc và gia đình, khoảng tuần nay rồi, suốt ngày suy nghĩ quẩn quanh nhưng mâu thuẫn trong công việc và gia đình thôi, rất dễ cáu giận với người khác nên tôi thường ít tiếp xúc với mọi người và về nhà chỉ ở trong nhà cũng chả giao tiếp với bên ngoài mấy, có phải tôi đang bị chứng rối loạn lo âu rồi không
Chào bạn, để rõ thông tin của bạn hơn thì bạn có thể để lại số điện thoại để Trung tâm chủ động liên lạc trao đổi hoặc bạn có thể gọi vào số hotline của Trung tâm 096 589 8008 Hoặc (024) 2216 8008 bạn nhé vì dựa vào thông tin bạn cung cấp thì Trung tâm chưa thể khẳng định chính xác được
Thời buổi dịch dã căng thẳng thế này hay gặp cảm giác bất an này lắm
Đúng rồi bác, em làm kinh doanh, bị đóng cửa xong phải lo toan tiền thuê, tiền này nọ nên suy nghĩ khá nhiều, lúc nào cũng thấy bất an hết
Thật ý, thời buổi này kiếm đồng tiền khó khăn dã man, rồi sợ tiếp xúc bị lây nhiêm, lúc nào cũng trong trạng thái lo lắng hết á
Công ty em còn đang cắt giảm nhân viên, em đang lo không kiếm được việc, mất ngủ tuần nay vì suy nghĩ vấn đề này rồi
Sợ cái cảm giác bất an lắm, khiến mình cảm thấy không hứng thú với bất kỳ thứ gì cả
Chăm rèn luyện thể dục, chừa một chút thời gian thư giãn đầu óc là mọi cảm xúc tiêu cực chạy hết
bài viết rất hữu ích với một người hay bị bồn chồn lo lắng như tôi
Về ăn uống có thực phẩm nào giúp cải thiện tình trạng khó ngủ, lo lắng không nhỉ
Nhiều lắm, các loại rau xanh, trái cây như cam, bơ, sữa chua, rau cải… nhiều lắm bạn
Vừa uống trà vừa kết hợp với ăn các loại thực phẩm dinh dưỡng, giàu carbohydrate, protein, vitamin, khoáng chất, đặc biệt là rau xanh, trái cây tươi là tốt nhất, bạn nên đầu tư một hộp trà hoa cúc hay trà xanh uống hằng ngày, vừa tỉnh táo vừa dễ chịu trong người
Như mình thì cứ mỗi ngày 2 tách trà xanh chia 2 buối sáng và chiều là cảm thấy an yên lắm
Thời gian gần đây tôi thường căng thẳng và người lúc nào cũng trong trạng thái mệt mỏi, từ lúc công việc đổ dồn nên tôi làm ngày làm đêm, thời gian ngủ rất ít, có hôm đau đầu không ngủ được, trung tâm có cách nào giúp tôi không
Chào bạn, dựa vào các dấu hiệu thì có thể bạn đang bị chứng stress, để hiểu rõ hơn về tình trạng của bạn, bạn có thể gọi điện trực tiếp vào hotline của Trung tâm 096 589 8008 Hoặc (024) 2216 8008 hoặc để lại số điện thoại để Trung tâm chủ động liên lạc với bạn
Tôi bị biến cố, gặp cú sốc lớn trong cuộc sống, hơn 1 tháng nay tôi luôn ở trạng thái bồn chồn, lo lắng, ngủ hay tỉnh giấc, có phải dấu hiệu của bệnh này k ạ ?
haiizzz, đi khám luôn đi lên đây hỏi chi
tôi ngại nên mới lên đây hỏi chứ với cả không biết có phải bệnh không thì nên hỏi trước chứ sao
ngại thì đến bao giờ giải quyết xong vấn đề, rồi mọi thứ cứ luẩn quẩn mãi thôi nên mình cũng khuyên bạn khám là tốt nhất, không thì cũng kệ bạn chả ảnh hưởng tới mình nhé
ok
Làm thế nào để nhận biết triệu chứng rối loạn lo âu ở người già vậy chuyên gia, từ ngày ba tôi mất thì mẹ tôi đang có biểu hiện suy nghĩ nhiều và thường xuyên mất ngủ và hay đòi đi bệnh viện vì sợ chết. Tôi rất mệt mỏi và mong được chuyên gia cho lời khuyên
Chào bạn, bạn có thể tham khảo bài viết này nhé: https://tamlytrilieunhc.vn/dich-vu/roi-loan-lo-au . Để hỗ trợ bạn được tốt nhất bạn có thể liên hệ qua số Hotline Trung tâm 096 589 8008 bạn nhé.
Những đêm dài trôi qua trong cảm giác không yên, và mỗi ngày là một thách thức mới và tôi đã tìm kiếm sự trợ giúp của bác sĩ mà không cải thiện
có phải bạn đang sử dụng thuốc từ bác sĩ kê cho bạn phải không
đúng vậy bạn, không hết
tâm lý trị liệu đi bạn
Chào bạn, Trung tâm có thể nhận thấy sự lo lắng bất an từ bạn, để hỗ trợ bạn được tốt nhất bạn có thể liên hệ qua số Hotline Trung tâm 096 589 8008 bạn nhé.
rối loạn lo âu đã làm mất đi sự thoải mái và yên bình trong cuộc sống hàng ngày của tôi, đã uống thuốc và vẫn rất bứt rứt khó chịu nhé
Chào bạn, để hỗ trợ bạn được tốt nhất bạn có thể liên hệ qua số Hotline Trung tâm 096 589 8008 bạn nhé.
có nên uống thuốc ngủ ko nhỉ
vãi thuốc ngủ tác dụng phụ thì bỏ mie
bỏ suy nghĩ đấy ngayyyyyyy!!!!!!!
thế là dở rồi
Không gì sợ bằng khó ngủ các bác ạ, ám ảnh luôn ấy
Like
chuẩn luôn, kinh hãi
Tôi bị mất ngủ 1 thời gian rồi mà không tài nào chữa được
Chào bạn, Trung tâm có thể nhận thấy sự lo lắng bất an từ bạn, để hỗ trợ bạn được tốt nhất bạn có thể liên hệ qua số Hotline Trung tâm 096 589 8008 bạn nhé.
Mình mỗi khi gặp chuyện gì lo nghĩ rất hay bị bồn chồn, cứ tưởng là chuyện nhỏ nhưng càng lúc càng nặng hơn
Chào bạn, có thể đây là tâm lý bất an đã xảy ra từ rất lâu và đến hiện tại bạn đã cảm nhận rõ rệt các triệu chứng, để hỗ trợ bạn được tốt nhất bạn có thể liên hệ qua số Hotline Trung tâm 096 589 8008 bạn nhé
trị liệu tâm lý thì có hết triệu chứng bồn chồn lo lắng mát ngủ không. Tôi có uống thuốc rối loạn lo âu bác sĩ kê nhưng mà vẫn còn triệu chứng lo lắng, tim đập nhanh, nhưng ngủ li bì, người phệ ra, rệu rạo, mệt hơn cả bình thường?
Chào bạn, với vấn đề của bạn thắc mắc, thì Trung tâm trị liệu sẽ có cam kết trên giấy tờ cho bạn nhé, nhưng cần phải có buổi tham vấn để thấy được nguyên nhân gốc rễ của vấn đề trước nhé bạn, để hỗ trợ bạn được tốt nhất bạn có thể liên hệ qua số Hotline Trung tâm 096 589 8008 bạn nhé
Mẹ chồng tôi mất ngủ lâu năm, đã thử nhiều cách nhưng không thể cải thiện được, thời gian tới gia đình sẽ đưa bà đến NHC
Chào bạn, trước khi bạn đến bạn nên liên hệ trước nhé, để hỗ trợ bạn được tốt nhất bạn có thể liên hệ qua số Hotline Trung tâm 096 589 8008 bạn nhé