8 Tác hại do nghiện điện thoại thông minh cần sớm thức tỉnh
Hiện nay, việc dùng smartphone đã trở thành thói quen phổ biến với tất cả mọi người. Tuy nhiên, sử dụng không đúng cách sẽ gây ra tình trạng nghiện điện thoại thông minh. Điều này gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thể chất và tâm lý, nếu tình trạng này kéo dài có thể làm giảm chất lượng cuộc sống của bạn.
Thực trạng nghiện điện thoại thông minh đầy nhức nhối hiện nay
Thời đại 4.0 hiện nay chúng ta không thể phủ nhận vai trò quan trọng của điện thoại thông minh. Nó không chỉ giúp chúng ta liên lạc, làm việc, học tập, giải trí,… mà còn tích hợp nhiều tiện ích hỗ trợ người dùng.
Trong thời gian gần đây, điện thoại đã trở thành vật bất ly thân không thể thiếu với đại đa số người, đặc biệt là giới trẻ. Theo thống kê, so với 10 năm trước thời gian sử dụng điện thoại của mọi người tăng lên khoảng từ 4 đến 6 giờ và con số này vẫn đang tiếp tục tăng mạnh.
Một số biểu hiện của người bị nghiện điện thoại thông minh
- Luôn giữ điện thoại bên mình, cảm thấy khó chịu khi nó bị hư hỏng và phải để lại cửa hàng.
- Liên tục kiểm tra điện thoại, cảm thấy thất vọng khi điện thoại không có thông báo mới.
- Luôn lấy điện thoại ra chụp ảnh hoặc quay video khắp mọi nơi mặc dù cảnh sắc ở đó không có gì đặc biệt.
- Thích thú việc lướt web, newsfeed hơn là ra ngoài hoặc gặp gỡ bạn bè.
- Luôn để điện thoại kế bên giường và thường xuyên sử dụng nó kể cả khi bạn buồn ngủ.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học có 3 lý do gây ra chứng nghiện điện thoại được xác định:
- Nghiện Internet
- Hội chứng FOMO (sợ bỏ lỡ thông tin)
- Người dùng thiếu tính tự chủ
8 Tác hại khôn lường của tình trạng nghiện smartphone
Nghiện điện thoại thông minh gây ra nhiều tác hại đáng lo ngại đối với chúng ta về mặt sức khoẻ và tâm lý.
1. Gây các bệnh, tật về mắt
Đa số mọi người đều đã biết về tác động của ánh sáng xanh (HEV) điện thoại tới đôi mắt. Tuy nhiên, mọi người không biết rằng ánh sáng xanh gần giống với tia cực tím, nhân tố làm hỏng võng mạc của đôi mắt.
Ánh sáng xanh có bước sóng ngắn nhưng mang mức năng lượng cao, chính vì vậy khi nó tiếp xúc với giác mạc sẽ làm tổn thương các tế bào võng mạc. Nếu tiếp xúc lâu dài với cường độ cao sẽ gây chết các tế bào thị giác từ đó dẫn đến các vấn đề như:
- Rối loạn điều tiết mắt
- Mỏi, khô mắt
- Mờ, đỏ mắt
- Các tật về mắt (cận thị, viễn thị, mù lòa,…)
2. Gây ra chứng mất ngủ
Việc sử dụng điện thoại trước khi ngủ đã là thói quen của tất cả mọi người. Tuy nhiên, việc làm này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới cơ thể của bạn.
Ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại sẽ kích thích hoạt động não giảm sản xuất melatonin (hormone điều chỉnh giấc ngủ). Điều này có thể làm cho việc thư giãn, chìm vào giấc ngủ của bạn gặp khó khăn và là một trong những lý do giải thích tại sao chúng ta ngày càng thức khuya dẫn đến ngủ không đủ, không sâu.
Việc sử dụng điện thoại quá mức đôi lúc sẽ dẫn đến tình trạng stress, lo lắng, căng thẳng mệt mỏi kéo dài, suy nhược thần kinh,… từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng giấc ngủ.
3. Hội chứng đau các khớp xương tay, lưng, cổ
Đây là triệu chứng điển hình cho những người thường xuyên chơi game, làm việc, nhắn tin trên điện thoại. Thói quen sử dụng điện thoại với tư thế cúi đầu, khom lưng có thể gây áp lực lên các dây thần kinh vai gáy, cổ. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra chứng đau và cứng cổ, thoát vị đĩa đệm, vai gáy, viêm xương khớp,…
Một số người khi sử dụng điện thoại thường nằm hoặc ngồi cong, vẹo lưng. Ngồi sai tư thế có thể đem tới một số vấn đề về cột sống như đau lưng, cong vẹo, thoái hoá cột sống. Những vấn đề này ảnh hưởng lớn đến dáng người và sức khỏe của người nghiện điện thoại thông minh. Đôi lúc, hình dáng cong vẹo của cơ thể khiến cho người bệnh bị chọc ghẹo, body shaming khiến bệnh nhân sinh ra cảm giác bị cô lập, tự ti với mọi người xung quanh từ đó gây ra tình trạng stress, trầm cảm,…
4. Suy giảm hệ miễn dịch
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, màn hình smartphone có khoảng 25.000 vi khuẩn/2.54 cm2, trong khi đó toilet chỉ có 1.202 vi khuẩn/2.54 cm2 con số này cho thấy điện thoại “dơ” gấp khoảng 20 lần nhà vệ sinh.
Đa số vi khuẩn trên màn hình smartphone thuộc các chủng loại như: cúm, đau mắt đỏ, vi khuẩn Staphylococcus aureus và E. coli,..Việc tay tiếp xúc thường xuyên với màn hình sau đó chạm lên da, mắt, cầm nắm thức ăn đã vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh liên quan đến mắt, da liễu và đường tiêu hoá lây lan.
5. Gây trầm cảm, lo âu, suy giảm trí nhớ
Hiện nay, chưa có bằng chứng khoa học cụ thể và rõ ràng về việc bức xạ từ điện thoại có thể là nguyên nhân gây ra trầm cảm, lo âu và suy giảm trí nhớ. Tuy nhiên, có một số nghiên cứu đã chỉ ra một số tiềm ẩn liên quan đến việc sử dụng điện thoại.
Liên quan đến sức khỏe tâm thần, người nghiện điện thoại dành quá nhiều thời gian vào thiết bị smartphone. Họ thường có xu hướng thu mình lại, tự cô lập bản thân với mọi người, hạn chế giao lưu, tiếp xúc với người xung quanh.
Nếu để tình trạng này kéo dài người nghiện điện thoại sẽ bị ảnh hưởng đến cả thể chất lẫn tinh thần. Họ có thể sẽ có các triệu chứng như: hồi hộp, lo âu,… những người đang tương tác với các trang mạng xã hội tiêu cực rất dễ mắc phải trầm cảm và các rối loạn khác.
6. Mất cân bằng đồng hồ sinh học
Như đã nói ở trên, ánh sáng xanh của điện thoại sẽ làm cơ thể giảm sản xuất hormone melatonin gây buồn ngủ. Sự suy giảm hormone này khiến bạn khó đi vào giấc ngủ, ngủ không lâu.
Một số người cho rằng sử dụng điện thoại trước khi ngủ là bình thường. Tuy nhiên, quan điểm này là sai lầm, trên thực tế sử dụng điện thoại trước khi ngủ có thể làm tăng sự tỉnh táo. Lâu dần, thời gian để vào giấc sẽ ngày một trễ gây ảnh hưởng đến giờ giấc sinh hoạt, sức khoẻ thể chất và tinh thần.
7. Gia tăng nguy cơ ung thư
Một nghiên cứu đã đưa ra bằng chứng chứng minh sóng điện tử từ điện thoại có thể gây mất cân bằng trao đổi chất của người sử dụng. Nghiên cứu đã chỉ ra được khi sử dụng điện thoại quá 20 phút mỗi ngày trong vòng 5 năm có thể làm tăng nguy cơ bị u não lên 3 lần, dùng smartphone mỗi ngày 1 tiếng đồng hồ trong 4 năm làm tăng nguy cơ mắc ung thư.
8. Béo phì và các bệnh tim mạch khác
Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Simon Bolivar (SBU) ở Colombia đã chỉ ra những người sử dụng điện thoại thông minh nhiều hơn 5 giờ 1 ngày có nguy cơ mắc béo phì và các vấn đề sức khoẻ khác. Trong đó bệnh tim mạch cao hơn 43% so với người bình thường.
Người nghiện điện thoại thông minh có xu hướng lười vận động, giao tiếp, cơ thể chậm chạp, không năng động. Họ thường có chế độ ăn uống không lành mạnh từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về béo phì và tim mạch như:
- Xơ vữa động mạch
- Thoái hoá khớp
- Đái tháo đường
- Tăng mỡ máu,…
Cách khắc phục tình trạng nghiện điện thoại thông minh
Mặc dù nhiều người đã nhận thức được mối nguy hại của việc nghiện điện thoại thông minh, tuy nhiên họ vẫn gặp khó khăn trong việc từ bỏ thói quen này. Để chấm dứt tình trạng nghiện smartphone người dùng cần thiết lập một kế hoạch, chiến lược cụ thể.
Tắt thông báo đẩy
Các hiện tượng “nghiện” hầu hết đều xuất phát từ chất dẫn truyền thần kinh dopamine. Hormone dopamine không chỉ là chất quyết định ham muốn mà còn là nguyên nhân khiến chúng ta cảm thấy hứng thú, cuốn hút bởi các tín hiệu “mời gọi” từ môi trường xung quanh.
Thông báo đẩy của những chiếc smartphone được đầu tư vào âm thanh, màu sắc, biểu ngữ để kích thích dopamine thôi thúc tính tò mò của chúng ta. Khi hàng loạt các biểu ngữ, thông báo đẩy của các ứng dụng xuất hiện, tính tò mò, ham muốn sẽ khiến chúng ta thường xuyên cầm điện thoại lên.
Việc tắt thông báo đẩy của một số ứng dụng sẽ giúp người dùng giảm bớt sự sao nhãng và mất tập trung trong công việc. Một số người đã thử tắt âm thanh thông báo trong một thời gian và họ cảm thấy vui vẻ, thoải mái hơn khi không có sự quấy nhiễu, làm phiền từ các ứng dụng.
Giới hạn thời gian sử dụng điện thoại
Bạn nên lập ra quy tắc sử dụng smartphone trong ngày để thoát khỏi chứng nghiện điện thoại. Ví dụ, bạn có thể tự đưa ra giới hạn thời gian sử dụng điện thoại trong ngày hoặc đặt ra một số mục tiêu cần đạt được để sử dụng smartphone.
Trong giai đoạn đầu, đa số mọi người sẽ gặp khó khăn vì vậy, muốn cai nghiện điện thoại thông minh đòi hỏi sự kiên nhẫn, tinh thần quyết tâm và khả năng tự kiểm soát của người dùng. Việc đối mặt với những khó khăn trên là bước quan trọng để có thể thành công trong quá trình cai nghiện.
Thiết lập điện thoại trông kém hấp dẫn
Có một số cách khiến cho “dế yêu” của bạn trông kém hấp dẫn hơn thông qua các tính năng có sẵn trong điện thoại. Bạn có thể chuyển màn hình điện thoại sang màu trắng đen (Grayscale) để loại bỏ những màu sắc sặc sỡ của các ứng dụng. Điều này làm giảm sự thu hút của bạn đối với smartphone.
Bạn có thể xóa bớt một số ứng dụng giải trí khỏi điện thoại nếu cần thiết. Điều này sẽ giúp giảm sự quan tâm của người dùng đối với các ứng dụng không cần thiết. Đây là cách hiệu quả để cải thiện sự tập trung và hiệu suất làm việc.
Nhờ sự trợ giúp từ người xung quanh
Bạn có thể yêu cầu những người xung quanh (gia đình, bạn bè, người thân,…) hỗ trợ. Ngoài ra, bạn có thể lên kế hoạch với họ về những hoạt động ngoài trời, những chuyến đi chơi để cải thiện tâm trạng mà không cần sử dụng điện thoại.
Khi tham gia các hoạt động ngoài trời cùng bạn bè, người thân sẽ giúp bạn quên đi cảm giác lo sợ, stress khi không có điện thoại bên cạnh. Đây cũng là cách hữu ích giúp bạn thư giãn tinh thần, cai nghiện điện thoại thông minh.
Tìm đến chuyên gia khi cần thiết
Nếu có những dấu hiệu sau thì bạn nên đến gặp chuyên gia để tránh những rủi ro không đáng có:
- Căng thẳng, lo lắng khi không có điện thoại.
- La hét, cáu kỉnh với những người xung quanh khi bị cấm sử dụng.
- Có dấu hiệu của các bệnh về tâm lý, cột sống hoặc bệnh lý về mắt.
Những dấu hiệu trên là biểu hiện điển hình của một số căn bệnh nguy hiểm như trầm cảm, rối loạn tâm lý, thoái hoá cột sống, cận thị,…. Nếu để lâu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
Những tác hại của điện thoại thông minh ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của chúng ta. Nhận biết và đối phó với những dấu hiệu của nó không chỉ giúp bạn duy trì cuộc sống cân bằng, lành mạnh mà còn hỗ trợ tối ưu hiệu suất làm việc tăng cường sức khỏe tâm lý.
Có thể bạn quan tâm
- Mất ngủ, đau đầu, chóng mặt là biểu hiện của bệnh gì?
- Stress nặng: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị an toàn
- Căng thẳng stress có thể gây thừa cân béo phì
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!