Rối loạn phân ly có nguy hiểm không? Chữa được không?
Rối loạn phân ly sẽ khiến cho người bệnh bị mất đi một phần hoặc có thể là hoàn toàn sự hợp nhất giữa ý thức với cảm giác trực tiếp cùng sự kiểm soát vận động. Đây là một chứng bệnh tâm thần phổ biến, ảnh hưởng đến 0,3 – 0,55% dân số trên toàn thế giới. Bài viết sẽ làm rõ vấn đề bệnh rối loạn phân ly có nguy hiểm không? Chữa được không?
Rối loạn phân ly là gì?
Rối loạn phân ly bao gồm các rối loạn tâm thần có sự liên quan đến tình trạng mất kết nối và thiếu sự liên kết giữa kí ức, suy nghĩ, môi trường, hành động và nhận dạng. Theo đó, những ai mắc phải chứng bệnh này thường sẽ có nhiều xu hướng tách biệt, xa rời vào đối sống thực tại theo những cách mà họ hoàn toàn không mong muốn. Tùy vào dạng rối loạn phân ly mà mỗi người mắc phải mà các triệu chứng của bệnh cũng sẽ có phần khác nhau.
Một số triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân rối loạn phân ly như:
- Bị mất trí nhớ trong một khoảng thời gian cố định, họ không thể nhớ được những sự việc, hiện tượng, con người hay thậm chí là thông tin cá nhân.
- Có cảm giác bị mờ ảo về nhận dạng.
- Dường như bị tách rời khỏi cơ thể và chính cảm xúc của mình.
- Có nhận thức méo mó, không đúng với thực tế về hầu hết con người, sự vật, hiện tượng diễn ra xung quanh.
- Mất dần khả năng đối phó và xử lý căng thẳng, stress trong công việc, cảm xúc, các mối quan hệ hàng ngày.
- Gặp phải nhiều vấn đề trong các mối quan hệ và cuộc sống.
- Có kèm theo một số vấn đề sức khỏe tâm thần, chẳng hạn như lo lắng, trầm cảm, hành vi tự sát.
Dựa vào các triệu chứng bệnh và một số yếu tố khác mà các chuyên gia cũng đã chia rối loạn phân ly thành các dạng khác nhau, đó là quên phân ly, rối loạn nhận dạng phân ly, rối loạn giải thể nhân cách. Mỗi dạng bệnh khác nhau sẽ có những triệu chứng đặc trưng khác nhau.
Thông thường, các rối loạn phân ly sẽ phát triển giống như một cách để để đối phó, chống chọi lại các sang chấn tâm lý. Cũng chính vì thế mà những người đã từng bị lạm dụng thể xác, tình dục, cảm xúc ngay từ thời thơ ấu sẽ có nguy cơ cao phát triển chứng rối loạn này.
Trong nhiều trường hợp, các triệu chứng của rối loạn phân ly sẽ xuất hiện ngay sau khi trải qua các sự kiện sang chấn tâm lý. Tuy nhiên, cũng có không ít người bệnh khởi phát bệnh một cách đột ngột khó lý giải được nguyên nhân. Cũng chính vì thế mà nhiều người thường hay cho rằng ai đó đang cố tình “giả bệnh”.
Rối loạn phân ly có nguy hiểm không?
Rối loạn phân ly có nguy hiểm không thường sẽ cần phải phụ thuộc vào từng dạng bệnh và mức độ biểu hiện của mỗi người. Tuy nhiên, nhìn chung các trường hợp bị rối loạn phân ly thường sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của não bộ, đồng thời tác động tiêu cực đến sức khỏe của bệnh nhân.
Nếu các triệu chứng bệnh không sớm được phát hiện và có biện pháp can thiệp phù hợp thì sẽ làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt của người bệnh. Nhiều trường hợp sẽ bị suy nhược tính cơ thể, biến chứng thành các dạng rối loạn tâm thần khác hoặc thậm chí là gia tăng nguy cơ tự sát gây hại đến tính mạng con người.
Một số biến chứng nguy hiểm mà người bệnh rối loạn phân ly có thể đối mặt như:
- Rối loạn chức năng tình dục
- Chấn thương tâm lý
- Rối loạn nhân cách
- Rối loạn lo âu
- Trầm cảm
- Rối loạn giấc ngủ, thường là mất ngủ, ngủ không sâu giấc, hay mơ gặp ác mộng hoặc mộng du.
- Rối loạn ăn uống, chán ăn, ăn không ngon miệng, thường xuyên bỏ bữa.
- Có xu hướng thực hiện các hành vi tự hại bản thân, tự làm đau chính mình.
- Suy nghĩ tiêu cực, nghĩ về cái chết và hành vi tự sát.
- Gặp nhiều khó khăn trong việc giao tiếp, xây dựng các mối quan hệ.
- Các triệu chứng thực thể nghiêm trọng như chóng mặt, co giật không động kinh.
Như vậy có thể thấy rằng, rối loạn phân ly là một dạng rối loạn tâm thần để lại nhiều di chứng nghiêm trọng về cả mặt thể chất lẫn tinh thần. Do đó, ngay khi nhận thấy các dấu hiệu cảnh báo, bạn cần nhanh chóng tiến hành thăm khám để nhận được sự hỗ trợ kịp thời, giúp ngăn ngừa các diễn tiến xấu có thể xảy ra.
Rối loạn phân ly có chữa được không? Điều trị bằng cách nào?
Rối loạn phân ly là một chứng bệnh phức tạp với đa dạng các triệu chứng. Tuy nhiên căn bệnh này có thể điều trị được nếu người bệnh phát hiện ở giai đoạn sớm và tuân thủ đúng phác đồ của bác sĩ chuyên khoa.
Thông thường thì rối loạn phân ly sẽ được ưu tiên điều trị bằng liệu pháp tâm lý, trong đó liệu pháp ám thị sẽ được sử dụng phổ biến bởi nó mang lại hiệu quả cao nhất. Đồng thời, để sức khỏe được cải thiện tốt hơn thì bệnh nhân cũng cần phải kết hợp thêm với việc bồi dưỡng nhân cách, nâng cao thể trạng và tạo điều kiện tốt về môi trường sống.
Bên cạnh đó, các chuyên gia còn có thể cân nhắc để áp dụng thêm nhiều liệu pháp điều trị toàn diện hơn. Chẳng hạn như luyện tập, thư giãn, thể thao, âm nhạc, lao động,… Đối với các trường hợp bệnh rối loạn phân ly ở mức độ nặng thì cần phải kết hợp dùng thêm một số loại thuốc hướng thần để kiểm soát tốt các triệu chứng bệnh. Bệnh nhân cũng sẽ được hỗ trợ bấm huyệt, châm cứu để thuyên giảm các cơn đau nhức, loại bỏ tốt các triệu chứng rối loạn chức năng.
Để liệu pháp tâm lý đạt được hiệu quả cao nhất, cần phải lưu ý một số điều sau đây:
- Tránh việc tỏ thái độ quan tâm, chiều chuộng, lo lắng thái quá đối với người bệnh, điều này sẽ khiến họ có cảm giác như bản thân đang gặp phải tình trạng cực kì nghiêm trọng.
- Cần phải tôn trọng người bệnh, tránh việc xem thường hoặc cho rằng họ đang giả bệnh. Đồng thời không nên hắt hủi, bỏ rơi, chỉ trích họ.
- Các liệu pháp điều trị rối loạn phân ly chỉ có tác dụng điều trị và kiểm soát tốt các triệu chứng. Nếu muốn khỏi bệnh hoàn toàn thì người bệnh cần phải tiếp tục kiên trì áp dụng liệu pháp tâm lý trong một thời gian nhất định.
Bài viết đã làm rõ chủ đề bệnh rối loạn phân ly có nguy hiểm không, có chữa được không? Mong rằng bạn đọc có thể hình dung rõ được những ảnh hưởng của bệnh để luôn chủ động trong việc phát hiện, thăm khám và điều trị. Can thiệp kịp thời và đúng cách sẽ giúp kiểm soát triệu chứng bệnh hiệu quả, giảm ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Có thể bạn quan tâm
- Tìm Hiểu Về Chứng Rối Loạn Phân Ly Ở Trẻ Em
- Cách Phòng Ngừa Và Chăm Sóc Bệnh Nhân Hysteria
- Rối Loạn Giải Thể Nhân Cách / Tri Giác Sai Thực Tại Là Gì?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!