Nguyên nhân gây sang chấn tâm lý ở phụ nữ sau sinh
Sang chấn tâm lý ở phụ nữ sau sinh chính là hệ quả của hàng loạt những cảm xúc, tình huống căng thẳng làm đe dọa, hưởng đến cuộc sống. Sự đảo lộn hoàn toàn về thời gian sinh hoạt, sức khỏe, cuộc sống và các mối quan hệ sau sinh chính là yếu tố khiến mẹ bỉm dễ rơi vào khủng hoảng, quá tải về cảm xúc và dần hình thành các cảm xúc tiêu cực.
Nguyên nhân gây sang chấn chấn tâm lý ở phụ nữ sau sinh
Sang chấn tâm lý là những tổn thương được thể hiện trên mặt tâm lý sau khi đối diện, trải qua nhiều tình huống căng thẳng, đáng sợ hoặc đau khổ. Các sự kiện này có để đến một cách đột ngột và để lại hậu quả vượt ngoài sức tưởng tượng của họ; liên quan đến những ám ảnh tuổi thơ; có mức độ tàn ác nghiêm trọng hoặc đã kéo dài từ lâu, lặp đi lặp lại thường xuyên hoặc bất lực không thể ngăn chặn được dù chứng kiến trực tiếp.
Ở phụ nữ sau sinh, sang chấn tâm lý thường xảy ra do nhiều yếu tố tác động, không phải chỉ 1. Sức khỏe yếu, cuộc sống đảo lộn hoàn toàn sau sinh mà bản thân họ không kịp thích nghi, thái độ của chồng chính là các tác nhân khiến các đối tượng này cảm thấy quá tải về cảm xúc. Đặc biệt tâm lý của các mẹ bỉm đã đã cực kỳ nhạy cảm nên nếu thường xuyên sống trong những cảm xúc đau khổ, buồn bã, tiêu cực sẽ khiến cho bất cứ người nào dù vốn có tinh thần khỏe mạnh cũng có thể rơi vào những trạng thái rối loạn tâm trí.
Cụ thể, một số nguyên nhân gây sang chấn tâm lý điển hình ở phụ nữ sau sinh gồm
- Sức khỏe giảm đột ngột sau thời gian sinh nở. Rất nhiều mẹ bỉm sau sinh phải mất một thời gian dài mới có thể đi lại bình thường, cơ thể lúc nào cũng cảm thấy đau nhức, mệt mỏi, yếu sức do không được nghỉ ngơi và phục hồi đúng cách.
- Sự thay đổi quá nhiều của cơ thể sau sinh, trở nên sồ sề hơn, bụng bị rạn, nhiều mỡ, da đen sạm đi, có các vết sẹo cũng khiến chị em cảm thấy “sốc” nặng mỗi khi nhìn vào gương. Đặc biệt với những người trước có ngoại hình xinh đẹp, vóc dáng hoàn hảo hay người quan trọng về ngoại hình rất dễ có tâm lý stress căng thẳng này.
- Sự đảo lộn hoàn toàn của cuộc sống. Khi có em bé người mẹ phải dành nhiều thời gian bên con, chăm cho con bú, ru con ngủ, lo chuẩn bị đồ ăn cho con.. ngay cả khi có người thân hỗ trợ nhưng có những công việc mà mẹ vẫn bắt buộc phải làm, chẳng hạn như cho con bú, vắt sữa.. Nhịp sống sinh hoạt hằng ngày hoàn toàn bị thay đổi, mẹ bỉm thậm chí không đủ thời gian ngủ, không còn thời gian chăm sóc cho bản thân. Điều này khác xa hoàn toàn với những gì mà họ tưởng tưởng nên không tránh khỏi sang chấn tâm lý ở phụ nữ sau sinh.
- Sự hỗ trợ của gia đình cũng có tác động mạnh mẽ đến tâm lý của mẹ bỉm. Đặc biệt nếu mẹ bỉm không nhận được sự quan tâm từ những người sống chung, đặc biệt là chồng sẽ rất dễ khiến tinh thần suy sụp. Chẳng hạn trong khi họ đang mang thai hay sinh nở nhưng chồng lại đi ngoại tình, vô tâm, không quan tâm vợ con, dùng những từ ngữ gây tổn thương cũng khiến tâm lý chị em sau sinh dễ trở nên bất ổn, tiêu cực và dễ hoảng loạn, kích động hơn.
- Ám ảnh từ quá khứ, chẳng hạn một người từng bị bố đối xử không tốt trong quá khứ và ở hiện tại người chồng cũng lặp lại các hành vi đó khiến họ hồi tưởng về những cảm xúc đau khổ, tiêu cực và dẫn tới các triệu chứng sang chấn tâm lý ở phụ nữ sau sinh.
- Bất mãn hay gặp khó khăn với các vấn đề kinh tế, chi tiêu, đặc biệt ở những người sinh và nuôi con một mình hay những gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
- Các nghiên cứu cũng ra, có đến 85% chị em sau sinh rơi vào trạng thái rối loạn khí sắc do có liên quan đến sự thay đổi hormone của cơ thể. Tuy nhiên giai đoạn này thường chỉ thoáng qua nhưng nếu gặp một số yếu tố tác động ngoại cảnh như trên sẽ rất dễ kéo dài dai dẳng và dẫn đến sang chấn tâm lý ở phụ nữ sau sinh.
- Người gặp phải biến cố đột ngột khi đến gần ngày sinh hay ngay sau sinh như mất người thân, mất việc, tai nạn, chồng ngoại tình, bị bạo hành cũng thường khó tránh khỏi trạng thái sang chấn.
- Nếu mẹ có tiền sử gặp các vấn đề tâm lý, tâm thần từ trước đó như rối loạn lo âu hoặc trầm cảm, rối loạn lưỡng cực hay người vốn đã có tâm lý yếu cũng dễ tái phát trở lại sau sinh nở khiến tinh thần dễ rơi vào khủng hoảng, tiêu cực hơn bình thường.
Biểu hiện sang chấn tâm lý ở phụ nữ sau sinh
Như đã nói, hầu hết tâm lý của phụ nữ sau sinh thường khá nhạy cảm và bất ổn. Chẳng hạn như dễ cáu gắt hơn, khó chịu hơn, dễ buồn dễ khóc nhiều hơn. Chính vì những trạng thái này quá quen thuộc, đã có ngay từ những thời điểm mang thai nên nhiều người thường bỏ qua, cho rằng đây là những cảm xúc bình thường của các mẹ bỉm. Những trạng thái rối loạn khí sắc nếu không sớm được cải thiện sẽ gây ra các các hệ lụy trên toàn bộ tinh thần và cuộc sống.
Một số biểu hiện điển hình của sang chấn tâm lý ở phụ nữ sau sinh gồm
- Tâm trạng thường trong trạng thái lo lắng, bất an, mông lung dù không có bất cứ một nguyên nhân cụ thể nào
- Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, khó ngủ hoặc mẹ cũng có thể gặp những cơn ác mộng có liên quan đến các cơn sang chấn
- Dễ bị giật mình và cũng dễ kích động hơn, trở nên hoảng hốt một cách thái quá cũng là biểu hiện rõ rệt ở những người sang chấn tâm lý ở phụ nữ sau sinh
- Cảm thấy đau khổ khi nghĩ về quá khứ hay các hành vi, tình huống, sự kiện khiến họ sang chấn
- Cảnh giác một cách quá độ, có xu hướng bảo vệ bản thân hoặc con cái một cách quá mức, không muốn cho ai lại gần, đặc biệt nếu nguyên nhân sang chấn tâm lý ở phụ nữ sau sinh có liên quan đến các yếu tố bạo hành, bạo lực ở quá khứ hoặc hiện tại
- Cảm thấy khó khăn hơn trong cuộc sống hiện tại so với trước kia, luôn băn khoăn bởi họ có thể cảm thấy không hòa nhập được với thực tại
- Có cảm giác tiêu cực hơn về sinh chuyện sinh nở, nhạy cảm hoặc thậm chí là cáu gắt khi ai đó nhắc đến vấn đề này
- Cảm thấy sợ tiếng khóc của con, sợ chăm con, thậm chí hoảng loạn và lo lắng khi lại gần hay nghĩ đến con mặc dù thực tế họ vẫn luôn rất yêu thương con
- Người bị sang chấn tâm lý ở phụ nữ sau sinh thường có các suy nghĩ hành vi mang tính chất tiêu cực, nhìn cuộc sống với những cảm xúc tức giận, đau khổ
- Lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi như không còn chút sức lực nào
- Lơ đãng, có thể dành hàng giờ để nghĩ về các sự kiện khiến họ đau khổ trong quá khứ
- Một số có thể có xu hướng tìm đến bia rượu, chất kích thích, thuốc lá để giải tỏa căng thẳng. Kể cả với những người biết việc này sẽ không tốt cho con nhưng họ luôn có rất nhiều lý do đưa ra để có thể biện minh cho những lầm lỗi của mình
- Các hành vi gây mất kiểm soát của mẹ bỉm có thể gây hại cho chính bản thân, người xung quanh hay thậm chí cho chính con của mình
Tùy các nguyên nhân gây sang chấn tâm lý ở phụ nữ sau sinh mà mức độ và các biểu hiện sẽ khác nhau, chẳng hạn một người từng bị cha bạo hành có thể có xu hướng bảo vệ con quá mức, kể cả khi người chồng của họ đối xử tốt với những đứa trẻ nhưng ám ảnh từ quá khiến họ không thể vượt qua được.
Cần chú ý rằng các yếu tố gây sang chấn có thể đã có từ lâu nhưng nó được chôn dấu âm ỉ trong một góc nào đó của não bộ nên người bệnh có cảm giác rằng có cuộc sống hạnh phúc bình thường. Sau sinh nở dưới sự tác động của hormone cùng các yếu tố ngoại cảnh, hoặc do những người xung quanh có các hành vi tương tự làm khơi gợi những cảm xúc này trở lại và bộc phát các hành vi, cảm xúc sang chấn.
Sang chấn tâm lý ở phụ nữ sau sinh có nguy hiểm không?
Sang chấn tâm lý thường rất khó chịu và cũng không dễ dàng gì để vượt qua bởi nó như một tảng đá đè nặng trong tâm trí mỗi người. Một khi chưa thể vứt bỏ được tảng đá đó thì bạn sẽ luôn thấy trái tim trĩu nặng, người không còn chút sức lực nào hết.Thực tế trong chúng ta bất cứ ai cũng muốn thoát ra khỏi những nỗi đau, những sự kiện không mấy tốt đẹp nhưng phần não bộ giúp duy trì sự sống (nằm sâu phía dưới phần não bộ lý trí) lại không giỏi việc này cho lắm.
Những trải nghiệm đau thương từ quá khứ luôn có thể trở lại bất cứ lúc nào gây kích động mạch não bộ bị tổn thương và làm tăng lượng hormone của stress trong não bộ. Điều này khiến bất cứ ai cũng cảm thấy vô cùng bức bối, khó chịu, xuất hiện các hành vi mất kiểm soát để giải tỏa những lo lắng này.
Người mẹ và con luôn có một sợi dây kết nối lạ kỳ ngay từ thời điểm mang thai, trong những năm tháng đầu đời hay thậm chí là suốt cả cuộc đời. Không chỉ sức khỏe mà tâm lý người mẹ có mối liên hệ mật thiết đến sự phát triển của con. Những cảm xúc tiêu cực, bốc đồng ở người mẹ bị sang chấn tâm lý có thể khiến tâm lý của con cũng bất ổn theo, gia tăng nguy cơ trẻ bị trầm cảm hay rối loạn lo âu hoặc hàng loạt các vấn đề tâm lý khác làm ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai, hạnh phúc của con.
Cuộc sống hằng ngày vẫn diễn ra, mọi người xung quanh vẫn hạnh phúc chỉ có bản thân người bị sang chấn tâm lý mới có thể cảm nhận được hết như thế nào là đau khổ. Sang chấn tâm lý ở phụ nữ sau sinh nếu không sớm phát hiện và điều trị có thể hủy hoại toàn bộ cuộc sống, sức khỏe của một người. Bóng đen tâm lý cùng những cảm xúc tiêu cực có thể choán lấy toàn bộ tâm trí, điều hướng cảm xúc khiến họ không còn cảm nhận được hương vị của hạnh phúc.
Hướng điều trị sang chấn tâm lý ở phụ nữ sau sinh
Ngay khi cảm thấy mẹ bỉm có những cảm xúc tâm lý bất thường như dễ kích động hơn, phản ứng thái quá hơn, lo âu hơn nếu kéo dài quá 6 tháng thì nên đến các chuyên khoa tâm thần và trung tâm tâm lý để thăm khám và kiểm tra càng sớm càng tốt. Thông qua việc trò chuyện, chia sẻ, kiểm tra não bộ, làm các bài test tâm lý, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị chính xác nhất.
Như đã nói, việc phát hiện sang chấn tâm lý ở phụ nữ sau sinh không hề dễ dàng nhưng việc điều trị lại càng không đơn giản. Bản thân người bệnh phải chấp nhận điều trị, sẵn sàng thực hành theo hướng dẫn của bác sĩ, nhà trị liệu chuyên môn mới có thể đem đến kết quả tốt nhất. Sự hỗ trợ của gia đình, đặc biệt là người chồng sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng để giúp vợ vượt qua được giai đoạn khó khăn này.
Điều trị y tế
Hầu hết sang chấn đều xuất phát từ các sự kiện đã trải qua trong quá khứ hay ở hiện tại, vì vậy muốn điều trị được thì phải gỡ bỏ được các “bóng đen” tâm lý này. Không có bất cứ loại thuốc nào có thể giúp loại bỏ được các ký ức đau buồn cả, bởi thế nên chẳng có loại thuốc nào có thể điều trị được sang chấn tâm lý. Tuy nhiên thường hầu hết khi nghĩ đến bệnh mọi người thường sẽ nghĩ ngay đến việc đến bệnh viện và dùng thuốc.
Tuy nhiên theo các chuyên gia, nếu sang chấn tâm lý ở phụ nữ sau sinh dẫn đến các trạng thái kích động quá mức, không kiểm soát được cảm xúc, mất ngủ thì việc dùng một số loại thuốc phù hợp có thể giúp xoa dịu thần kinh cho người bệnh. Cụ thể một số loại thuốc phổ biến thường được chỉ định như
- Nhóm thuốc an thần giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, lấy lại nhịp sinh học tự nhiên cho cơ thể
- Nhóm thuốc chống trầm cảm, chống lo âu
- Thuốc chống loạn thần
Tuy nhiên một vấn đề khiến việc điều trị sang chấn tâm lý ở phụ nữ sau sinh gặp khó khăn chính là nếu đang nuôi con bằng sữa mẹ thì việc dùng những loại thuốc này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Do đó bác sĩ thường sẽ xem xét từng trường hợp, tính đến mặt lợi/ hại mới chỉ định từng loại thuốc phù hợp. Mẹ bỉm cũng có thể hạn chế việc cho con bú ngay sau khi vừa uống thuốc để tránh các tác dụng phụ này.
Trị liệu tâm lý
Trị liệu tâm lý thực tế mới là biện pháp chính được hướng tới cho tình trạng sang chấn tâm lý ở phụ nữ sau sinh bởi thực sự có mang đến nhiều tác dụng tốt đồng thời không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào như khi dùng thuốc. Nhà trị liệu chính là người đóng vai trò gỡ rối tâm lý, loại bỏ chướng ngại tâm lý, nhờ đó dần đưa người bệnh trở lại với cuộc sống hạnh phúc ở thực tại.
Việc thay đổi tư duy tích cực hơn sẽ mang đến rất nhiều tác dụng tuyệt vời cho đời sống của cả mẹ bỉm lẫn em bé. Tuy nhiên điều quan trọng mà người bệnh cần làm chính là thực sự trung thực với chuyên gia tâm lý. Nhà trị liệu có thể đưa ra một số câu hỏi, yêu cầu thân chủ chia sẻ để tìm được ngọn nguồn, gốc rễ vấn đề, chỉ khi đó mới có thể đưa ra hướng giải quyết phù hợp. Nếu người bệnh vẫn còn dấu diếm vấn đề của bản thân, không chịu chia sẻ hết với nhà trị liệu thì sẽ rất khó để tìm được các giải pháp phù hợp nhất.
Thông qua việc lắng nghe và thấu hiểu từ nhà trị liệu, tinh thần người bệnh dần ổn định hơn. Học cách đối diện với nỗi sợ hãi, dám chấp nhận và buông bỏ quá khứ sẽ làm người bệnh cảm thấy tâm trạng nhẹ nhàng. Nhà trị liệu sẽ thay thế những cảm xúc tiêu cực, đau đổ, lo âu của người bệnh bằng những tư tích cực, lành mạnh, đúng đắn với thực tại để dần trở về hòa nhập với cuộc sống.
Tùy từng cá nhân, tình trạng, nguyên nhân chuyên gia tâm lý sẽ hướng đến các giải pháp khác nhau. Sang chấn tâm lý ở phụ nữ sau sinh cũng có thể được áp dụng liệu pháp gia đình nếu có liên quan nhằm giúp các thành viên thấu hiểu nhau hơn, thấu hiểu cảm xúc của nhau, loại bỏ những hiểu lầm trước đó. Nhà trị liệu cũng trao đổi với người thân, đặc biệt là người chồng để có thể giúp đỡ người vợ tốt nhất.
Dù vẫn gây ra nhiều tranh cãi nhưng không thể phủ nhận nếu người gặp các vấn đề tâm lý đáp ứng tốt với các liệu pháp tâm lý, có thể gặp gỡ được với nhà trị liệu phù hợp với bản thân thì có thể mang đến vô vàn lợi ích. Không chỉ lấy lại sức khỏe tinh thần ở hiện tại mà sau trị liệu nếu những người này vẫn tiếp thu những biện pháp trị liệu của bác sĩ thì khả năng tái phát hay mắc các vấn đề tâm lý khác khá thấp.
Chăm sóc và điều trị tại nhà
Hầu hết các vấn đề tâm lý đều được chỉ định chăm sóc và điều trị song song tại nhà bởi thứ họ cần nhất bây giờ chính là tình cảm quan tâm chân thành từ mọi người. Quan tâm thôi chưa phải là đủ mà còn cần đúng cách, gia đình cần thực sự kiên trì, chân thành với người bệnh bởi tâm lý của họ thực sự rất nhạy cảm. Việc hỗ trợ chăm sóc con cái cho người mẹ bị sang chấn tâm lý lúc này là rất cần thiết.
Bác sĩ tâm thần và nhà trị liệu sẽ hỗ trợ người thân cách chăm sóc, trò chuyện, chia sẻ với mẹ bỉm phù hợp. Bản thân người phụ nữ sau sinh bị sang chấn tâm lý cũng cần thực sự quyết tâm thay đổi cuộc sống bằng những biện pháp sau
- Duy trì một giấc ngủ đầy đủ, người bệnh có thể nhờ đến sự hỗ trợ của người thân trong việc chăm sóc bé để có thời gian ngủ đủ hơn. Chỉ khi mẹ ngủ đủ, tinh thần khỏe mạnh, sức khỏe tốt thì chất lượng sữa dành cho con mới tốt nhất.
- Mẹ bỉm có thể tham khảo việc về quê hay về nhà cha mẹ ruột nghỉ ngơi một thời gian để tinh thần thoải mái hơn
- Nếu phải uống thuốc, có thể cho bé bú trước đó hoặc vắt sữa ra trước để cho uống đúng cữ và không phải chịu các tác dụng phụ không tốt của sữa
- Tập thể dục thể thao mỗi ngày, đặc biệt phụ nữ sau sinh bị sang chấn tâm lý sau sinh nên tham khảo tập yoga để vừa nhanh lấy lại vóc dáng, ngủ ngon, cơ thể dẻo dai và cũng cực kỳ tốt cho tinh thần.
- Dành thời gian để chăm sóc và yêu thương, vỗ về chính mình
- Có thể sắp xếp lại các đồ vật, hình ảnh có liên quan đến các sự kiện đau thương trong quá khứ cũng giống như một cách xếp lại quá khứ để hướng đến một tương lai tốt đẹp, hạnh phúc hơn.
- Học cách chia sẻ, tâm sự, trao đổi cùng những người thân yêu để tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết, tránh để các vướng mắc trong lòng quá lâu.
- Tham gia các hoạt động tích cực cho cả sức khỏe và tinh thần như bơi lội, chạy bộ, chơi thể thao, leo núi hay học tập một bộ môn mới nào đó.
Sang chấn tâm lý ở phụ nữ sau sinh có thể liên quan đến hàng loạt các tác động tiêu cực đã kéo dài và nếu không chú ý chúng ta có thể sẽ chẳng thể nào biết được. Người phụ nữ sau thời gian sinh nở cần có thời gian hồi phục cả về sức khỏe và tâm lý, họ hoàn toàn xứng đáng nhận được sự quan tâm chăm sóc từ gia đình, đặc biệt là người chồng. Hỗ trợ người mẹ trong quá trình chăm sóc con cái, hồi phục sức khỏe chính là biện pháp tốt nhất để phòng tránh nguy cơ này.
Có thể bạn quan tâm
- Bị sang chấn tâm lý nên uống thuốc gì?
- Sang chấn tâm lý ở tuổi dậy thì: Nguyên nhân và cách chữa trị
- Bị sang chấn tâm lý nên đi khám và điều trị ở đâu tốt?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!