Thực trạng bệnh trầm cảm ở Việt Nam: Nguyên nhân và giải pháp
Thực trạng bệnh trầm cảm ở Việt Nam đang ngày một nghiêm trọng hơn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nó không chỉ là một căn bệnh mà còn là mối đe dọa cho mỗi cá nhân, gia đình và cả xã hội. Cần áp dụng các giải pháp hiệu quả để có thể đẩy lùi được tình trạng này.
Bệnh trầm cảm là gì?
Trầm cảm (Depression) là một loại bệnh lý về rối loạn tâm thần, nó khiến cảm xúc của bệnh nhân không ổn định và bất thường. Người bị trầm cảm sẽ luôn có tâm trạng mệt mỏi, tiêu cực và bi quan. Bệnh sẽ xảy ra trong một khoảng thời gian dài, tùy vào giải pháp điều trị của bệnh nhân.
Bệnh nhân luôn có những triệu chứng bất thường trong cảm xúc và cách biểu hiện với mọi người xung quanh. Luôn cảm thấy nặng nề, nhìn mọi sự việc đều nghiêm trọng và u tối. Họ cũng không còn quan tâm hay hứng thú với mọi thứ xung quanh, kể cả khi là những thứ họ từng yêu thích.
Cảm xúc buồn bã, bi quan của bệnh nhân trầm cảm gần như không thể được cân bằng và điều chỉnh ổn định. Họ không thể tự giải quyết được những bế tắc và tù túng trong suy nghĩ của họ. Vì thế có nhiều trường hợp nghiêm trọng khiến bệnh nhân tự làm tổn thương mình và có những suy nghĩ nguy hiểm như tự sát, rạch tay, hành hạ bản thân,…
Đa số người mắc bệnh trầm cảm thường rơi vào phụ nữ. Tỷ lệ nữ giới bị trầm cảm cao gấp đôi nam giới. Có thể do bản thân người phụ nữ thường hay suy nghĩ nhiều, hay lo lắng nên dẫn đến việc quá sức, tiêu cực và trầm cảm.
Xem thêm: 6 Loại trầm cảm thường gặp hiện nay và cách nhận biết
Thực trạng bệnh trầm cảm tại Việt Nam
Bệnh trầm cảm hiện nay không còn hiếm thấy, chứng bệnh này bắt đầu phổ biến hơn và xảy ra ở nhiều lứa tuổi. Có nhiều người không thể phát hiện được rằng mình đang trầm cảm, nên dẫn đến việc căn bệnh trở nên mãn tính. Chứng bệnh trầm cảm sẽ khiến chất lượng cuộc sống giảm sút kèm theo những ảnh hưởng nghiêm trọng.
Không chỉ tăng nguy cơ làm hại bản thân, chứng trầm cảm còn ảnh hưởng đến khả năng làm việc và học tập, khiến người bệnh ngày càng bế tắc và mệt mỏi. Hiện nay, trầm cảm đã diễn ra khá nhiều tại Việt Nam, các tổ chức y tế, bác sĩ tâm lý và chuyên gia vẫn đang nghiên cứu và tìm hiểu sâu rộng hơn về chứng bệnh này.
- Tỉ lệ người mắc bệnh
Việt Nam những năm gần đây có tỉ lệ được ghi nhận người mắc chứng trầm cảm chiếm 25% trong tổng số 30% dân số Việt Nam mắc các vấn đề về tâm thần. Có đến gần 6% dân số tại thành phố Hồ Chí Minh đang mắc bệnh trầm cảm, rối loạn lo âu, số còn lại rải rác ở các tỉnh khác.
Đây là căn bệnh được đánh giá là nghiêm trọng nhất ở các bệnh tâm lý. Vì bệnh nhân không có dấu hiệu loạn thần nhưng vẫn có thể gây đau đớn cho bản thân và những người xung quanh. Có một thời điểm mà bệnh trầm cảm được xếp vị trí thứ hai trong các bệnh nguy hiểm nhất, chỉ sau bệnh tim.
Có thể thấy rằng tỉ lệ mắc trầm cảm ở thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng đang dần gia tăng. Tại các phòng khám chuyên trị bệnh tâm lý, ghi nhận tăng gần 30% số lượng bệnh nhân đến khám các bệnh liên quan đến trầm cảm mỗi năm.
Theo số liệu công bố, Việt Nam có khoảng ba triệu thanh thiếu niên bị rối loạn tâm thần và chỉ 20% trong số đó được chẩn đoán và điều trị. Đa phần những người mắc các vấn đề tâm thần, sẽ giải tỏa căng thẳng bằng những giải pháp không lành mạnh và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
- Xu hướng phát triển của bệnh
Việt Nam ghi nhận tình hình diễn biến của bệnh trầm cảm và kết quả đáng buồn là căn bệnh này đang có xu hướng gia tăng. Không còn chỉ xảy ra ở người lớn tuổi, mà giờ đây đã có nhiều trường hợp trẻ tuổi mắc phải.
Tỉ lệ này được đánh giá là đang khá cao, xảy ra ở mọi lứa tuổi. Cụ thể, căn bệnh này đang dần có xu hướng trẻ hóa với độ tuổi từ 15 đến 27 tuổi. Có thể do nhiều nguyên nhân dẫn đến, tác động đến bộ phận giới trẻ khiến họ dễ có khả năng bị trầm cảm hơn.
Đây là bệnh tâm lý, nên việc điều trị bằng thuốc cũng sẽ không hiệu quả bằng các liệu pháp tâm lý. Nhưng ngày nay do cuộc sống bận rộn, những người trẻ cũng không có đủ thời gian để nhận thức bản thân đang mắc bệnh, họ chủ quan và bỏ qua. Điều này dẫn đến tình trạng bệnh nặng hơn và tỉ lệ mắc bệnh cũng cao hơn.
Theo các nghiên cứu thì căn bệnh trầm cảm đang có xu hướng tăng lên và chưa có dấu hiệu giảm. Việc này báo động cho vấn đề tâm lý của người dân Việt Nam cần được quan tâm sâu sắc hơn. Tránh lơ là dẫn đến khó hòa nhập với xã hội và việc phát triển của đất nước cũng bị ảnh hưởng.
Nguyên nhân gây ra thực trạng bệnh trầm cảm tại Việt Nam
Có nhiều yếu tố và tác nhân gây ra thực trạng trầm cảm tại Việt Nam, người bệnh cần cố gắng nhìn ra được vấn đề mà mình mắc phải và sớm giải quyết. Việc kéo dài các nguyên nhân gây trầm cảm, sẽ khiến tâm lý luôn căng thẳng, tiêu cực và mệt mỏi.
Dịch bệnh Covid 19
Đối với một số người thì giai đoạn dịch bệnh Covid-19 là cơ hội để có thể nghỉ ngơi và dành thời gian chăm sóc bản thân và gia đình. Nhưng một số khác lại cảm thấy đây là thời điểm tiêu cực nhất, vì phải giãn cách xã hội, khiến cơ thể bị tù tùng nên sinh ra tâm lý căng thẳng.
Bệnh trầm cảm được ghi nhận tăng lên nhiều sau giai đoạn Covid-19, nguyên nhân chính là do bệnh nhân đã ở nhà quá lâu. Không được giải tỏa cảm xúc, trò chuyện với bạn bè, không thể đi làm, thiếu niềm vui, xảy ra nhiều hơn với những người độc thân. Từ đó, họ có những suy nghĩ tiêu cực, thiếu động lực và sinh ra trầm cảm.
Covid-19 không chỉ ảnh hưởng đến thể chất mà còn cả tinh thần. Mọi người có tâm lý sợ hãi bị lây nhiễm, sang chấn tâm lý khi người thân mất do dịch bệnh, bi quan, chán nản khi mắc phải covid-19,… Tất cả những vấn đề đó sẽ tác động mạnh khiến tâm lý bất ổn, dẫn đến khả năng trầm cảm cao.
Sang chấn tâm lý
Nguyên nhân này xảy ra có thể do bệnh nhân đã trải qua một sự việc gây sốc hoặc quá đau buồn trong quá khứ, dẫn đến tình trạng sang chấn tâm lý, từ đó khiến bản thân bị trầm cảm.
Bệnh trầm cảm ngày càng nhiều hơn ở giới trẻ, rất có thể do hoàn cảnh gia đình của họ không được hạnh phúc, cha mẹ thường xuyên tranh cãi, bạo lực gây ra tâm lý lo sợ. Cũng có thể những đứa trẻ đã từng bị bạo hành, bắt nạt, bị các tệ nạn xã hội trong trường học, lâu dần cảm xúc bị chai lì, khó mở lòng sinh ra các bệnh tâm lý.
Đôi khi, một sự kiện hay hoàn cảnh nào đó khiến bệnh nhân phải thay đổi lối sống, nơi ở, môi trường mới, cũng sẽ khiến tâm lý bị sốc, cảm thấy lạc lõng chơi vơi gây ra sang chấn. Hoặc một người quan trọng qua đời, điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, khi tâm lý yếu sẽ dễ mắc các bệnh như trầm cảm.
Việc bị tai nạn bất ngờ dẫn đến phải ở một chỗ trong nhà, không được tiếp xúc với xã hội sẽ sinh ra tâm trạng tiêu cực bi quan. Cảm thấy bản thân vô dụng, làm phiền người khác nên sẽ dễ bị mắc trầm cảm và các bệnh tâm lý khác.
Xem thêm: Sang chấn tâm lý sau tai nạn và cách vượt qua
Áp lực học hành, công việc
Người trẻ bây giờ bị sức ép rất nhiều từ gia đình và xã hội. Tâm lý không muốn thua kém, cạnh tranh sẽ gây ra những căng thẳng và lo lắng. Cha mẹ áp đặt con cái phải đạt được những thành tích cao vô tình làm bản thân luôn thấy nặng nề, mệt mỏi không còn hứng thú trong chuyện học tập hoặc công việc.
Những bệnh nhân mắc trầm cảm nguyên nhân cũng do cảm thấy thua kém và thất bại hơn so với bạn bè đồng trang lứa, sau đó có xu hướng khép mình lại và suy nghĩ tiêu cực hơn. Tác hại của việc so sánh cũng gây ra chứng trầm cảm, khiến con người trở nên kém cỏi và nhút nhát với xã hội.
Công việc bế tắc, đối mặt với áp lực phải thăng tiến, thành công hoặc mối lo “cơm áo gạo tiền”, lâu dần sẽ gây ra tình trạng mệt mỏi, căng thẳng, bất lực. Mắc trầm cảm khiến họ không còn có động lực, buồn chán với tất cả mọi thứ và không thể tập trung làm việc.
Phụ nữ sau sinh
Tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh trầm cảm tại Việt Nam cũng như các quốc gia khác cao hơn đàn ông. Đa phần sẽ rơi vào các trường hợp sau sinh, đây là lúc tâm lý của người phụ nữ nhạy cảm và căng thẳng nhất. Mỗi ngày đều phải quanh quẩn trong nhà để chăm con, thiếu ngủ, chán ăn, điều này là nguy cơ dẫn đến chứng trầm cảm.
Sau khi sinh, nội tiết tố thay đổi khiến tâm trạng phụ nữ bất thường, dễ mệt mỏi và cáu gắt. Cùng với việc cơ thể và sức khỏe rất yếu nên dễ stress. Ngoài ra, trong những thời điểm nhạy cảm này, cuộc sống vợ chồng có nhiều mâu thuẫn cũng sẽ khiến người phụ nữ trở nên chán nản và trầm cảm.
Tâm lý căng thẳng, cáu gắt một phần cũng do phụ nữ đang tự tin về cơ thể của mình sau khi sinh em bé. Những thay đổi trong và ngoài cơ thể khiến họ bị sốc, dẫn đến mặc cảm, ngại ngùng, không muốn tiếp xúc với ai kể cả là người thân trong gia đình.
Lạm dụng mạng xã hội
Lạm dụng mạng xã hội trong một thời gian dài khiến bản thân khép mình và cô lập với cuộc sống thực tế. Những nghiên cứu cho rằng, thời gian sử dụng mạng xã hội sẽ tỉ lệ thuận với nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Vì thế càng “nghiện” mạng xã hội càng dễ mắc trầm cảm.
Tiếp xúc quá lâu và thường xuyên với mạng xã hội sẽ khiến con người dần ít nói chuyện và giao tiếp với nhau hơn. Mạng xã hội cũng là “con dao hai lưỡi”, nó có thể khiến con người vui vẻ nhưng cũng dễ khiến họ bị mặc cảm, tự ti do ức chế vì bị soi xét và đánh giá.
Nghiện mạng xã hội cũng khiến cho con người lười vận động hơn và không thể sinh ra hormone hạnh phúc. Sự thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh này do ít tập thể dục và rèn luyện sẽ khiến nguy cơ bị trầm cảm sẽ cao hơn.
Xem thêm: Trầm cảm do mạng xã hội – Thực trạng đáng báo động ở giới trẻ
Bệnh trầm cảm có gây nguy hiểm không?
Chứng bệnh trầm cảm không còn quá xa lạ trong xã hội hiện đại ngày nay, nhưng những tác hại của nó là không thể xem thường. Dù là triệu chứng nhẹ hay nặng, bệnh nhân cũng cần lưu ý và cẩn thận vì đây là một loại bệnh tâm lý cực kỳ nguy hiểm khi ở tình trạng nặng.
Bệnh trầm cảm khiến bệnh nhân dễ rơi vào những suy nghĩ tiêu cực, bi quan, cảm thấy rằng cuộc sống không còn gì tốt đẹp. Có rất nhiều trường hợp dẫn đến tự sát do những suy nghĩ này ám ảnh quá lâu.
Ở thể nhẹ, trầm cảm sẽ có thể tự hết và ít khi gây nguy hiểm cho bản thân và người khác. Nếu có, họ sẽ tự rạch tay và làm đau bản thân mình. Điều này cũng khá nguy hiểm nên người thân cần quan sát và theo dõi để tránh gây ra các sự việc không mong muốn.
Khi chuyển sang trầm cảm nặng, người bệnh sẽ phải đối mặt với những suy nghĩ cực kỳ nguy hiểm. Những hành vi của họ không thể kiểm soát và cũng không chia sẻ hay bày tỏ thái độ với bất kỳ ai. Nguy cơ tử tự rất cao nếu bệnh chuyển biến xấu và không được điều trị kịp thời.
Giải pháp cho thực trạng bệnh trầm cảm tại Việt Nam
Thực trạng bệnh trầm cảm ở Việt Nam hiện nay ngày càng cao, những tác hại nguy hiểm mà nó mang lại càng khiến bệnh nhân lo lắng và sợ hãi sẽ gây tổn hại đến bản thân và những người xung quanh họ. Để cải thiện cho thực trạng tiêu cực về chứng trầm cảm tại Việt Nam, bệnh nhân và cả người thân cần áp dụng một số giải pháp sau:
Trị liệu tâm lý
Phương pháp này vừa là giải pháp vừa là cách điều trị cho căn bệnh trầm cảm. Người dân Việt Nam thường không quan tâm nhiều đến các bệnh tâm lý cũng như bỏ qua các cách trị liệu, đó cũng là nguyên nhân khiến bệnh ngày càng trầm trọng hơn.
Tâm lý trị liệu là phương pháp trị liệu bằng cách nói chuyện và chia sẻ cùng bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý. Bác sĩ sẽ giúp bệnh nhân hiểu thêm về sức khỏe tinh thần, căn bệnh đang mắc phải, từ đó tăng khả năng thích ứng với sự căng thẳng, tiêu cực.
Quá trình trị liệu có thể kéo dài rất lâu, lên đến nhiều năm. Có nhiều loại tâm lý trị liệu được áp dụng để điều trị như: liệu pháp hành vi nhận thức, trị liệu liên cá nhân, liệu pháp tâm động học,…
Xem thêm: Các phương pháp Tâm lý trị liệu cơ bản thường được sử dụng
Tập luyện và sinh hoạt lành mạnh
Một giải pháp hiệu quả cho thực trạng trầm cảm của Việt Nam đó là nâng cao sức khỏe bằng cách tăng cường luyện tập. Việc duy trì thể thao sẽ giúp thể chất lẫn tinh thân khỏe mạnh và nhiều năng lượng hơn. Tránh được sự uể oải, nhức mỏi, căng thẳng và đẩy lùi được bệnh tật.
Ngoài ra, cần kết hợp với ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để cơ thể được khỏe mạnh và hạnh phúc. Lối sống khoa học giúp làm giảm tình trạng stress và căng thẳng, làm tăng hiệu suất công việc và học tập, chất lượng cuộc sống cũng thay đổi tích cực hơn.
Trò chuyện nhiều hơn
Mọi phương thuốc đều vô dụng nếu tinh thần, tâm lý chưa được giải tỏa và thoải mái. Một giải pháp cho việc này đó chính là nói chuyện và chia sẻ nhiều hơn. Việc trò chuyện và giao tiếp sẽ giúp cho tâm lý người bệnh được thoải mái và nhẹ nhàng hơn.
Khi tâm sự, bệnh nhân có cơ hội được bày tỏ những nỗi lo âu, mệt mỏi và căng thẳng của mình, không gây dồn nén và ức chế. Từ đó cơ thể sẽ giải phóng được những năng lượng tiêu cực, tạo động lực để vượt qua căn bệnh.
Việc trò chuyện cùng người thân, bạn bè, đồng nghiệp cũng được các bác sĩ tâm lý khuyến khích trong việc điều trị. Để giảm và hạn chế được thực trạng trầm cảm, mọi người cần phải biết cách để lấy lại sự tự tin và giải tỏa được căng thẳng.
Sự hỗ trợ từ người thân
Người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và cả xã hội cũng góp phần quan trọng giúp đẩy lùi tình trạng trầm cảm tại Việt Nam. Việc thiếu thốn tình cảm gia đình, thiếu đi sự quan tâm cũng khiến con người dễ mắc vào những căn bệnh tâm lý, do cảm giác cô đơn và lo sợ.
Người thân cần hỗ trợ và khuyến khích bệnh nhân luôn vui vẻ và thoải mái. Đồng hành cùng người bệnh trong quá trình điều trị. Theo dõi và quan tâm sát sao để đảm bảo rằng bệnh nhân không gây nguy hiểm cho bản thân.
Để phòng ngừa được nguy cơ mắc trầm cảm, mỗi thành viên trong gia đình cần biết cách để quan tâm, chia sẻ và hỏi han nhau nhiều hơn. Giải quyết nhanh chóng những mâu thuẫn và tuyệt đối không xảy ra những trường hợp bạo lực để tránh gây sang chấn tâm lý.
Vun đắp tình cảm gia đình cũng là một giải pháp hữu hiệu giúp đẩy lùi nguy cơ gây ra bệnh trầm cảm và các bệnh tâm lý khác. Không nên chủ quan và coi thường điều này, vì lâu dần sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng đáng tiếc.
Thực trạng bệnh trầm cảm ở Việt Nam phản ánh rằng người dân cần quan tâm hơn đến sức khỏe tâm lý của mình. Nhiều người đã không thể vượt qua và đầu hàng với căn bệnh trầm cảm. Để có thể khắc phục tình trạng này, cần sự nỗ lực không ngừng của cả bệnh nhân và gia đình trong suốt quá trình phòng ngừa hoặc điều trị trầm cảm.
Có thể bạn quan tâm
- Hậu quả (di chứng) của bệnh trầm cảm không nên xem thường
- 14 Cách phòng tránh bệnh trầm cảm bạn nên biết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!