Danh sách 10 loại tinh dầu giúp giảm stress hiệu quả
Sử dụng tinh dầu là cách giảm stress, căng thẳng thần kinh có thể thực hiện ngay tại nhà. Một số nghiên cứu cho thấy, các tầng hương thơm có thể kích thích khứu giác, sau đó dẫn truyền đến hệ thần kinh giúp xua tan cảm giác mệt mỏi, uể oải và mang đến nguồn năng lượng tích cực.
Liệu pháp hương thơm là gì?
Liệu pháp hương thơm là một phương pháp trị liệu tự nhiên sử dụng tinh dầu từ thực vật để nâng cao sức khỏe thể chất, tinh thần và cảm xúc. Tinh dầu chứa các hợp chất hóa học có đặc tính chống viêm và những lợi ích chữa lành khác. Khi được hít hoặc bôi lên da (sau khi pha loãng), tinh dầu mang đến những tác dụng nhất định cho cơ thể.
Liệu pháp hương thơm dựa trên sự kết nối mật thiết giữa hệ thống khứu giác và não bộ. Khi chúng ta hít các phân tử từ tinh dầu, chúng sẽ gửi tín hiệu đến hệ khứu giác và hệ viền – hai bộ phận chịu trách nhiệm xử lý cảm xúc và ký ức trong não. Những tín hiệu này có thể tác động đến cơ thể và tinh thần, gây ra những thay đổi sinh lý và tâm lý.
Nghiên cứu cho thấy khả năng ghi nhớ mùi hương của chúng ta cho phép tinh dầu kích hoạt các cảm xúc và trạng thái tinh thần như thư giãn hoặc phục hồi. Mùi hương có thể tác động đến nhịp tim, huyết áp, hơi thở, hormone căng thẳng và thậm chí cả hoạt động của sóng não.
Lợi ích của liệu pháp hương thơm với stress (căng thẳng và lo âu)
Sử dụng tinh dầu là một liệu pháp an toàn và không xâm lấn để kiểm soát căng thẳng, lo âu mà không cần sử dụng thuốc. Một số lợi ích chính gồm:
- Giảm căng thẳng và mệt mỏi
- Giảm lo âu và trầm cảm
- Cải thiện chất lượng giấc ngủ
- Nâng cao tâm trạng và mang lại sự bình tĩnh
- Điều chỉnh các hormone liên quan đến căng thẳng
- Tăng cường tập trung và sự minh mẫn
Liệu pháp hương thơm là một phương pháp bổ sung đã được nghiên cứu và chứng minh giảm stress hiệu quả thông qua cả kết quả khoa học lẫn trải nghiệm thực tế. Nó là một cách đơn giản và linh hoạt để cải thiện sức khỏe tâm thần.
Stress là gì?
Để hiểu được liệu pháp hương thơm (sử dụng tinh dầu) có giúp giảm căng thẳng hay không, trước tiên cần phải nhận diện các nguyên nhân và tác động của căng thẳng, lo âu.
1. Nguyên nhân gây ra stress
Một số nguyên nhân phổ biến bao gồm:
- Áp lực công việc và sự bất ổn nghề nghiệp
- Vấn đề tài chính hoặc sức khỏe
- Biến cố lớn trong cuộc sống hoặc trải nghiệm đau thương
- Xung đột trong các mối quan hệ
- Suy nghĩ cầu toàn hoặc tự phê phán
- Cảm giác mất kiểm soát
- Lịch trình quá dày đặc và căng thẳng
Tư duy và cảm xúc cũng góp phần tạo ra căng thẳng. Lo âu thường xuất hiện khi có những lo lắng kéo dài mà không liên quan đến thực tế.
2. Phản ứng của cơ thể trước stress
Khi cơ thể nhận diện một mối đe dọa, hệ thần kinh kích hoạt phản ứng “chiến đấu hoặc bỏ chạy”, tạo ra các thay đổi vật lý như:
- Nhịp tim và huyết áp tăng
- Căng cơ
- Hô hấp nhanh và sâu
- Ra mồ hôi
- Tăng cường nhận thức và phản ứng
3. Tác động của stress
Khi cơ thể duy trì phản ứng căng thẳng trong thời gian dài, nhiều hệ thống trong cơ thể bị ảnh hưởng, gây ra:
- Suy yếu hệ miễn dịch
- Rối loạn tiêu hóa
- Gián đoạn chu kỳ sinh sản
- Tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường
- Lo âu, trầm cảm
- Mất ngủ và mệt mỏi
- Giảm động lực và năng suất
Tinh dầu có thể giúp cơ thể chống lại những ảnh hưởng tiêu cực của căng thẳng bằng cách kích hoạt phản ứng thư giãn.
Sức mạnh của tinh dầu
Để hiểu rõ liệu pháp hương thơm giúp cân bằng cơ thể như thế nào, chúng ta cần khám phá cách tinh dầu tác động và sử dụng chúng một cách an toàn.
1. Tác động của tinh dầu lên khứu giác, não bộ
Tinh dầu khi được hít sẽ kích hoạt các thụ thể trong mũi, truyền tín hiệu đến não qua hệ thống khứu giác.
Hệ thống khứu giác kết nối chặt chẽ với các vùng trong não quản lý cảm xúc, trí nhớ, và tâm trạng. Từ đó, tinh dầu có thể tạo ra những phản ứng tâm lý như sự thư giãn, phấn khích hay cảm giác hồi tưởng.
2. Phản ứng sinh lý từ tinh dầu
Hít tinh dầu không chỉ mang lại sự thay đổi về cảm xúc mà còn tác động đến nhịp tim, huyết áp, hơi thở và mức độ hormone căng thẳng. Các hợp chất trong tinh dầu tương tác với hệ thống thần kinh và enzyme để mang lại hiệu quả thư giãn, chữa lành.
10 loại tinh dầu giúp giảm stress, căng thẳng hiệu quả
Liệu pháp mùi hương là biện pháp giảm stress, căng thẳng thần kinh hiệu quả. Mùi hương tự nhiên từ các loại tinh dầu có thể xua tan mệt mỏi, giảm các cảm xúc tiêu cực như chán nản, bực dọc, uể oải và lo âu quá mức. Các nghiên cứu cho thấy, liệu pháp mùi hương kích thích khứu giác, sau đó dẫn truyền đến hệ thần kinh trung ương nhằm xoa dịu căng thẳng và mang đến cảm giác thoải mái, dễ chịu.
Tinh dầu thường được sử dụng bằng máy khuếch tán mùi hương. Nếu không có thiết bị hỗ trợ, bạn có thể thêm tinh dầu vào nước tắm hoặc sử dụng tinh dầu để chăm sóc da, tóc, móng. Đây đều là những cách sử dụng mùi hương có thể giải tỏa căng thẳng, giúp ngủ ngon và ngủ sâu giấc.
Dưới đây là 10 loại tinh dầu tự nhiên có hiệu quả giảm stress, căng thẳng hiệu quả:
1. Tinh dầu hoa oải hương (Lavender)
Loại tinh dầu giúp giảm stress hàng đầu hiện nay. Lavender – Hoa oải hương là loại hoa đặc trưng của nước Pháp. Ngoài sắc tím mộng mơ, hoa oải hương còn gây ấn tượng bởi mùi thơm đặc biệt. Chính vì thế, loài hoa này thường được dùng để sản xuất tinh dầu và nước hoa. Mùi thơm của Lavender được rất nhiều người ưa chuộng vì có nét đặc trưng và khác biệt rõ rệt so với những loài hoa thông thường.
Một nghiên cứu thực hiện vào năm 2007 được công bố trên tạp chí “The International Journal of Cardiology” cho thấy, tinh dầu hoa oải hương có thể tác động đến trung tâm của não bộ giúp giải tỏa căng thẳng, an thần và mang đến giấc ngủ ngon.
Khi nghiên cứu sâu hơn, các chuyên gia nhận thấy mùi thơm từ Lavender có thể giảm hormone cortisol trong huyết thanh. Cortisol là hormone được giải phóng mạnh khi cơ thể bị stress dẫn đến tình trạng tăng nhịp tim, tăng huyết áp, đau thắt ngực, đổ mồ hôi và khó thở.
Bạn có thể sử dụng tinh dầu Lavender để tạo mùi hương tự nhiên cho không gian sống. Hoặc có thể dùng tinh dầu này để chăm sóc da, tóc và móng. Ngoài hiệu quả giảm căng thẳng, hoa oải hương còn cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết giúp làm dịu vùng da kích ứng, dưỡng ẩm và chống lão hóa.
2. Tinh dầu vỏ cam
Vỏ cam chứa hàm lượng tinh dầu cao nên được tận dụng sẽ sản xuất nước hoa và tinh dầu thơm. Tinh dầu vỏ cam không chỉ tốt cho làn da mà còn đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe thể chất và tinh thần. Tinh dầu này có mùi thơm khá giống với mùi cam tươi nhưng có pha lẫn mùi đắng nhẹ tạo cảm giác thoải mái và thư giãn, giúp giải toả stress rất hiệu quả.
Nếu bị dị ứng với phấn hoa, nên cân nhắc dùng tinh dầu vỏ cam để xua tan căng thẳng và mệt mỏi. Tương tự như các loại tinh dầu thông thường, bạn có thể dùng tinh dầu vỏ cam để tạo mùi hương cho căn phòng. Ngoài tác dụng giảm stress và xua tan phiền muộn, tinh dầu vỏ cam còn có hiệu quả đuổi muỗi, côn trùng và khử mùi ẩm thấp ở những góc khuất.
Vào những ngày cuối tuần, bạn cũng có thể tận dụng tinh dầu vỏ cam kết hợp với các nguyên liệu tự nhiên khác như mật ong, dầu dừa, sữa chua và nha đam để làm mặt nạ dưỡng da. Biện pháp này vừa giúp thư giãn, giải tỏa căng thẳng vừa chăm sóc và cải thiện các khuyết điểm trên da mặt.
3. Tinh dầu hoa nhài
Hoa nhài có mùi thơm dịu nhẹ hơn so với tinh dầu hoa oải hương và vỏ cam. Nếu yêu thích mùi thơm nhẹ nhàng, bạn có thể lựa chọn tinh dầu này để sử dụng hằng ngày nhằm giải tỏa căng thẳng và mệt mỏi. Hiệu quả giải tỏa stress và làm dịu thần kinh của tinh dầu hoa nhài cũng đã được nghiên cứu và chứng minh qua thực nghiệm lâm sàng.
Nghiên cứu được thực hiện tại Trường đại học ở Thái Lan cho thấy, sử dụng liệu pháp mùi hương từ hoa nhài có thể cải thiện tâm trạng ở những người bị trầm cảm. Tinh dầu được sử dụng bằng cách thoa lên vùng bụng và một số vùng da trên cơ thể. Các chuyên gia nhận thấy, tinh dầu hoa nhài kích thích não bộ mạnh mẽ giúp giải tỏa căng thẳng, tạo cảm giác thư giãn và thoải mái.
Để tăng hiệu quả giảm căng thẳng, bạn có thể dùng thêm trà hoa nhài trước khi đi ngủ. Các chất chống oxy hóa trong hoa nhài có hiệu quả an thần, giúp ngủ ngon và sâu giấc hơn. Ngoài ra, sử dụng hoa nhài còn tạo mùi hương tự nhiên cho cơ thể, mang lại cảm giác tự tin và thoải mái hơn giữa đám đông.
4. Tinh dầu nữ lang (Valerian)
Tinh dầu nữ lang có mùi thơm nhẹ dịu, tạo cảm giác thư giãn và thoải mái. Do đó, tinh dầu này thường được sử dụng để cải thiện tình trạng lo âu và căng thẳng.
Cây nữ lang – Valerian, một loại thảo dược này có nguồn gốc từ Bắc Mỹ và hiện nay đã được trồng ở nhiều nơi trên thế giới. Rễ của cây nữ lang chứa nhiều tinh dầu nên còn được sử dụng để sản xuất tinh dầu thơm.
Tinh dầu từ cây nữ lang có hiệu quả kháng khuẩn mạnh – kể cả các loại vi khuẩn có trong không khí. Vì vậy, bạn có thể sử dụng tinh dầu này để bảo vệ sức khỏe và giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về đường hô hấp. Ngoài ra, tinh dầu hoa nữ lang thường được sử dụng để điều trị mất ngủ nhờ tác dụng an thần mạnh.
5. Tinh dầu hoa hồng
Tinh dầu hoa hồng là loại tinh dầu giảm stress được sử dụng phổ biến nhờ có mùi hương nhẹ dịu, dễ chịu và phù hợp với tất cả mọi người. Ngoài ra, tinh dầu từ loài hoa này còn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho làn da.
Mùi thơm nhẹ dịu từ hoa hồng có thể xua tan cảm giác mệt mỏi, căng thẳng và mang lại sự thoải mái sau một dài làm việc mệt mỏi. Đây là loại tinh dầu khá lành tính, không có vị cay tê và không cần phải pha loãng trước khi dùng.
Ngoài cách dùng bằng máy khuếch tán mùi hương, bạn có thể thêm tinh dầu hoa hồng vào nước tắm hoặc sử dụng để xông mặt nhằm giải tỏa căng thẳng. Một số nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, mùi thơm tự nhiên từ hoa hồng mang lại cảm giác thoải mái, hỗ trợ giảm stress, điều hòa huyết áp và nhịp tim hiệu quả.
6. Tinh dầu bạc hà
Bạc hà có mùi thơm the mát đặc trưng. Ngoài tác dụng tăng hương vị cho món ăn và thức uống, bạc hà còn được sử dụng để sản xuất tinh dầu. Khác với các loại tinh dầu trên, tinh dầu bạc hà giúp giải tỏa căng thẳng và tạo sự phấn chấn, tỉnh táo. Vì vậy, bạn nên dùng tinh dầu vào buổi sáng hoặc khi đang làm việc để tăng hoạt động của não bộ.
Hoạt chất menthol trong tinh dầu bạc hà có tác dụng làm mát, tiêu viêm và sát khuẩn da. Do đó, bạn cũng có thể thêm tinh dầu này vào nước tắm và máy tạo độ ẩm để phòng ngừa – cải thiện tình trạng dị ứng, viêm da do tiếp xúc với côn trùng.
7. Tinh dầu tràm trà
Tinh dầu tràm trà có mùi thơm mát nhưng nhẹ dịu hơn tinh dầu bạc hà. Nếu yêu thích các loại tinh dầu có mùi the cay, bạn có thể lựa chọn tinh dầu này để xua tan mệt mỏi và giải tỏa căng thẳng sau thời gian làm việc.
Tinh dầu tràm trà không chỉ có mùi thơm đặc trưng mà còn có nhiều công dụng như tiêu viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa và giảm đau. Ngoài cách dùng thông thường, bạn có thể sử dụng tinh dầu này để xông mặt, chăm sóc da và cơ thể. Mùi thơm tự nhiên trong tinh dầu tràm trà sẽ bạn giải tỏa căng thẳng vừa cải thiện được những vấn đề mà làn da gặp phải.
8. Tinh dầu quế giảm stress
Tinh dầu quế có mùi thơm nồng, hơi cay the và tính ấm. Bạn có thể sử dụng tinh dầu này pha loãng với dầu dừa hoặc dầu olive để massage cơ thể. Massage bằng tinh dầu quế giúp tăng tuần hoàn máu, giải tỏa căng thẳng và xua tan mệt mỏi sau thời gian dài làm việc.
Ngoài ra, cinnamaldehyde, linalool và eugenol trong tinh dầu quế còn có hiệu quả kháng khuẩn, tiêu viêm và giảm đau. Trong trường hợp căng thẳng gây đau nhức cổ vai gáy và các phần cơ ở vùng hông, bạn có thể dùng tinh dầu quế để xông hơi hoặc pha loãng với các loại dầu nền dùng xoa bóp.
Sử dụng tinh dầu quế có hiệu quả giảm stress, xua tan căng thẳng và cải thiện tình trạng lo âu quá mức. Tinh dầu này còn có tác dụng tăng cường sức khỏe và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên, dầu quế chứa nhiều chất cay tê có thể gây bỏng rát và kích ứng. Vì vậy nếu sử dụng lên da, bạn nên pha loãng với dầu dừa và dầu olive trước khi sử dụng.
9. Tinh dầu trà xanh
Trà xanh ít được sử dụng ở dạng tinh dầu như tràm trà và bạc hà. Tuy nhiên, tinh dầu trà xanh cũng mang lại không ít tác dụng đối với sức khỏe thể chất và tinh thần. Nói về mùi, tinh dầu trà xanh có mùi nhẹ dịu, pha lẫn chút đắng chát nhẹ, giúp giải toả stress hiệu quả. Mùi của trà xanh khá nhẹ nhàng, không nồng và đặc trưng như bạc hà nên sẽ thích hợp với người ưa chuộng những mùi hương nhẹ nhàng.
Hương thơm tự nhiên của tinh dầu trà xanh được có tác dụng làm dịu dây thần kinh, cải thiện tâm trí và xua tan căng thẳng hiệu quả. Ngoài hương thơm, tinh dầu trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa, khoáng chất và vitamin. Do đó, bạn có thể dùng tinh dầu trà xanh bằng cách cho vào nước tắm hoặc thêm vào công thức mặt nạ chăm sóc da.
10. Tinh dầu ngọc lan tây (Ylang Ylang oil)
Tinh dầu ngọc lan tây – Ylang Ylang oil là một trong những loại tinh dầu có tác dụng giảm stress và căng thẳng hiệu quả. Hoa ngọc lan tây có mùi thơm ấm áp, nhẹ nhàng mang lại cảm giác thư thái và thoải mái sau những giờ làm việc căng thẳng. Tinh dầu ngọc lan tây ít được sử dụng hơn những loại tinh dầu trên nên sẽ mang lại cảm giác mới lạ hơn.
Để sử dụng Ylang Ylang oil thư giãn và giải tỏa căng thẳng, bạn có thể cho vào máy khuếch tán tinh dầu, xông mặt, thêm vào nước tắm hoặc pha loãng với dầu nền (jojoba, olive hoặc dầu dừa) để massage cơ thể. Với mùi thơm đặc trưng, tinh dầu hoa ngọc lan tây có thể xua tan mệt mỏi và đẩy lùi căng thẳng sau thời gian học tập, làm việc.
Hướng dẫn sử dụng tinh dầu giảm stress an toàn
Tinh dầu nguyên chất có nồng độ cao, cần được pha loãng trước khi bôi lên da để tránh gây kích ứng. Một số loại có thể tương tác với thuốc hoặc tình trạng sức khỏe, do đó, nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng.
Dưới đây là một số nguyên tắc an toàn khi sử dụng tinh dầu để giảm stress:
- Thử nghiệm trên một vùng da nhỏ trước khi sử dụng rộng rãi
- Pha loãng tinh dầu với dầu nền như dầu dừa, dầu jojoba
- Phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ nên thận trọng và tham khảo ý kiến chuyên gia
- Tránh để tinh dầu tiếp xúc với mắt
- Bảo quản tinh dầu ở nơi thoáng mát, trong chai tối màu
- Không uống tinh dầu trừ khi có chỉ định từ chuyên gia.
- Sử dụng máy xông tinh dầu cũng rất tốt
Việc sử dụng tinh dầu an toàn và hiệu quả giúp tối ưu hóa lợi ích giảm stress của liệu pháp hương thơm.
Sử dụng tinh dầu giảm stress, căng thẳng thần kinh là một liệu pháp hiệu quả. Hy vọng với 10 loại tinh dầu được giới thiệu trong bài viết, bạn đọc có thể lựa chọn được tinh dầu phù hợp với nhu cầu và sở thích. Ngoài liệu pháp mùi hương, bạn cũng nên điều chỉnh lối sống và loại bỏ tác nhân gây stress để kiểm soát căng thẳng hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm
- 24 thực phẩm giúp giảm stress căng thẳng cực hiệu quả
- 24 cách giải tỏa stress trong công việc bạn nên biết
- Thể dục thể thao giúp giảm stress căng thẳng rất hiệu quả
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!