Bài quiz Test kiểm tra tự kỷ Online tại nhà nhanh & đơn giản
Các bài test tự kỷ có thể kiểm tra và sàng lọc nguy cơ mắc bệnh ở trẻ từ 16 – 30 tháng tuổi. Mặc dù những bài kiểm tra này không phải là chẩn đoán chính thức nhưng chúng có thể phản ánh phần nào những khiếm khuyết trong quá trình phát triển thần kinh ở trẻ nhỏ.
Khi nào nên thực hiện bài quiz test tự kỷ?
Tự kỷ là một trong những rối loạn phát triển thần kinh khá phổ biến. Bệnh khởi phát từ rất sớm với tỷ lệ cao hơn ở bé trai. Trẻ mắc chứng tự kỷ thường có khiếm khuyết về tư duy, ngôn ngữ, thiếu tương tác xã hội và có những hành vi kỳ dị, lặp đi lặp lại và không phù hợp với xã hội.
Hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh tự kỷ. Tuy nhiên, tự kỷ đã được xác định có liên quan đến di truyền và một số yếu tố sinh học khác. Bệnh hầu như không có liên quan đến các yếu tố tâm lý xã hội.
Mặc dù tỷ lệ trẻ mắc bệnh là tương đối cao nhưng việc điều trị hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế do cơ chế bệnh sinh phức tạp và nhiều điểm chưa rõ ràng. Để có thể giảm thiểu những ảnh hưởng của bệnh, gia đình cần phải phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường ở trẻ và có thể thực hiện một số bài quiz test tự kỷ nhằm sàng lọc nguy cơ mắc bệnh.
Gia đình nên cho trẻ thực hiện bài test kiểm tra tự kỷ khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu sau đây:
- Không cười và bập bẹ nói từ 9 tháng tuổi trở lên
- Không biết chỉ ngón trỏ lúc 12 tháng tuổi
- Không nói được từ đôi vào 24 tháng tuổi
- Không nói được từ đơn vào 16 tháng tuổi
- Thiếu tương tác với mọi người, kể cả bố mẹ
- Trẻ có những sở thích kỳ lạ và có xu hướng lặp đi lặp lại những hành vi bất thường
Những khiếm khuyết trong quá trình phát triển thần kinh khiến trẻ không thể phát triển ngôn ngữ, tư duy và có hành vi khác thường so với trẻ khỏe mạnh. Nếu chú ý, gia đình có thể nhận biết sớm những biểu hiện khác lạ ở con trẻ và cho trẻ thực hiện bài quiz test tự kỷ tại nhà. Các bài kiểm tra phần nào sàng lọc được nguy cơ mắc bệnh của trẻ, từ đó giúp gia đình chủ động trong việc thăm khám và điều trị.
Các bài quiz test kiểm tra và sàng lọc tự kỷ tại nhà
Các bài test kiểm tra tự kỷ không được xem như chẩn đoán chính thức. Dù vậy, kết quả của bài test vẫn sẽ phản ánh được phần nào tình trạng sức khỏe của con. Nếu nhận thấy con có nguy cơ cao, bố mẹ nên đưa con đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị sớm để tránh các vấn đề nghiêm trọng phát sinh.
Dưới đây là một số bài test kiểm tra tự kỷ có thể thực hiện ngay tại nhà:
1. Bài test sàng lọc tự kỷ M-CHAT
Bài test sàng lọc tự kỷ M-CHAT được nghiên cứu và phát triển bởi Hội Nhi khoa Hoa Kỳ. Bài test này giúp sàng lọc nguy cơ tự kỷ ở trẻ từ 16 – 48 tháng tuổi. Hiện nay, bảng kiểm tra M-CHAT được sử dụng rất phổ biến tại các bệnh viện và phòng khám nhi trong nước.
Bảng kiểm tra M-CHAT bao gồm 23 câu hỏi. Nếu con có 3 dấu hiệu trên tổng số 23 câu hoặc 2 dấu hiệu in đậm trên tổng số 23 câu thì trẻ có khả năng cao mắc chứng tự kỷ.
Bộ 23 câu hỏi của bảng kiểm tra sàng lọc tự kỷ M–CHAT:
1 | Trẻ có thích thú khi được đu đưa trên đầu gối không? | Không |
2 | Trẻ có thích leo cầu thang hay leo trèo hay không? | Không |
3 | Trẻ quan tâm đến những người thân trong gia đình hay không? | Không |
4 | Trẻ có thường xuyên hình dung các tình huống không có thật khi vui chơi hay không? (Chẳng hạn như nói điện thoại, trò chuyện cùng búp bê, thú bông,…) | Không |
5 | Trẻ có hay tìm kiếm đồ vật và thích chơi ú òa hay không? | Không |
6 | Trẻ có chỉ ngón trỏ về đối tượng và tình huống trẻ đang quan tâm hay không? | Không |
7 | Trẻ có hay sử dụng ngón trỏ để chỉ hoặc để xin xỏ điều gì không? | Không |
8 | Trẻ có chia sẻ đồ chơi hay đồ vật cho bố mẹ và người thân hay không? | Không |
9 | Trẻ có nhìn thẳng vào mắt bố mẹ và những người khác hơn 1-2 giây hay không? | Không |
10 | Trẻ có bắt chước bố mẹ và người thân trong gia đình hay không? | Không |
11 | Trẻ có biết đi khi đã đến tuổi không? | Không |
12 | Khi trong phòng chỉ có bố/ mẹ, trẻ có nhìn theo hay không? | Không |
13 | Trẻ có cười để đáp lại nụ cười của bố mẹ hay những người thân trong nhà hay không? | Không |
14 | Trẻ tỏ ra nhạy cảm với tiếng động không? (Ví dụ: bịt tai, la hét hoặc tìm đến không gian yên tĩnh khác) | Có |
15 | Trẻ có phản ứng khi bố mẹ và những người khác gọi tên hay không? | Không |
16 | Trẻ có nhìn theo những đồ vật mà bố mẹ đang nhìn không? | Không |
17 | Trẻ có những cử động tay bất thường và thường thực hiện các động tác này ở gần mặt không? | Có |
18 | Trẻ có làm bố mẹ chú ý đến những hoạt động của mình hay không? | Không |
19 | Bố mẹ có bao giờ bạn nghĩ con có khả năng bị điếc không? | Có |
20 | Đôi khi trẻ có nhìn đăm đăm vào một đối tượng/ khoảng trống hoặc đi lại liên tục nhưng không có chủ đích không? | Có |
21 | Trẻ có nhìn vào mặt bố mẹ để xem phản ứng của bố mẹ hay không? | Không |
22 | Trẻ có hiểu được điều người khác nói hay không? | Không |
23 | Trẻ thường ném hoặc bỏ các đồ chơi nhỏ vào miệng và hoàn toàn không biết cách chơi với đồ chơi? | Có |
2. Bộ câu hỏi sàng lọc tự kỷ M-CHAT RF
Ngoài bộ câu hỏi M-CHAT, mẹ cũng có thể sử dụng bài test sàng lọc M-CHAT RF cho trẻ. Bài test này được thực hiện cho trẻ từ 16 – 36 tháng tuổi.
Sau khi thực hiện bài test, cộng điểm số của 20 câu hỏi để xem kết quả.
- Điểm số từ 8 – 20 cho thấy trẻ có khả năng cao mắc chứng tự kỷ. Bởi kết quả này cho thấy trẻ có khiếm khuyết trong việc phát triển tư duy, ngôn ngữ và thiếu sự tương tác với những người xung quanh. Mặc dù điểm số không thể chẩn đoán chính xác nhưng phần nào có thể xác định được nguy cơ mắc bệnh.
- Điểm số từ 3 – 7 cho thấy nguy cơ mắc bệnh ở mức trung bình. Trong trường hợp này, gia đình vẫn nên cho trẻ đến bệnh viện kiểm tra để chắc chắn trẻ phát triển hoàn toàn khỏe mạnh. Nếu có vấn đề bất thường, nên thăm khám và tiến hành điều trị sớm để trẻ có thể phát triển và hòa nhập với cộng đồng.
- Nếu điểm số từ 0 – 2 thì khả năng mắc bệnh là rất thấp. Vì vậy, mẹ có thể yên tâm về sức khỏe thể chất và tinh thần của con. Tuy nhiên, gia đình vẫn nên theo dõi chặt chẽ những biểu hiện của con để có biện pháp can thiệp phù hợp.
Ngoài 2 bài test trên, mẹ cũng có thể thực hiện một số bài test tự kỷ online. Các bài test này cũng có thể sàng lọc nguy cơ mắc bệnh. Đa phần các bài kiểm tra tự kỷ tại nhà đều dễ thực hiện và phản ánh được một phần sức khỏe thể chất, tinh thần của trẻ.
Nếu nhận thấy trẻ có khả năng mắc bệnh cao, gia đình nên cho trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa. Tại đây, bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ thực hiện một số bài test sàng lọc và các bài test chuyên sâu để đưa ra chẩn đoán xác định. Tương tự như các rối loạn thần kinh và tâm thần khác, DSM-5 là tiêu chuẩn được áp dụng trong chẩn đoán đối với bệnh tự kỷ. Mặc dù quá trình điều trị còn nhiều hạn chế nhưng nếu được can thiệp sớm, trẻ vẫn có thể phát triển và duy trì được cuộc sống như bình thường.
Các bài test kiểm tra tự kỷ có thể sàng lọc nguy cơ mắc bệnh ở con trẻ. Nếu nghi ngờ trẻ mắc bệnh, gia đình nên thực hiện bài test và đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ khi cần thiết. Thăm khám và điều trị sớm chính là “chìa khóa vàng” để có thể quản lý và giúp trẻ tự kỷ sớm hòa nhập được với cộng đồng.
Có thể bạn quan tâm
- Các dạng rối loạn phổ tự kỷ thường gặp
- Trẻ tự kỷ hay la hét: Nguyên nhân và cách xử lý
- Bệnh tự kỷ có di truyền hay không?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!