Các dạng rối loạn phổ tự kỷ thường gặp
Người bị rối loạn phổ tự kỷ thường sẽ gặp phải một số vấn đề về giao tiếp, ngôn ngữ, hành vi, cách truyền đạt. Tuy nhiên, mỗi người bệnh sẽ có những biểu hiện riêng biệt, tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ và các dạng rối loạn tự phổ tự kỷ khác nhau.
Các dạng rối loạn phổ tự kỷ thường gặp
Tự kỷ hay còn được gọi là rối loạn phổ tự kỷ, đây là hội chứng có liên quan đến sự phát triển của não bộ. Triệu chứng của căn bệnh này thường rất đa dạng, mỗi người bệnh sẽ có biểu hiện riêng biệt tùy vào mức độ nặng hay nhẹ và các dạng bệnh khác nhau. Qua nghiên cứu và thống kê, các chuyên gia cũng chỉ ra được các dạng rối loạn phổ tự kỷ phổ biến hiện nay.
1. Hội chứng Asperger
Những người mắc phải hội chứng Asperger có thể rất thông minh giống như những người bình thường. Tuy nhiên họ lại gặp phải một số trở ngại trong các kỹ năng xã hội hoặc có xu hướng chỉ tập trung vào duy nhất một chủ đề nào đó, thường xuyên lặp lại những hành vi giống nhau.
Trước đây nhiều chuyên gia cho rằng hội chứng Asperger là một điều kiện tách biệt. Tuy nhiên cho đến năm 2013, Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần (DSM-5) đã đưa ra một số thay đổi về cách phân loại. Hiện nay, xét về mặt kỹ thuật, hội chứng này không còn là căn bệnh riêng biệt. Nó được xem là một phần của rối loạn rộng hơn, hay còn được gọi là rối loạn phổ tự kỷ.
Hội chứng Asperger hay còn được gọi với tên khác là tự kỷ chức năng cao, đây được đánh giá là một dạng rối loạn phổ tự kỷ có tính chất ít nguy hiểm. Hiện nay, nguyên nhân chính xác gây ra căn bệnh này vẫn chưa được chứng minh cụ thể. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng nhận thấy một số yếu tố di truyền và môi trường có khả năng làm thay đổi sự phát triển tự nhiên của não bộ.
Các triệu chứng bệnh có thể xuất hiện từ những năm đầu đời, cha mẹ có thể nhận thấy con không giao tiếp, không tiếp xúc ánh mắt với bất kì ai. Ngoài ra, trẻ cũng sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện các kỹ năng xã hội, chậm nói, đi đứng, nhận thức kém hơn các trẻ cùng trang lứa. Ngoài ra, trẻ cũng sẽ ít biểu hiện về cảm xúc, trẻ không cười hoặc không vui đùa, gương mặt thờ ơ, vô cảm.
2. Rối loạn tự kỷ (Autistic Disorder)
Người bệnh dạng rối loạn tự kỷ cũng sẽ xuất hiện các triệu chứng của tự kỷ như không quan tâm đến các hoạt động/ sự việc xảy ra xung quanh, kỹ năng xã hội kém, khó khăn trong việc bày tỏ cảm xúc, không thể thấu hiểu và biết được cảm xúc của người khác, nhạy cảm với tiếng ồn, thường xuyên lặp lại các hành động, lời nói đã từng nghe hoặc nhìn thấy,…
Những triệu chứng này đều xuất hiện ở những trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ, tuy nhiên mức độ biểu hiện sẽ khác nhau. Đối với những trẻ bị rối loạn tự kỷ (Autistic Disorder) sẽ có nhiều triệu chứng hơn, mức độ biểu hiện cũng nghiêm trọng hơn so với những dạng khác. Đây là dạng rối loạn phổ tự kỷ nguy hiểm và có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
3. Rối loạn phát triển rộng khắp không được cho biết khác (Pervasive developmental disorder, not otherwise specified (PDD-NOS))
Rối loạn phát triển rộng khắp không được cho biết khác (Pervasive developmental disorder, not otherwise specified (PDD-NOS)) là dạng rối loạn phổ tự kỷ với mức độ bệnh nặng hơn so với hội chứng Asperger nhưng sẽ nhẹ hơn đối với chứng rối loạn tự kỷ. Các trẻ mắc phải dạng bệnh này cũng sẽ xuất hiện các triệu chứng của tự kỷ.
Lời khuyên cho gia đình có trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ
Rối loạn phổ tự kỷ có thể gây cản trở đến sự phát triển tự nhiên của trẻ. Do đó, cha mẹ ngay khi nhận thấy các triệu chứng của bệnh nên nhanh chóng đưa trẻ đến thăm khám và chẩn đoán tại các cơ sở chuyên khoa. Ngoài những phương pháp hỗ trợ điều trị từ bác sĩ thì kỹ năng chăm sóc và giáo dục con của gia đình cũng đóng vai trò quan trọng.
1. Tìm hiểu kỹ thông tin về rối loạn phổ tự kỷ
Hiện nay Việt Nam vẫn chưa thể thống kê chính xác về số lượng trẻ em mắc phải chứng bệnh tự kỷ bởi có nhiều trẻ vẫn được tiếp tục đi học nhưng vẫn có một số trường hợp trẻ phải nghỉ tại nhà. Tuy nhiên, trong một cuộc thống kê ở phạm vi nhỏ được công bố tại Hội thảo ” “Trường học nào cho trẻ tự kỷ?” tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh nhận thấy, năm 2003 Bệnh viện Nhi Đồng 1 đã điều trị cho 2 trẻ, năm 2007 con số tăng lên 170 trẻ và đến năm 2008 là 350 trẻ.
Còn đối với Bệnh viện Nhi Trung Ương thì con số có xu hướng gia tăng theo từng năm. Vào năm 2007 số lượng là 405 trẻ, năm 2008 là 963 trẻ và đến năm 2009 con số đã tăng lên 1.752 trẻ. Tuy nhiên, số liệu này chỉ là phần nổi, rất nhiều trẻ mắc bệnh tự kỷ nhưng không được phát hiện và đưa đến thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa.
Các chuyên gia cho biết rằng, để hỗ trợ cho việc chăm sóc và cải thiện trẻ bị tự kỷ tốt nhất, cha mẹ và những người thân trong gia đình nên chủ động tìm hiểu thông tin về bệnh tự kỷ và những dấu hiệu nhận biết đối với trẻ bị tự kỷ. Bạn có thể tìm hiểu thông tin qua những trang mạng uy tín hoặc tham khảo trực tiếp ý kiến của bác sĩ để có cách chăm sóc và hỗ trợ trẻ tốt hơn.
Sự hỗ trợ từ cha mẹ và các thành viên trong gia đình sẽ tạo điều kiện tốt cho quá trình cải thiện của trẻ. Ngoài ra, việc để các thành viên trong gia đình hiểu về tự kỷ sẽ giúp cha mẹ không thấy đơn độc trong cuộc chiến chống lại căn bệnh tự kỷ. Nếu cảm thấy áp lực, căng thẳng, cha mẹ cũng nên chia sẻ với các thành viên khác để nhận được sự giúp đỡ tốt hơn.
2. Tham khảo các phương pháp cải thiện tự kỷ
Các chuyên gia luôn khuyến khích việc cha mẹ nên đưa con đến thăm khám và điều trị sớm ngay khi phát hiện tình trạng bệnh của trẻ. Hiện nay tuy vẫn chưa có phương pháp điều trị tự kỷ hiệu quả triệt để, hầu hết các triệu chứng của bệnh sẽ kéo dài cho đến hết cuộc đời.
Tuy nhiên, nếu có thể can thiệp sớm bằng cách thay đổi hành vi, rèn luyện các kỹ năng sẽ giúp cho tình trạng bệnh của trẻ được cải thiện tốt hơn. Nhiều trường hợp bệnh nhẹ có thể được thuyên giảm triệt để nếu trẻ nhận được sự hỗ trợ tốt nhất. Một số phương pháp thường được sử dụng để cải thiện chứng tự kỷ như cải thiện các vấn đề về giao tiếp, xây dựng các mối quan hệ xã hội, tạo điều kiện để trẻ tham gia nhiều hoạt động tích cực, giáo dục và thay đổi suy nghĩ, hành vi của trẻ.
3. Cân nhắc việc sử dụng thuốc cho trẻ bị tự kỷ
Trong y học hiện đại hiện không có bất kì loại thuốc nào có công dụng điều trị tự kỷ. Tuy nhiên, một số loại thuốc an thần, chống trầm cảm, chống tăng động có thể giúp kiểm soát được các triệu chứng của bệnh, cải thiện khả năng chú ý kém, cáu gắt, giận dữ vô cớ, co giật, hay lo lắng, trầm cảm. Tuy nhiên, để lựa chọn được loại thuốc phù hợp với trẻ thì cha mẹ và các chuyên gia phải dành thời gian để quan sát các hành vi, lời nói, biểu hiện của trẻ.
Một số trường hợp bệnh cần được xem xét sử dụng thuốc như:
- Các hành vi của trẻ gây khó khăn hoặc áp lực đối với gia đình
- Trẻ có nguy cơ xuất hiện các triệu chứng tự gây hại cho bản thân hoặc những người xung quanh.
- Triệu chứng bệnh gây ảnh hưởng đến quá trình học tập, sinh hoạt hàng ngày.
- Trẻ không thể hòa nhập với xã hội, cộng đồng.
Tuy nhiên, những loại thuốc này có thể gây nên một số tác dụng không mong muốn. Cha mẹ nên tìm hiểu và hỏi kỹ thông tin về thuốc, đồng thời thông báo ngay với bác sĩ khi nhận thấy trẻ có những biểu hiện khác lạ để kịp thời xử lý.
Bài viết trên đây đã giúp bạn đọc biết thêm về những dạng rối loạn phổ tự kỷ thường gặp hiện nay. Ngay khi phát hiện bản thân hoặc người thân trong gia đình mắc phải các triệu chứng tự kỷ, bạn cần nhanh chóng tìm đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Có thể bạn quan tâm
- Tự kỷ có nguy hiểm không? Có chữa khỏi được không?
- Những dấu hiệu trẻ bị tự kỷ nhẹ và cách chăm sóc
- Tự kỷ ám thị là gì? Có phải là bệnh?
- Tự kỷ ở người lớn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!