Các rối loạn liên quan đến Stress bạn nên đề phòng
Theo kết quả của nhiều nghiên cứu thì hiện nay số lượng người gặp phải các rối loạn liên quan đến stress đang không ngừng gia tăng. Điều đáng quan ngại là các rối loạn này gây ra nhiều ảnh hưởng sâu rộng, cả đến sức khỏe thể chất, tinh thần cũng như chất lượng cuộc sống.
Các rối loạn liên quan đến stress bạn nên đề phòng
Stress được hiểu là những tình trạng căng thẳng về tinh thần khiến người đó cảm thấy có những suy nghĩ tiêu cực, mệt mỏi. Bất cứ ai chắc chắn cũng từng cảm thấy stress căng thẳng, tuy nhiên quan trọng là cách họ vượt qua như thế nào.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra stress như làm việc quá sức, gặp những chuyện buồn phiền, áp lực đồng trang lứa,… Nếu biết cách cân bằng cảm xúc thì bạn có thể sớm kiểm soát được căng thẳng. Tuy nhiên nếu để tình trạng này kéo dài dai dẳng thì cả sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn đều sẽ bị ảnh hưởng.
Dưới đây là một số rối loạn thường gặp có liên quan đến tình trạng stress:
1. Rối loạn giấc ngủ
Tình trạng stress căng thẳng có thể làm rối loạn chu kỳ giấc ngủ bình thường do người bệnh luôn thao thức, suy nghĩ về những điều bản thân cảm thấy buồn phiền. Tình trạng này diễn ra liên tiếp nhiều ngày liền khiến người bệnh không thể đi ngủ sớm, có xu hướng thức nhiều hơn về đêm, buồn ngủ vào ban ngày.
Người bị rối loạn giấc ngủ, thiếu ngủ thường có tinh thần kém minh mẫn, làm việc kém hiệu quả, sức khỏe suy giảm. Khi không được ngủ đủ, não bộ không được cung cấp đủ năng lượng nên rất dễ dẫn đến các bệnh lý về tâm thần khác.
2. Các rối loạn thần kinh, tâm thần
Các bệnh lý về tâm thần được cho là có liên quan trực tiếp đến stress căng thẳng kéo dài. Người bị stress kéo dài thường bị mất ngủ trầm trọng khiến tinh thần xuống dốc, não bộ kém khỏe mạnh và gây ra các tổn thương tại hệ thần kinh trung ương. Dần dần hàng loạt các rối loạn tâm thần xuất hiện. Bao gồm:
2.1 Bệnh trầm cảm
Stress chính là nguyên nhân hàng đầu gây trầm cảm. Đây là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm, người bệnh thường xuyên cảm thấy buồn bã, u uất, xa rời cuộc sống, có xu hướng làm hại bản thân để giải tỏa những cảm xúc tiêu cực. Ở mức độ nặng hơn bệnh nhân trầm cảm có thể dẫn tới tự tử.
Trầm cảm có thể gặp ở bất cứ ai dù là người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, học sinh hay công nhân.
2.2. Rối loạn liên quan đến stress – rối loạn lo âu
Ở người rối loạn lo âu luôn có những hoảng sợ lo lắng vô hình, cảm thấy xung quanh có rất nhiều nguy hiểm, vì thế thường tự khép mình, không muốn giao tiếp với bất cứ ai. Nguyên nhân gây bệnh cũng thường do bắt nguồn từ những stress, căng thẳng kéo dài mà người bệnh không thể giải tỏa.
Người bệnh luôn trong trạng thái hoảng sợ, bất an và lo lắng một cách thái quá, do đó họ cũng thường có những hành vi tự sát để giải tỏa những nỗi lo của bản thân. Việc điều trị rối loạn lo âu cũng thường gặp rất nhiều khó khăn.
2.3. Rối loạn dạng cơ thể
Đây là một rối loạn hoàn toàn có thể liên quan đến các stress căng thẳng kéo dài gây ra khiến người bệnh cảm thấy đau nhức khắp cơ thể, ám ảnh bản thân đang bị bệnh nhưng khi làm các xét nghiệm chuyên môn lại không gây ra bất cứ tổn thương thực thể nào. Rối loạn dạng cơ thể khiến người bệnh có những đau đớn thể chất vô hình nhưng không thể loại bỏ được và khiến họ cảm thấy rất khó khăn trong cuộc sống.
2.4. Rối loạn lưỡng cực
Một trong những dạng rối loạn liên quan đến stress chính là rối loạn lưỡng cực. Ở bệnh lý này, bệnh nhân thường có khí sắc u buồn nhưng tâm trạng vui – buồn có thể thay đổi đột ngột. Ở trạng thái hưng cảm, họ có thể cảm thấy phấn khích quá mức và gây ra các hành vi bộc phát rất khó kiểm soát.
Rối loạn lưỡng cực là bệnh lý rất nguy hiểm, có thể gây hại cho cả bản thân và những người xung quanh, rất khó kiểm soát. Phát hiện và điều trị bệnh sớm sẽ làm giảm những biến chứng nguy hiểm có thể xuất hiện.
2.5. Tâm thần phân liệt
Tâm thần phân liệt cũng là một dạng rối loạn tâm thần cực kỳ nguy hiểm cần sớm có các biện pháp điều trị. Ở bệnh lý này, người bệnh thường xuyên có những hành vi, suy nghĩ bất thường, họ thường nghe thấy ảo thanh, nhìn thấy ảo giác và tin vào những năng lực siêu nhiên.
Với những suy nghĩ xa rời thực tế, bệnh nhân tâm thần phân liệt không chỉ làm hại bản thân mà còn làm hại cả những người xung quanh do luôn cảm thấy họ đang nói xấu, muốn giết hại mình. Stress kéo dài chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra các hoang tưởng, ảo giác của bệnh nhân.
3. Rối loạn liên quan đến stress – Rối loạn tiền đình
Tiền đình là một bộ phận thuộc hệ thần kinh đảm nhiệm vai trò giữ thăng bằng khi di chuyển đi lại cho cơ thể. Stress kéo dài khiến người bệnh thiếu ngủ, giảm hoạt động chức năng của các cơ quan tiền đình và gây ra chứng rối loạn tiền đình. Bệnh cũng làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đời sống, khiến người bệnh ăn ngủ không ngon, hệ miễn dịch giảm sút.
Tuy nhiên nếu rối loạn tiền đình có liên quan đến stress căng thẳng kéo dài thường có tiên lượng điều trị bệnh khá tốt, có thể giải quyết được nên người bệnh không cần quá lo lắng.
4. Rối loạn liên quan đến stress – Rối loạn tiêu hóa
Stress kéo dài liên tục còn ảnh hưởng rất nhiều đến vấn đề sức khỏe, điển hình là gây rối loạn tiêu hóa. Nguyên nhân là do stress làm giảm qua trình lưu thông máu đến các cơ quan, bao gồm cả hệ tiêu hóa khiến cơ quan này hoạt động chậm chạp dần.
Đồng thời stress căng thẳng là kích thích nhu động ruột làm việc cho bóp chậm lại, thức ăn dư thừa bị tiêu hóa chậm, lưu giữ trong đường ruột và hấp thụ hết nước được cơ thể đưa xuống gây táo bón. Trong khi đó nếu nhu động ruột co bóp nhanh hơn lại gây tiêu chảy. Cả hai tình trạng này đều làm người bệnh cảm thấy vô cùng mệt mỏi.
5. Rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ
Stress cũng là nguyên hàng đầu gây rối loạn kinh nguyệt ở chị em phái đẹp. Các tác động của stress lên chu kỳ “đèn đỏ” bao gồm
- Giảm tác dụng của insulin khiến tăng đường huyết, gián đoạn chu kỳ rụng trứng khiến chu kỳ kinh nguyệt diễn ra chậm hơn bình thường
- Giảm lượng hormone Progesterone không chỉ khiến chu kỳ đèn đỏ bất thường mà còn làm tăng nguy cơ vô sinh
- Làm ngăn chặn quá trình rụng trứng khiến chu kỳ kinh nguyệt không diễn ra.
Việc rối loạn chu kỳ kinh nguyệt có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản của người phụ nữ nên cần có các biện pháp điều trị càng sớm càng tốt.
6. Rối loạn liên quan đến stress – Rối loạn nội tiết
Ở phụ nữ nếu có một giai đoạn bạn thường xuyên bị mất ngủ, kinh nguyệt không đều, mụn lên nhiều thì rất có thể bạn đang bị rối loạn nội tiết. Nguyên nhân là do stress căng thẳng kéo dài làm cho hormone progesterone trong cơ thể suy giảm theo trong khi trong khi estrogen lại tăng. Điều nay khiến các cơ quan nội tiết hoạt động bất thường và thể hiện rõ qua làm da sạm đen sần sùi.
Bên cạnh đó rối loạn nôi tiết và stress kéo dài còn gây rối loạn buồng trứng, các vấn đề ở tuyến yên và trục não bộ cực kỳ nguy hiểm.
7. Một số bệnh lý khác liên quan đến stress
Bên cạnh các bệnh lý trên còn rất nhiều các bệnh khác có liên quan trực tiếp đến yếu tố stress căng thẳng như
- Tăng/ giảm huyết áp bất thường
- Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày
- Giảm ham muốn tình dục
- Ăn uống không ngon, mất vị giác
- Bệnh tiểu đường
- Bệnh về phổi
- Các bệnh về lưng và phổi
- Bệnh răng miệng
- Các vấn đề về da và tóc
- Các bệnh về xương khớp
- Suy giảm trí nhớ, kém tập trung
- Tăng nguy cơ béo phì
Bên cạnh đó ở những người stress còn có tính cách khá nóng tính, cáu gắt, dễ kích động hoặc trở nên uể oải, thu mình không muốn giao tiếp nói chuyện với ai. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến các mối quan hệ trong cuộc sống hằng ngày khiến người bệnh trở nên cô đơn lạc lõng và càng stress nhiều hơn.
Nói chung có rất nhiều vấn đề cho sức khỏe gây ra do stress căng thẳng kéo dài. Có thể thấy rõ những người bị stress thường có sức khỏe suy nhược, da dẻ sạm đi, cơ thể luôn trạng trạng thái mệt mỏi u uất, không có sức sống. Do đó cần sớm có các biện pháp điều trị và phòng ngừa stress, đây cũng là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe tốt hơn mỗi ngày.
Hướng phòng tránh stress hiệu quả
Việc phòng tránh stress và các rối loạn liên quan đến stress cần phải thực hiện ngay từ bây giờ, càng bắt đầu sớm càng tốt. Mỗi người song song với việc chăm sóc thể chất còn cần quan tâm đến đời sống tinh thần, yêu thương chính bản thân mình, học cách kiểm soát cảm xúc tốt hơn để hạn chế tối đa những biến chững liên quan đến stress xuất hiện.
1. Tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày
Tập thể dục không chỉ là cách giúp nâng cao thể lực mà còn là biện pháp tuyệt vời để giải tỏa những căng thẳng. Các nghiên cứu cho thấy luyện tập thể dục thể thao hằng ngày giúp tăng cường các hormone hạnh phúc, đem đến chất lượng giấc ngủ tuyệt vời hơn, cải thiện hệ tiêu hóa đồng thời tăng cường hệ miễn dịch để cải thiện sức khỏe toàn diện.
Nếu đang cảm thấy căng thẳng mệt mỏi, suy nghĩ không thông một vấn đề gì đó, bạn hãy thử chạy bộ hoặc đi dạo vài vòng quanh nhà, chắc chắc điều này sẽ giúp bạn cảm thấy thư giãn thoải mái hơn rất nhiều.
Với những người bị stress kéo dài, các bác sĩ cũng khuyến khích người bệnh nên tập thể dục thể thao, hoặc tốt hơn là tập yoga hằng ngày sẽ rất tốt cho cả sức khỏe lẫn tinh thần.
2. Làm những công việc yêu thích
Nấu ăn, vẽ tranh, nghe nhạc, nhảy múa hay làm bất cứ công việc yêu thích nào cũng đều có thể gia tăng những hormone hạnh phúc cho bạn. Hãy tự tin làm những điều mình yêu thích và cảm thấy vui vì nó, hãy sống cho chính bạn bởi mỗi con người chỉ có 1 cuộc đời. Hãy tận hưởng cuộc sống này, yêu thương chính bản thân và cảm xúc của chính mình nhiều hơn.
3. Kiểm soát việc sử dụng mạng xã hội
Thống kê cho thấy tỷ lệ những người bị stress căng thẳng có liên quan đến mạng xã hội đang ngày càng cao bởi mỗi ngày bạn phải đọc rất nhiều tin tức xấu, bị những người xa lạ chê bai soi mói. Chính vì thế bạn hãy cố gắng “cai nghiện” điện thoại và mạng xã hội, làm bạn với những người tích cực và block ngay những kẻ đang khiến bạn phải đau đầu.
Hãy tắt điện thoại và máy tính lại và đứng lên tiến ra ngoài bầu trời xanh bao la để ngắm nhìn thế giới tươi đẹp này ngay thôi nào. Thay vì trải nghiệm cuộc sống trên màn hình thì sao bạn không tự mình khám phá? Chắc chắn xung quanh thế giới này vẫn còn nhiều niềm vui, nhiều điều tốt đẹp đang chờ đón bạn mỗi ngày.
4. Dành thời gian cho gia đình nhiều hơn
Gia đình luôn là một điểm tựa vững chắc, luôn dang tay chào đón bạn trở về dù cho bạn là ai, bạn làm nghề gì. Khi cảm thấy quá mệt mỏi, cuộc sống quá khó khăn hãy trở về với gia đình – nơi có những bữa ăn ngon và có người vỗ về cho bạn.
Thay vì cùng bạn bè tụ tập ăn uống mỗi ngày, đi du lịch khắp nơi sao bạn không thử dành thời gian nhiều hơn bên cha mẹ. Tất nhiên vẫn có những trường hợp bị stress liên quan đến gia đình, tuy nhiên hãy đừng lo lắng vì trên thế giới còn rất nhiều người luôn yêu thương bạn thật lòng và sẵn sànng giúp đỡ bạn bất cứ lúc nào.
5. Luôn hướng đến những điều tích cực lạc quan nhất
Có ai mà lại chưa từng bị stress căng thẳng, chưa từng cảm thấy buồn bã cơ chứ. Tuy nhiên quan trọng là cách bạn giải quyết thế não. Với những người tiêu cực, dù chỉ là một vấn đề nhỏ cũng khiến họ suy nghĩ lo âu, buồn bã mất ngày trời. Trong khi đó với những người tích cực hơn, họ sẽ chỉ lưu trữ những niềm vui và vứt bỏ nỗi buồn càng sớm càng tốt.
Rất khó có thể định nghĩa hay lý giải làm cách nào để lạc quan hơn. Tuy nhiên bất cứ vấn đề nào đều có có mặt tích cực và tiêu cực, hay với những người tiêu cực là mặt xấu và mặt xấu hơn. Đứng trước mỗi vẫn đề bạn hãy cố gắng phân tích các mặt này và đưa ra lựa chọn tốt hơn, đây chính là cách đơn giản để bạn lạc quan và tích cực hơn mỗi ngày.
Các rối loạn liên quan đến stress gây ra rất nhiều hệ lụy cho cả thể chất và tinh thần nên cần có biện pháp điều trị và phòng ngừa càng sớm càng tốt. Nếu cảm thấy bản thân đang dần rơi vào trạng thái u buồn căng thẳng không thể kiểm soát, bạn nên sớm tham gia các lớp trị liệu tâm lý để được hỗ trợ kịp thời, ngăn chặn các biến chứng xấu xuất hiện.
Có thể bạn quan tâm
- Top 10 viên uống giảm stress được đánh giá tốt hiện nay
- Mẹo giảm căng thẳng stress ngay tức thì bạn nên bỏ túi
- Căng thẳng stress có thể gây mất sữa ở mẹ sau sinh
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!