Guilt trip: Thủ đoạn thao túng tâm lý cần kịp thời phát hiện
Guilt trip là một thủ thuật thao túng tâm lý người khác. Dựa vào những tội lỗi, sai sót của họ trong quá khứ, kẻ thao túng buộc nạn nhân làm theo ý mình.
Guilt trip là gì?
Guilt trip là một hành vi thao túng tâm lý độc hại. Kẻ thao túng lợi dụng tội lỗi, và cảm giác thống khổ của nạn nhân để khống chế cảm xúc của họ.
Vào năm 1996, thuật ngữ Guilt trip được xuất hiện lần đầu tiên trong cuốn sách “In sheep’s clothing: understanding and dealing with manipulative people” của tác giả George K. Simon.
Cuốn sách thuộc lĩnh vực tâm lý thực chiến, nói sâu về các thủ thuật thao túng tâm lý. Trong đó, những kẻ thao túng đóng vài con sói đội lốt cừu non, để không ai nhận ra những việc xấu xa của nó.
Tâm lý của người gây ra lỗi lầm là hy vọng có thể sửa chữa sai lầm. Những kẻ thao tú đã lợi dụng tâm lý này để buộc nạn nhân làm những điều mang lại lợi ích cho họ, với lý do giúp nạn nhân cảm thấy bớt dằn vặt.
Ví dụ, người A lỡ tay làm hỏng đồ của người B. Người A sẽ cảm thấy tội lỗi và áy náy. Để bù đắp lỗi lầm của mình, người A đã làm tất cả mọi việc mà người B yêu cầu, thậm chí nằm ngoài trách nhiệm của bản thân.
Đôi khi, người bị lợi dụng không hề gây ra lỗi lầm. Họ bị thao túng là do bị đánh vào cảm xúc và lòng trắc ẩn. Họ chấp nhận làm điều mình không muốn chỉ vì tội nghiệp và thương xót cho đối phương.
Guilt trip không phải lúc nào cũng xuất phát từ ý định xấu xa. Đôi khi chỉ vì lười biếng làm một việc gì đó, họ lại mang thiếu sót của người khác để thao túng nhằm đạt được lợi ích của mình.
Ngoài ra, có những trường hợp nghiêm trọng hơn khi nạn nhân bị thao túng tinh thần để nhận trách nhiệm của một hành vi phi pháp mà họ không hề liên quan.
Dấu hiệu nhận biết Guilt trip
Những kẻ guilt trip thường sẽ có những biểu hiện giống nhau, nhưng không phải lúc nào rõ ràng. Những kẻ nhiều kinh nghiệm sẽ thực hiện mọi thứ trơn tru, mà không gây ra nghi ngờ hay bị phát hiện.
Nạn nhân có thể dựa vào những biểu hiện cơ bản sau để nhận biết người đang thực hiện thủ thuật Guilt trip:
- Thường xuyên nhắc lại những sai sót của bạn trong quá khứ.
- Chỉ ra những việc bạn chưa làm được nhưng họ đã làm rất tốt.
- Không bao giờ công nhận công sức và sự cố gắng của bạn.
- Luôn chê trách và đổ lỗi cho bạn.
- Có dấu hiệu của bạo hành tinh thần.
- Hay nhắc lại những ân huệ mà họ đã làm cho bạn khi bạn không thực hiện yêu cầu.
- Từ chối nói chuyện và giải quyết vấn đề với bạn.
- Biểu hiện tức giận qua cử chỉ, thái độ, nét mặt, lời nói.
- Hù dọa bằng vũ lực hoặc đập phá đồ đạc khi không hài lòng.
Những biểu hiện này sẽ xuất hiện trong nhiều trường hợp, và với nhiều mức độ khác nhau. Đôi khi chúng ta bị thao túng và sai khiến nhưng không hề để ý, vì sự thao túng này bắt nguồn từ những người thân.
Mục đích của thủ đoạn Guilt trip
Guilt trip được sử dụng cho nhiều mục đích. Đa số là làm hài lòng người thao túng. Tuy nhiên, cũng có nhiều người sử dụng thủ thuật này nhằm giúp nạn nhân thay đổi hành vi xấu.
Thủ đoạn Guilt trip cũng thường hay xảy ra đối với những mối quan hệ thân thiết, có nhiều ràng buộc về trách nhiệm, nghĩa vụ như: gia đình, người yêu, bạn bè, đồng nghiệp,…
Có nhiều mục đích khiến người khác sử dụng thủ thuật guilt trip, tùy thuộc vào mong muốn về lợi ích của họ khi thực hiện. Một số nhóm mục đích tiêu biểu để xác định được nhu cầu của người thao túng:
- Thao túng tâm lý: Người thao túng sẽ muốn bạn thực hiện những việc theo ý muốn của họ. Đa số những người có mục đích này thường có những hành vi xấu.
- Hạn chế mâu thuẫn: Để tránh những mâu thuẫn không đáng có, người thao túng sẽ sử dụng những tội lỗi, thiếu sót của bạn để che đậy đi vấn đề. Hạn chế được những xung đột trong mối quan hệ, nhất là những mối quan hệ cộng sinh.
- Giáo dục: Việc sử dụng guilt trip có thể giúp bạn nhớ lại những lỗi lầm của mình để nỗ lực cố gắng phát triển hơn. Người thao túng khiến bạn nhớ lại những sai sót của mình để làm động lực thúc đẩy sửa chữa những tội lỗi của mình, rút kinh nghiệm để không lặp lại trong tương lai.
- Khơi gợi lòng trắc ẩn: Người thao túng sẽ thường đóng vai nạn nhân để khơi gợi lòng trắc ẩn, thương xót của bạn với họ. Lấy được sự đồng cảm của bạn khiến bạn thực hiện những mục đích và yêu cầu của họ.
Guilt trip không hẳn là tốt, nhưng cũng không hoàn toàn xấu xa. Tùy vào mục đích sử dụng mà người thao túng sẽ thể hiện một cách khác nhau.
Người bị thao túng cũng cần tỉnh táo để nhận biết mình đang bị guilt trip. Đừng vì cảm giác tội lỗi mà chấp nhận những hành vi nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến danh dự, uy tín và sự an toàn của bạn.
Ví dụ thực tế guilt trip trong những mối quan hệ
Trong các mối quan hệ rất thường xảy ra tình trạng guilt trip. Mỗi mối quan hệ sẽ có mục đích thực hiện việc thao túng khác nhau.
1. Người yêu
Mối quan hệ lãng mạn là tình cảm cần rất nhiều sự thông cảm và bao dung, nhưng bạn lại phát hiện ra đối phương có các dấu hiệu của guilt trip.
Người yêu của bạn thường xuyên sai khiến và nổi nóng nếu bạn không thực hiện theo những yêu cầu của họ. Họ thường xuyên nhắc lại những sai lầm trong quá khứ nhằm khống chế tâm lý bạn.
Họ có những hành vi vụ lợi cho bản thân, luôn bắt bạn làm theo ý họ và kiểm soát bạn quá mức. Dần bạn trở nên phụ thuộc cảm xúc và cả hành động của mình vào đối phương một cách vô thức.
Nguy hiểm hơn, khi họ tức giận thường đi kèm cùng với các hành vi bạo lực, gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và cả tinh thần của bạn.
Khi nhận thấy những biểu hiện này tức là bạn đang trong một mối quan hệ độc hại. Hãy tìm cách để thoát ra khỏi họ. Không kích động và nóng vội chia tay để tránh những trường hợp nguy hiểm.
2. Bạn bè
Trong mối quan hệ bạn bè cũng thường xảy ra thủ thuật guilt trip, mặc dù có thể nó xuất phát từ mục đích tốt và không có ý xấu.
Ví dụ: Bạn không thể đi sinh nhật bạn thân vì bận. Họ sẽ nói “ Bạn chẳng xem mình là bạn thân” hoặc “Ngày sinh nhật của bạn thân mà lại bận” với thái độ giận dỗi. Câu nói này có thể khiến bạn tội lỗi, và thay đổi quyết định.
Ngoài ra, vẫn không thiếu những trường hợp bạn bè dùng thủ thuật guilt trip để phục vụ cho mục đích xấu. Họ nhắc lại những ân tình ngày xưa để buộc bạn làm theo ý họ như mtộ cách “trả ơn”.
Sếp và nhân viên
Đây là mối quan hệ ràng buộc bởi mặt lợi ích và có công bằng giữa việc “cho” và “nhận”. Nhưng vẫn tồn tại những mối quan hệ độc hại, sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các đồng nghiệp với nhau.
Thủ thuật guilt trip cũng thường hay xảy ra ở mối quan hệ cấp trên và cấp dưới. Những người sếp thường dùng những lỗi lầm và sai sót của nhân viên để tạo áp lực, bắt họ phải làm việc nhiều hơn để bù đắp.
Nhiều người cũng nhắc lại những ân huệ lúc xưa để sai khiến và khống chế nhân viên. Đây là thủ thuật rất thường thấy ở nơi công sở. Nhiều người chấp nhận bị thao túng để giữ công việc.
3. Cha mẹ với con cái
Guilt trip trong mối quan hệ cha mẹ-con cái có cả chiều hướng tiêu cực và tích cực. Cha mẹ có thể dùng phương pháp này dạy dỗ con, nhưng cũng có thể lợi dụng con vì mục đích riêng.
Cha mẹ thường sử dụng thủ thuật guilt trip để nhắc nhở và dạy dỗ con cái thay đổi tốt hơn. Họ răn dạy con nhớ về những thất bại để phấn đấu cho kết quả ở tương lai.
Nhưng với những bậc cha mẹ độc hại, họ dùng thủ thuật này để lợi dụng con cái. Mục đích là bòn rút tiền bạc, lợi dụng con để phục vụ cho nhu cầu của bản thân.
Cách đối phó với thủ đoạn Guilt trip
Thủ đoạn guilt trip có hai mặt tốt và xấu tùy theo mục đích sử dụng của người thao túng. Nếu bạn nhận ra người đó kiểm soát mình với mục đích không tốt, cần tìm ra cách để đối phó với thủ đoạn này.
1. Chia sẻ cảm xúc của bản thân
Hãy cho người thao túng được biết cảm nhận và suy nghĩ của bạn. Cho họ hiểu rằng bạn biết hành vi thao túng của họ, nhưng vẫn làm vì bạn quan tâm họ.
Nói ra những cảm xúc thật để có thể cảm hóa được suy nghĩ độc hại của họ, vì có thể cảm xúc thật lòng có thể khiến hai bên hiểu nhau hơn
Cho họ biết rằng, bạn cảm thấy khó chịu và đau khổ như thế nào khi bị thao túng tâm lý. Việc chia sẻ cảm xúc sẽ giúp bạn đối phó và vượt qua được thủ đoạn guilt trip.
2. Đặt ra giới hạn đôi bên
Đặt ra ranh giới cho người thao túng để họ biết rằng, bạn đủ tỉnh táo để phân biệt được những việc nên làm và không nên làm. Không phải việc nào bạn cũng sẽ thực hiện theo nhu cầu của họ.
Bạn vẫn có thể thực hiện những mong muốn của họ trong khả năng và điều kiện của mình. Điều này khiến người thao túng không cảm thấy bạn cố tình phớt lờ những mong muốn của họ, dẫn đến rạn nứt mối quan hệ.
Tuyệt đối không làm những việc gây tổn hại đến lòng tự trọng, giá trị của bản thân, gia đình và nhân phẩm. Không thực hiện các hành vi hạ thấp giá trị của người khác để vụ lợi cho bản thân.
Nếu người kia tiếp tục cố gắng thao túng và ép buộc bạn phải làm những việc họ muốn, bạn nên cân nhắc để giảm giao tiếp với họ hoặc chấm dứt mối quan hệ.
3. Trao đổi để cùng giải quyết
Trao đổi để tìm hiểu được nguyên nhân vì sao họ lại muốn thao túng mình. Liệu họ vô tình hay cố ý, cùng nói chuyện để hiểu thêm về mong muốn và mục đích của đối phương.
Khi bạn đã biết được suy nghĩ và cảm xúc của đối phương thì việc tìm ra giải pháp sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn. Hãy trao đổi và nhắc nhở họ về giới hạn đã đặt ra, sau đó tìm cách giải quyết khác tốt hơn.
4. Giải quyết tội lỗi trong suy nghĩ
Nếu bạn muốn giải quyết dứt điểm vấn đề tội lỗi từ bên trong bản thân mình, bạn có thể tìm đến các bác sĩ tâm lý để được giúp đỡ và điều trị.
Bản thân bạn không thể thoát ra được những lỗi lầm của bản thân và khiến người khác dùng nó để thao túng và sai khiến bạn. Hãy chia sẻ cùng các bác sĩ để họ có thể xác định được vấn đề.
Các bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý có thể chỉ định một loại trị liệu tâm lý đó là liệu pháp nhận thức hành vi (CBT), phương pháp này có thể giúp giảm cảm giác tội lỗi không phù hợp.
Tác dụng của phương pháp này giúp bạn xác định vấn đề của mình và các bác sĩ sẽ chỉ cho bạn cách để đối phó và vượt qua chúng.
Loại trị liệu này có thể giúp bạn thay đổi những suy nghĩ tiêu cực. Chuyên gia tâm lý cũng có thể giúp bạn nhận biết các dấu hiệu của cảm giác tội lỗi, và có biện pháp đối phó với kiểu thao túng cảm xúc này.
Tránh để tình trạng này kéo dài vì rất dễ sinh ra các căn bệnh về tâm lý như: trầm cảm, rối loạn lo âu, stress,… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và các mối quan hệ.
Có thể bạn quan tâm
- Dấu Hiệu Bạo Hành Tinh Thần Nơi Công Sở Và Cách Vượt Qua
- Bạo Hành Lời Nói Là Gì? Ảnh Hưởng Tâm Lý Như Thế Nào?
- Im lặng độc hại: Âm thầm gây tổn thương tâm lý cho đối phương
- Tâm lý nạn nhân: Luôn đổ lỗi khi mọi thứ không như mong muốn
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!