Hội chứng cuồng loạn Hysteria: Nguyên nhân, biểu hiện, điều trị
Hội chứng cuồng loạn Hysteria là một dạng rối loạn phân ly. Hội chứng này được biểu hiện tình trạng la hét, hoảng loạn, kích động thái quá không thể kiểm soát được.
Hội chứng cuồng loạn Hysteria là gì?
Hội chứng cuồng loạn Hysteria là một trong những dạng rối loạn phân ly kỳ lạ. Bệnh có thể xuất hiện ở cả nam và nữ. Nhưng đa phần là ở nữ giới, đặc biệt là những người trong độ tuổi từ 14 – 25.
Trung bình cứ khoảng 1000 người thì có đến 3-5 người mắc bệnh. Chứng bệnh này thực tế đã được đề cập trong những văn tự từ thời Ai Cập cổ đại vào khoảng 2000 năm trước Công nguyên.
Một số thuật ngữ khác của bệnh bao gồm:
- Women hysteria (chứng cuồng loạn của phụ nữ)
- Mass Hysteria (chứng cuồng loạn tập thể)
- Hiện nay Hysteria còn được gọi là chứng Ictêri.
Hysteria là một chứng bệnh kỳ lạ và bí ẩn. Lý do căn bệnh này có xu hướng lây lan và diễn ra tập thể vẫn là một bí ẩn lớn mà giới y học vẫn chưa thể tìm ra được lời giải đáp thỏa đáng.
Xem thêm: Rối loạn hỗn hợp hành vi, cảm xúc có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?
Những ví dụ về Hysteria trong lịch sử
Trong lịch sử đã có nhiều trường hợp hysteria tập thể được ghi chép lại. Chúng giúp chúng ta có cái nhìn rõ nét hơn về căn bệnh này. Một vài sự kiện nổi bật có liên quan đến chứng Mass Hysteria như:
Sự kiện Dancing Plague vào 7/1518 tại Strasbourg, Pháp
- Một người phụ nữ tên Frau Troffea đã khiêu vũ điên cuồng trên đường phố Strasburg. Sau đó, rất nhiều người đều tự nguyện tham gia sự kiện này.
- Trong tuần đầu chỉ có 34 người tham gia, nhưng sau 1 tháng đã có đến 400 người.
- Kết quả là hầu hết những người tham gia đều tử vong do bị kiệt sức dẫn tới đột quỵ hay bệnh tim. Sự kiện này được cho là là liên quan trực tiếp đến hội chứng cuồng loạn Hysteria.
Penis Panic hay PP
- Đây là tình trạng ngất hàng loạt của các thiếu nữ, xảy ra rất phổ biến tại khu vực Châu Á và Châu Phi. Ở nam giới, một số người gặp tình trạng dương vật đột ngột nhỏ đi và thụt lại.
- Sự kiện này được xếp vào Hysteria do có dấu hiệu lây lan nhanh và mạnh. Thậm chí chính phủ Singapore đã từng phải đưa ra các cảnh báo về căn bệnh này.
Bên cạnh hai trường hợp trên, còn có rất nhiều những ví dụ khác như:
- Tháng 5/2006, trên khắp đất nước Bồ Đào Nha có đến hơn 300 nữ sinh thuộc 14 trường học khác nhau được chẩn đoán mắc Hysteria.
- Năm 2012 có đến 1.900 trẻ em ở khắp 15 trường học tại Sri Lanka có các triệu chứng đột ngột phát ban trên da, chóng mặt, ho. Trường hợp này cũng được chẩn đoán là hội chứng hysteria tập thể.
Triệu chứng của hội chứng cuồng loạn Hysteria
Các triệu chứng của hội chứng cuồng loạn Hysteria khá đa dạng. Chúng không chỉ biểu hiện trên mặt tinh thần, mà còn xuất hiện trên cả thể chất.
Người bệnh thường la hét, nói cười, gào thét, vui cười lẫn lộn không có nguyên nhân cụ thể. Một số khác sẽ xuất hiện ảo giác, ám thị, và nhận thức sai lệch về các sự việc xung quanh.
Ngoài ra, họ cũng thấy nghẹt thở, run rẩy, co giật, đau đầu, chóng mặt,… Một số người còn cảm thấy cổ họng bị tắc khiến cổ phình to, mạch máu ở cổ căng lên, không thở được, và hàm răng nghiến chặt.
Đây là nguyên nhân khiến nhiều bệnh nhân gặp các vấn đề về tim mạch hay đột quỵ bất ngờ.
Triệu chứng của Hysteria có điểm tương đồng với chứng động kinh. Điểm khác biệt là Hysteria có xu hướng lây lan trên diện rộng.
Chẳng hạn khi một bệnh nhân hét lên và bị ngất, phản ứng dây chuyền làm hàng chục người khác ngất theo. Đây là nguyên nhân gây ra các cuộc cuồng loạn tập thể.
Các mức độ của chứng cuồng loạn Hystoria
Hội chứng cuồng loạn Hysteria thành hai mức độ, bao gồm:
Mức độ 1:
- Chân tay nặng nề, bị chuột rút, bụng bị co thắt, khó thở, thở nặng nhọc, tim đập nhanh, hồi hộp.
- Cảm giác như đang có một quả bóng trong cổ họng và làm cổ họng căng to, nghẹt thở, hai hàm răng nghiến chặt vào nhau.
- Người bệnh vẫn còn tỉnh táo, nhưng vẫn sẽ xuất hiện những cơn co giật nhẹ. Bệnh nhân có tư thế uốn cong như bị phong đòn gánh.
Mức độ 2:
- Triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều.
- Người bệnh có thể bị mất ý thức (nhưng không hoàn toàn)
- Có hành vi la hét dữ dội, tim đập loạn xạ, cổ phồng to, nhổ nước bọt liên tục.
- Toàn thân người bệnh co giật đồng thời có các cơ vận động.
- Tình trạng này có thể kéo dài đến vài giờ. Chỉ khi kết thúc bệnh nhân mới có thể lấy lại ý thức.
Trong các thế kỷ trước, người ta còn xếp cả việc người phụ nữ bỗng nhiên thích nói những thô tục, tăng ham muốn, hoặc ngoại tình là biểu hiện của Hysteria.
Nguyên nhân gây chứng cuồng loạn Hysteria
Thuật ngữ “hysteria” được lấy từ “hystera” – tiếng Hy Lạp có nghĩa là dạ con hay tử cung. Trong các cổ thư y học Ai Cập, người ta cho rằng Hysteria là do tử cung tự di chuyển đến các cơ quan trong cơ thể.
Vào thời cổ đại, con người thường tin rằng tử cung của phụ nữ có thể “lang thang” trong cơ thể. Nó có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe nếu nó đi đến phổi, gan, não,…
Quan điểm này đã tồn tại hàng nghìn năm, và dẫn đến một số phương pháp điều trị lạ kỳ. Thậm chí đều đầu thế kỷ XX vẫn nhiều người thực hiện các liệu pháp này.
Đến thời Trung Cổ, một số quan điểm dị đoan cho rằng Hysteria là do bị nhập hồn, phù thủy bỏ bùa, quỷ đoạt hồn, hoặc do loạn trí.
Đến những năm XIX, Hysteria được nhìn nhận là rối loạn chức năng tình dục. Họ cho rằng hội chứng này thường gặp ở những người con gái, phụ nữ cô đơn quá lâu là do không được sinh hoạt tình dục.
Trên thực tế, nguyên nhân gây ra hội chứng cuồng loạn Hysteria vẫn còn là một bí ẩn, bởi bệnh có xu hướng xuất hiện một cách khá đột ngột.
Tuy nhiên theo các nghiên cứu được chỉ ra, Hysteria có liên quan đến những vấn đề tâm lý như căng thẳng stress mệt mỏi kéo dài, bi quan, lo sợ quá mức kìm nén trong lòng..
Sự bùng nổ cảm xúc rất dễ dẫn đến hội chứng cuồng loạn Hysteria. Bệnh có xu hướng xảy ra ở nữ giới nhiều hơn là do phái nữ vốn có tâm lý nhạy cảm.
Hướng điều trị hội chứng cuồng loạn Hysteria
Hội chứng cuồng loạn Hysteria được điều trị chủ yếu bằng các phương pháp tư vấn tâm lý và thuốc để kiểm soát các trạng thái kích động.
Đầu tiên, bác sĩ cần phải loại bỏ các bệnh lý có dấu hiệu tương tự, chẳng hạn như tụt canxi, động kinh hay hạ đường huyết. Các bài test tâm lý, kiểm tra não bộ khác cũng có thể được thực hiện nếu cần.
Hầu hết bệnh nhân sẽ được yêu cầu nghỉ ngơi, thư giãn căng thẳng, giải tỏa đầu óc. Trò chuyện và thực hiện các liệu pháp thôi miên có thể được thực hiện để tìm ra căn nguyên vấn đề.
Với các trường hợp nặng, bác sĩ sẽ yêu cầu dùng kèm thuốc. Thuốc an thần hoặc thuốc chống trầm cảm liều thấp sẽ gúp ổn định giấc ngủ.
Một số bệnh nhân cũng cần phải truyền dịch có pha canxi hoặc kali nhằm cắt tình trạng co giật.
Gia đình cũng cần bên cạnh, đồng hành và chia sẻ với bệnh nhân nhiều hơn. Quá trình điều trị chủ yếu là áp dụng các liệu pháp tâm lý nhẹ nhàng để kiểm soát cảm xúc cho người bệnh.
Quan trọng nhất vẫn là tránh nhầm lẫn giữa hội chứng cuồng loạn Hysteria và động kinh. Người bệnh hãy đến những bệnh viện lớn, có chuyên khoa về tâm thần để được thăm khám và có hướng điều trị chính xác nhất.
Phòng tránh nguy cơ mắc hội chứng cuồng loạn Hysteria
Chúng ta có thể thực hiện một vài phương pháp đơn giản để phòng tránh tối đa nguy cơ mắc bệnh này như:
- Giữ tinh thần lạc quan, thoải mái
- Tránh rơi vào trạng thái căng thẳng áp lực trong thời gian dài
- Chăm sóc sức khỏe tinh thần thường xuyên
- Thực hiện các biện pháp giải trí để thư giãn đầu óc
- Xây dựng chế độ ăn lành mạnh
- Tránh xa bia rượu, thuốc lá cùng các chất kích thích khác
- Hạn chế chế độ ăn nhiều đường hay nhiều bột mì
- Luyện tập thể dục thể thao hằng ngày
- Yoga hay thiền cũng đều là những bộ môn rất tốt cho tâm trí
Hội chứng cuồng loạn Hysteria là một chứng bệnh vô cùng kỳ lạ mà đến nay các nhà khoa học vẫn chưa hoàn toàn lý giải. Do đó mỗi người cần xây dựng cho mình một chế độ sinh hoạt khoa học hơn để phòng tránh tối đa nguy cơ này.
Có thể bạn quan tâm
- Cách Phòng Ngừa Và Chăm Sóc Bệnh Nhân Hysteria
- Rối loạn phân ly có nguy hiểm không? Có chữa được không?
- Tìm Hiểu Về Chứng Rối Loạn Phân Ly Ở Trẻ Em
- Rối Loạn Giải Thể Nhân Cách / Tri Giác Sai Thực Tại Là Gì?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!