Khủng hoảng hiện sinh là gì? Nguyên nhân và cách thoát khỏi
Khủng hoảng hiện sinh là trạng thái căng thẳng tâm lý khi mà một người luôn không ngừng đặt ra câu hỏi, và đi tìm lời giải đáp cho mục đích sống của mình.
Khủng hoảng hiện sinh là gì?
Khủng hoảng hiện sinh, hay Existential Crisis, là một thuật ngữ phổ biến trong giới trẻ. Thuật ngữ này đề cập đến tình trạng khủng hoảng, lo lắng của một cá nhân về ý nghĩa, mục đích sống.
Họ thường trải qua những mất mát, đau khổ, sự thay đổi lớn dẫn tới sự chán nản, mất động lực, muốn chối bỏ sự tồn tại của chính mình.
Existential được cho là có liên quan mật thiết với existentialism – “chủ nghĩa hiện sinh” hay “học thuyết hiện sinh”. Đây là một khía cạnh trong triết học Mác – Lênin bàn về bản chất của sự tồn tại.
Người bị khủng hoảng hiện sinh luôn lo lắng về cái chết. Họ không hiểu mục đích của việc tồn tại khi mà cuối cùng, tất cả chúng ta cũng đi về với cõi vĩnh hằng.
Việc không có được câu trả lời thỏa mãn dẫn tới những cảm xúc tiêu cực, lo âu, căng thẳng dần rút cạn động lực, niềm vui mỗi ngày.
Xem thêm: Mất Cảm Xúc Với Mọi Thứ Trong Cuộc Sống Và Cách Khắc Phục
Bạn đang có rơi vào khủng hoảng hiện sinh?
Thuật ngữ “Existential” từng được Google đưa vào danh sách Từ của Năm (Word of the Year) vào 2019. Các vấn đề xoay quanh khủng hoảng hiện sinh khá phức tạp.
Khủng hoảng hiện sinh có thể xảy ra với bất cứ ai, trong bất cứ độ tuổi nào với những biểu hiện như:
- Thường xuyên lo lắng, sợ hãi, bi quan với những điều mơ hồ
- Cảm thấy lạc lõng giữa thế giới, lo lắng về sự tồn tại của bản thân
- Suy nghĩ quá nhiều
- Lo lắng về cái chết, về giá trị của bản thân
- Không muốn bên cạnh ai, có xu hướng tự cô lập
- Cảm thấy bản thân nhỏ nhoi
- Cảm thấy những điều mình làm trước giờ đều trở nên vô nghĩa
- Mất hứng thú với mọi hoạt động trong đời sống,
- Chán nản, tuyệt vọng
- Existential Crisis cũng có các biểu hiện của rối ám ảnh cưỡng chế OCD
- Cảm thấy hoang mang và mất hy vọng về cuộc sống, tương lai
- Cáu kỉnh, tức giận, khó chịu
Những biểu hiện của khủng hoảng hiện sinh có phần giống với trầm cảm và rối loạn lo âu.
Nguyên nhân khủng hoảng hiện sinh
Khủng hoảng hiện sinh được cho là hệ quả của một sự kiện lớn, ảnh hưởng mạnh mẽ đến một người. Họ bắt đầu đặt ra câu hỏi về ý nghĩa của cuộc sống, về giá trị của bản thân.
Khi không tìm cho mình được một lời giải đáp thỏa đáng, họ rơi vào đau khổ, mệt mỏi, chán chường. Họ cảm thấy bản thân thật thất bại, mất đi động lực trong cuộc sống.
Existential Crisis có thể xuất hiện sau khi một cá nhân trải qua các sự kiện sau:
- Sự mất mát nghiêm trọng, chẳng hạn sự ra đi đột ngột của một người quan trọng
- Sự chuyển biến đột ngột trong cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày.
- Nhận một thông báo vượt ngoài sức tưởng tượng, chẳng hạn chẩn đoán mắc bệnh nan y
- Người trong độ tuổi 40- 50 được đánh giá có nguy cơ rơi vào khủng hoảng hiện sinh ca
- Trải qua các sự kiện kinh hoàng, tiến tới ranh giới sinh – tử
- Trong quá khứ từng có những quyết định sai lầm dẫn tới những hệ lụy còn tồn tại. Cảm giác tội lỗi khiến họ day dứt, oán trách bản thân
- Khủng hoảng hiện sinh cũng dễ xảy ra ở những người luôn cảm thấy không hài lòng với thực tại
- Người vốn có tinh thần tiêu cực, nội tâm, ít chia sẻ hay bộc lộ dẫn với những cảm xúc dồn nén
- Người bệnh có sự thức tỉnh về mặt tâm linh, hoặc vừa đối mặt với các sự kiện huyền bí
Chẳng hạn, một người đột ngột nhận được chẩn đoán thông báo rằng họ đang bị ung thư giai đoạn cuối. Cú sốc này hoàn toàn có thể đẩy họ vào khủng hoảng hiện sinh.
Họ đã không ngừng cố gắng phấn đấu trong suốt nhiều năm, nhưng đổi lại chính là căn bệnh ung thư quái ác. Họ tự hỏi cố gắng để làm gì để rồi phải chết.
Quá khứ và hiện tại; cái được và cái mất; thực tế và tưởng tượng khiến con người cảm thấy hoang mang. Chúng ta không ngừng đặt ra hàng loạt các câu hỏi, và không thể ngừng lo lắng.
Phân loại khủng hoảng hiện sinh
Khủng hoảng hiện sinh xuất phát từ nhiều vấn đề. Hiện nya, khủng hoảng hiện sinh có thể được phân làm 5 nhóm chính, bao gồm:
1. Khủng hoảng về tự do và trách nhiệm
Chủ nghĩa hiện sinh nhấn mạnh rằng, con người được tự do lựa chọn cuộc sống. Đồng thời, chúng ta cũng phải tự chịu trách nhiệm với sự lựa chọn ấy, dù đó là sai lầm.
Không ai có thể chắc chắn rằng, tất cả các quyết định của mình là đúng đắn. Chúng ta lo lắng, đắn đo không dám chọn lựa. Chúng ta đưa ra quyết định, rồi lại cảm thấy hối hận.
Quyết định của chúng ta có thể ảnh hưởng đến những người xung quanh. Gánh nặng trách nhiệm là yếu tố khởi đầu cho nỗi khủng hoảng hiện sinh
2. Khủng hoảng về ý nghĩa cuộc sống
Trong văn hóa Phương Tây, khủng hoảng hiện sinh được bàn luận nhiều hơn cả. Một phần do ảnh hưởng mạnh mẽ của tôn giáo.
Tôn giáo có khái niệm về “linh hồn bất tử” và xem trọng cuộc sống của con người hơn là cái chết. Quan trọng hơn là cuộc sống vẫn tiếp diễn ngay cả khi chúng ta chết đi.
Vậy làm thế nào để cuộc sống con người trở nên có ý nghĩa để không còn sợ hãi cái chết? Suy nghĩ về việc làm sao có một cuộc sống có giá tri khiến nhiều người hoang mang.
Khi nhìn lại những gì đã trải qua, chúng ta nhận ra rằng những gì mình làm được không như kỳ vọng. Chúng ta bỗng cảm thấy cuộc sống của mình trở nên vô nghĩa.
Nỗi lo lắng sâu sắc, cảm giác chán nản khi không tìm được ý nghĩa cuộc sống khiến nhiều người rơi vào khủng hoảng hiện sinh.
3. Khủng hoảng về cảm xúc và sự tồn tại
Không dám thừa nhận cảm xúc cũng là nguyên nhân gây khủng hoảng hiện sinh ở nhiều người. Họ cố gắng cười đùa, tỏ ra vui vẻ để đánh lừa cảm xúc của bản thân.
Việc không chấp nhận cảm xúc của chính mình, luôn chạy trốn thực tại khiến họ cảm thấy trống rỗng. Câu hỏi về “hạnh phúc là gì”, “mình đang sống với mục đích gì” càng trở nên khó trả lời.
Sự kiệt quệ về cảm xúc khiến họ chỉ đang “tồn tại” chứ không hề “sống” một cách trọn vẹn.
4. Khủng hoảng về sự kết nối và cô lập
Mỗi con người là một cá thể độc lập, nhưng không có nghĩa là cô lập. Chúng ta cần kết nối với những người khác để đáp ứng nhu cầu cá nhân của nhau.
Chúng ta cũng không thể hoàn toàn phụ thuộc vào người khác. Mỗi người đều cần những khoảng thời gian chỉ dành riêng cho bản thân.
“Sự kết nối” và “cô lập” là hai trạng thái đối nghịch nhau. Bất cứ trạng thái chiếm quá nhiều thời gian cũng có thể đẩy con người vào sự lạc lỏng, mệt mỏi.
Thực tế cũng rất khó để một người có thể cân bằng giữa 2 trạng thái, nhất là với những người vẫn đang trên hành trình tìm hiểu về “bản ngã” của chính mình.
Kết nối với quá nhiều người khiến bạn bận rộn đến mức kiệt sức, nhưng vẫn không thể biết bản thân cần gì. Ngược lại, sự cô lập, mất kết nối cũng khiến bạn đau khổ, day dứt, tự trách cứ bản thân.
5. Khủng hoảng về cái chết
Khủng hoảng hiện sinh có thể hình thành từ nỗi lo âu về cái chết. Con người luôn sợ hãi khi nhắc đến cái chết. Càng nghĩ đến nó, chúng ta càng muốn trốn chạy.
Chẳng hạn, một người được chẩn đoán mắc bệnh nan y sẽ cảm thấy tuyệt vọng, đau khổ. Họ không ngừng lặp lại câu hỏi vì sao mình lại mắc căn bệnh quái ác này.
Họ cảm thấy hối tiếc vì suốt thời gian quan mình đã bỏ lỡ quá nhiều thứ. Họ tự dằn vặt chính mình và không thể sẵn sàng đối mặt với “tử thần”.
Khủng hoảng hiện sinh có thực sự nguy hiểm?
Người rơi vào trạng thái khủng hoảng hiện sinh luôn sống trong sự lo âu, căng thẳng dai dẳng. Nỗi lo này đi kèm với sự cô đơn, chán nản, mất động lực.
Existential crisis hoàn toan có thể diễn biến thành trầm cảm. Cảm xúc xấu hổ, hối hận, đau khổ xuất hiện khiến bạn trở nên chán chường, mất động lực, và đi đến hành vi tự sát.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cũng cho rằng, khủng hoảng hiện sinh không chỉ mang đến những điều tiêu cực. Đôi khi đó có thể là những tín hiệu hoàn toàn tích cực.
Một vài người cho rằng, trải qua một cuộc khủng hoảng hiện sinh cũng có nghĩa là bạn đang tiếp cận sâu hơn vào tiềm thức, vào đời sống tâm linh của chính mình.
Học cách chấp nhận, thay đổi ở giai đoạn này giúp ta không bao giờ cảm thấy tiếc nuối, hối hận ngay cả khi phải đối diện với thần chết.
Làm thế nào để vượt qua khủng hoảng hiện sinh?
Những vấn đề trong cuộc sống tiêu cực hay tích cực phụ thuộc vào cách chúng ra đón nhận và xử lý. Vậy làm thế nào để đối mặt và vượt qua khủng hoảng hiện sinh?
1. Chấp nhận bản thân
Vui thì cười, buồn thì khóc, tức giận bạn có thể hét lên. Đây chính là những cảm xúc chân thật, không cần xấu hổ hay giấu giếm.
Thừa nhận cảm xúc của chính mình, chấp nhận những thiếu sót hay sai lầm của bản thân là tiền đề để hoàn thiện và thay đổi một cách tốt hơn.
Thể hiện cảm xúc, suy nghĩ sẽ khiến bạn dễ chịu hơn, thay vì cứ giữ mãi chiếc mặt nạ hạnh phúc. Đây là cách giúp bạn đối mặt và vượt qua khủng hoảng.
1. Thư giãn để thoát khỏi khủng hoảng hiện sinh
Sự đấu tranh trong tâm lý đôi khi còn làm chúng ta kiệt quệ hơn cả việc lao động về thể chất. Vì thế việc quan trọng bạn cần làm lúc này chính là cần phải nghỉ ngơi.
Hãy để tránh xa mọi điều tiêu cực có thể làm bạn hoang mang, trăn trở để tâm trí thực sự được nghỉ ngơi và chữa lành. Đây có thể là thời điểm mà bạn nên tách rời bản thân với sự xô bồ của thực tại.
Ngủ đủ giấc, đọc một cuốn sách, đi dạo dưới tán cây xanh, ngắm nhìn thiên nhiên tươi đẹp hoàn toàn có thể giúp bạn vượt qua những cảm xúc khó khăn của cơn khủng hoảng hiện sinh.
Hoặc ít nhất chỉ cần nghỉ ngơi đầy đủ, ăn một bữa thật ngon miệng. Thỉnh thoảng cùng bạn bè đi xem một bộ phim hài hước cũng khiến bạn cảm thấy thoải mái hơn phần nào.
3. Kết nối với con người và thiên nhiên
Trò chuyện, tham gia vào nhiều hoạt động mới đôi khi có thể đem đến cho bạn nhiều trải nghiệm thú vị. Chỉ có khám phá và trải nghiệm, bạn mới thực sự biết được mình cần làm gì.
Bản thân bạn cũng phải học cách mở lòng và lắng nghe, cho đi và nhận lại. Chia sẻ những lo lắng của bản thân với một người đáng tin sẽ giúp bạn thoải mái hơn rất nhiều.
Bạn cũng có thể chọn các kết nối và hòa mình với thiên nhiên. Khám phá thiên nhiên cũng đem đến nhiều trải nghiệm, nhận thức thú vị để đối mặt với khủng hoảng hiện sinh.
Thả mình dưới những tán lá rì rào, lắng nghe tiếng gió thổi, tiếng chim hót; dạo mát trên bờ biển êm đềm thực sự là một liệu pháp chữa lành vô cùng tuyệt vời.
4. Thiền định
Để thoát khỏi khủng hoảng hiện sinh, thiền định là một trong những biện pháp được rất nhiều người hướng tới.
Thiền định giúp não bộ được thư giãn, nghỉ ngơi, thả lỏng, tăng cường quá trình sản xuất serotonin để bạn cảm thấy tích cực hơn.
Các nghiên cứu cũng đã chứng minh, thiền chánh niệm giúp gia tăng sự tập trung, tăng cường sức khỏe và nâng cao chất lượng giấc ngủ.
Thiền định mở ra hành trình đi sâu vào tâm thức để nuôi dưỡng và chuyển hóa tinh thần. Thiền tạo ra sự kết nối sâu sắc với thế giới xung quanh, giúp ta trả lời câu hỏi “chúng ta tồn tại có ý nghĩa gì”.
Người thực hành thiền hằng ngày luôn giữ được sự bình tĩnh, nhìn nhận mọi vấn đề bằng một tâm thế cân bằng, nhẹ nhàng. Họ cũng chấp nhận bản ngã hay những thiếu sót của bản thân.
5. Tập trung vào hiện tại
Đắm chìm trong sự đau khổ của quá khứ, dằn vặt bản thân vì những sai lầm đã qua chẳng thể giúp bạn vui vẻ hơn. Thế nhưng, tương lai là điều bạn có thể thay đổi.
Do nên hãy tập trung vào cuộc sống ở hiện tại. Đừng dằn vặt về những gì đã diễn ra ở quá khứ, mà hãy chuyển nó thành động lực để thay đổi hiện tại.
Chẳng hạn thay vì cứ suy nghĩ vì sao bạn thất nghiệp thì hãy tập trung vào việc cải thiện kỹ năng. Nâng cao giá trị của bản thân giúp ta có thêm nhiều cơ hội nghề nghiệp.
Tạo cho bản thân sự bận rộn có ích cũng là cách để đánh lạc hướng sự tiêu cực. Khi bình tâm hơn, bạn có thể nhìn nhận sự đau buồn, lo lắng một cách nhẹ nhàng hơn.
6. Tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết
Đừng tự mình chống chọi với cơn trầm cảm đến kiệt sức. Hãy tìm kiếm sự hỗ trợ từ gia đình hoặc các chuyên gia tâm lý, đặc biệt nếu bạn có ý định tự sát.
Nhà trị liệu sẽ trò chuyện trực tiếp để giúp bạn hiểu rõ nguồn gốc của cơn khủng hoảng hiện sinh, và dần tháo gỡ những khúc mắc này.
Chuyên gia sẽ giúp bạn hiểu rõ về vấn đề bản thân đang gặp phải. Từ đó bạn sẽ dần loại bỏ những suy nghĩ, cảm xúc lệch lạc bằng nhận thức tích cực hơn.
Cần hiểu rằng, chuyên gia tâm lý không phải là người cho bạn đáp án “bạn là ai”, “cuộc sống này có ý nghĩa gì”, mà sẽ hướng dẫn để bạn là người tự trả lời các câu hỏi đó.
Bất cứ ai cũng có thể rơi vào trạng thái đau khổ từ cơn khủng hoảng hiện sinh, đặc biệt là những người trẻ khi đứng trước những tình huống làm thay đổi cuộc sống một cách đột ngột.
Học cách yêu thương cảm xúc bản thân, nhìn nhận mọi thứ đơn giản hơn, sẽ giúp bạn vượt qua khủng hoảng để hoàn thiện bản thân tốt hơn mỗi ngày.
Có thể bạn quan tâm
- Lợi Ích Của Việc Kiểm Soát Cảm Xúc Trong Công Việc Và Cuộc Sống
- 13 Cách Giúp Bạn Ngừng Suy Nghĩ Quá Nhiều Giảm Căng Thẳng
- Khủng Hoảng Tâm Lý Ở Người Cao Tuổi: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Khắc Phục
- Hành trình đánh thức sức mạnh nội tại cùng mẹ thiên nhiên tại đỉnh núi Cột Cờ
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!