Sang chấn tâm lý ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của trẻ?
Những trải nghiệm đau buồn trong thời ấu thơ có thể đeo bám trẻ đến suốt cuộc đời và gây ra rất nhiều hệ lụy cho sự phát triển toàn diện của con. Trẻ có thể kém thông minh, có những hành vi trái với lứa tuổi bình thường.. Sang chấn tâm lý ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ như thế nào, cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Sang chấn tâm lý ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ thế nào?
Bị bạo lực học đường, lạm dụng tình dục, là nạn nhân của các tai nạn thương tâm đều có thể là nguyên nhân gây sang chấn tâm lý ở trẻ em. Trẻ nhỏ có tâm lý rất yếu nên những tổn thương tinh thần này có thể tác động trực tiếp đến sức khỏe, tinh thần, theo bé đến suốt đời và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bình thường của con.
Mức độ sang chấn và hệ lụy từ nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nguyên nhân gây sang chấn, mức độ trầm trọng, có các chấn thương thực thể hay không, độ tuổi, cách giải quyết hậu quả từ chấn thương thế nào.. Tương tự như ở người lớn, có những trẻ có thể quên nhanh các sự kiện gây tổn thương nhưng cũng có những bé ghi nhớ mãi những khoảng khắc u tối đó trong lòng.
Ở trẻ bị sang chấn thường có dấu hiệu thay đổi tâm tính một cách rõ ràng, có thể có những xu hướng bạo lực hơn, thiếu sự đồng cảm yêu thương hoặc dễ hoảng sợ vô cớ. Tuy nhiên phụ huynh nếu không đủ tinh tế có thể cho rằng là do tính cách của con như thế, cố gắng điều chỉnh lại mà không nghĩ rằng đó là bệnh lý và dễ dẫn đến những hệ lụy trầm trọng.
Vậy sang chấn tâm lý ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ như thế nào?
1. Giảm sự phát triển của trí não
Ở trẻ bị chấn thương tâm lý thường có xu hướng kém phát triển trí não hơn bình thường. Bé thường có những lo lắng sợ hãi mơ hồ, ngủ không ngon, thường xuyên gặp những ác mộng liên tưởng về quá khứ. Tình trạng này cứ diễn ra dài ngày khiến bé luôn trong tình trạng lơ đễnh, thiếu ngủ, thiếu tập trung, học hành ngày sa sút.
Bên cạnh đó, ở những trẻ bị bạo lực trong thời thơ ấu còn có xu hướng bị chậm phát triển trí tuệ với chỉ số IQ thấp. Nguyên nhân có thể do những tác động từ bên ngoài làm ảnh hưởng đến não bộ. Trẻ có thể gặp khó khăn trong những hoạt động sinh hoạt hằng ngày, chậm biết đi, trí nhớ kém, không thể biểu đạt được lời nói kéo dài..
2. Mất cân bằng giữa các kỹ năng hành vi, nhận thức và xã hội
Những trải nghiệm kinh hoàng trong thời thơ ấu có thể làm bé có những hành vi, tư tưởng, suy nghĩ lệch lạc so với quy chẩn của xã hội. Chẳng hạn nếu trẻ bị bạo hành sẽ có xu hướng bạo lực hơn, không có tình yêu thương động vật, dễ bắt nạt bạn bè.. Thậm chí có những trẻ bị lạm dụng tình dục kéo dài có thể bị “tẩy não” bởi thủ phạm, cho rằng đó là một điều hiển nhiên..
Bé có thể không nhận thức được đúng – sai, hành động theo bản năng của mình. Trẻ có thể gặp khó khăn khi cư xử như bình thường, dù khi bé đã lớn hơn nhưng vẫn có những hành động tính cách như trẻ con. Đồng thời bé còn thể gặp khó khăn trong việc thực hành những kỹ năng cơ bản trong đời sống hằng ngày.
Trẻ bị chấn thương tâm lý thường có xu hướng bạo lực khi lớn lên, hoặc trở thành những người xấu, có thói quen trộm cắp, chống đối lại với xã hội và rất dễ dẫn đến con đường lao lý. Đặc biệt dễ xảy ra với những trẻ có trải nghiệm bạo lực trong thời thơ ấu.
3. Tăng nguy cơ gặp các vấn đề về tâm lý
Sang chấn tâm lý hoàn toàn có thể dẫn tới trẻ mắc các bệnh tâm lý trầm trọng như trầm cảm ở trẻ em, rối loạn lo âu, rối loạn hành vi. Triệu chứng điển hình của tình trạng này là bé thay đổi tâm tính, trở nên lầm lì ít nói, sợ hãi xung quanh, hoảng sợ quá khích, không muốn nói chuyện với cha mẹ, thường chỉ muốn ở một mình, hay khóc, dễ trở nên quá khích..
Nguyên nhân có thể là do bé phải thường xuyên chịu những nỗi ảm ảnh, sợ hãi nhưng không thể nói ra, cha mẹ không thấu hiểu mà vẫn gây nhiều áp lực. Đặc biệt ở những nhóm trẻ lớn hơn, bé đã có nhận thức tuy nhiên chưa thể biểu đạt rõ sự sợ hãi của mình, hay bị cấm tiết lộ (như ở trẻ bị lạm dụng tình dục) thường tích tụ những tổn thương sâu trong lòng và dẫn đến tâm bệnh.
Bên cạnh đó ở một số trẻ bị chấn thương tâm lý nếu có liên quan đến các tai nạn giao thông, bị mất đi một cơ quan nào đó rất dễ bị bạn bè trêu chọc. Trẻ bị lạm dụng không những phải chịu những nỗi ảm ảnh tổn thương suốt cả đời mà còn bị những người xung quanh dèm pha, kỳ thị nếu vô tình bị phát hiện. Thậm chí một số trẻ còn có thể có xu hướng tự tử, làm đau bản thân do bị bạo lực ngôn từ sau chấn thương tâm lý.
4. Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
Ở những trẻ gặp các chấn thương tâm lý còn quá sớm có thể bị chậm phát triển về ngôn ngữ. Bé khó khăn trong việc diễn đạt lời nói, nói năng lộn xộn, không có logic, khó hiểu, hay nói chuyện một mình hay nhại lại lời.
Những trẻ lớn hơn nếu gặp các bệnh tâm lý như trầm cảm hay rối loạn hoảng sợ cũng thường gặp các vấn đề trong biểu đạt ngôn ngữ, ý muốn của bản thân mình. Đây cũng là một trong những vấn đề mà sang chấn tâm lý ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ rất nguy hiểm.
5. Suy giảm thị lực, thính lực
Tình trạng này còn phụ thuộc vào những sự kiện chấn thương mà bé gặp phải. Ở những trẻ chấn thương tâm lý do tai nạn đột ngột, nổ ga lớn, các đám cháy có thể gặp các vấn đề về thính giác, thị giác. Tuy nhiên nếu tìm nguyên nhân tổn thương các cơ quan này có thể không cho ra kết quả.
Giống như chứng rối loạn tâm thần dạng cơ thể, bé gặp các vấn đề này có thể liên quan đến yếu tố tâm lý, chưa thể xác định rõ do cơ chế này. Điều này đôi khi có thể khiến phụ huynh và những người xung quanh cho rằng con đang nói dối khiến bé cảm thấy ấm ức, khó chịu và làm các tổn thương tâm lý trầm trọng hơn.
6. Sức khỏe thể chất suy giảm
Các nghiên cứu đã cho thấy thể chất và tinh thần có mối liên hệ mật thiết với nhau. Các vấn đề thể chất có thể làm suy giảm tinh thần và ngược lại, các yếu tố tinh thần suy giảm thì thể chất không thể nào ở mức tốt nhất.
Sang chấn tâm lý gây stress kéo dài và dẫn tới hàng loại các vấn đề khác như tăng/ hạ huyết áp bất thường, đau nhức cơ thể.. Cụ thể một số vấn đề về sức khỏe có thể liên quan đến sang chấn tâm lý ở trẻ em bao gồm
- Tăng nguy cơ các bệnh về tim mạch
- Rối loạn tiêu hóa
- Rối loạn vị giác
- Tăng nguy cơ mắc bệnh phổi mãn tính
- Tăng nồng độ protein C-reactive cao
- Tăng nguy cơ béo phì
- Suy giảm hệ miễn dịch, tăng nguy cơ ốm vặt
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư
Tất nhiên khi sức khỏe suy giảm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Trẻ có thể chậm lớn, suy dinh dưỡng hoặc béo phì hay nói chung là các vấn đề về ngoại hình. Các nghiên cứu còn cho thấy, sang chấn tâm lý thời thơ ấu nếu không được kiểm soát sớm có thể làm giảm tuổi thọ khi trưởng thành.
7. Có xu hướng tìm đến bia rượu và các chất gây nghiện
Sang chấn tâm lý ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ không chỉ về mặt tinh thần, thể chất mà còn ảnh hưởng đến cả nhân cách của trẻ nhỏ khi trưởng thành. Trẻ có thể có xu hướng tìm đến bia rượu, thuốc lá từ sớm, ngay từ giai đoạn vị thành niên để giải tỏa cảm xúc.
Nhiều phụ huynh khi phát hiện các trạng thái này thường cho rằng bé ngỗ nghịch, tâm lý tuổi mới lớn mà ít cho rằng nó có liên quan đến các vấn đề tâm lý từ thủa ấu thơ. Nếu trong giai đoạn sớm không thể kiểm soát được điều này thì có thể gây ra rất nhiều hệ lụy về sau này.
8. Sang chấn tâm lý ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ – tự sát
Tự làm đau bản thân, có xu hướng tự sát là một trong những hệ lụy trầm trọng nhất có liên quan đến các hệ lụy từ sang chấn. Ở trẻ nhỏ khi chưa có nhận thức đúng đắn, chưa hiểu tự sát là gì bé có thể tự làm đau bản thân bằng việc cấu nhéo mình, dựt tóc, đập đầu vào tường.. Tuy nhiên khi bé đã lớn hơn, có nhận thức rõ ràng sẽ tự phát sinh ra các hành vi tự tử như uống thuốc ngủ, nhảy lầu..
Đây là hệ lụy rất đáng tiếc do phụ huynh không có biện pháp chăm sóc và can thiệp ở trẻ nhỏ kịp thời. Trong trường hợp kém may mắn, bé không còn trên đời thì những sang chấn có thể xuất hiện ở cha mẹ, những người thân xung quanh, khiến họ đau khổ cả đời vì đã thiếu quan tâm đến các con.
Khắc phục những hệ lụy do sang chấn tâm lý ở trẻ nhỏ thế nào?
Không phải bé nào sau sang chấn cũng gặp những hệ lụy như nhau, có những trẻ vẫn có thể phát triển theo chiều hướng tốt, bé vươn lên từ đau thương và làm những công việc giúp đỡ những người có hoàn cảnh tương tự. Quan trọng chính là nằm ở cách chăm sóc và hỗ trợ qua gia đình trong thời gian chữa lành cho con.
Trẻ con có thể vô tư vô lo nhưng cũng có đứa trẻ rất nhạy cảm. Thời gian sau sang chấn có thể là quãng thời gian vô cùng khó khăn của con. Do đó nếu phát hiện thấy bé có các dấu hiệu tâm lý bất thường phụ huynh cần nhanh chóng tiến hành điều trị để ngăn ngừa các hệ lụy xấu khác ảnh hưởng đến sự phát triển của con trẻ.
1. Trị liệu tâm lý
Ngay sau thời điểm sang chấn tốt nhất phụ huynh nên đưa bé đi trị liệu tập lý để được hướng dẫn cách phục hồi tinh thần, xóa bỏ những điều tiêu cực để đưa con trở về với cuộc sống bình thường nhanh chóng. Trẻ nhỏ chưa thể nói hết ra những nỗi đau vô hình mà con đang cảm nhận, do đó thay vì khi thấy con có dấu hiệu bất thường mới đi điều trị thì phụ huynh nên đưa bé trị liệu ngay từ đầu.
Chấp nhận trị liệu sẽ giúp định hướng những suy nghĩ của bé đi đúng quỹ đạo thông thường, loại bỏ những nỗi đau vô hình và giúp bé lạc quan vui vẻ trở lại. Cần sớm loại bỏ những bóng ma tâm lý để bé nhanh chóng quay trở lại với nhịp sống thường ngày.
2. Vai trò quan trọng của gia đình
Gia đình đóng vai trò chủ chốt chính trong việc chăm sóc và khắc phụ các hệ lụy sau sang chấn tâm lý cho con. Gia đình cần dành thời gian quan tâm yêu thương đến con nhiều hơn, tạo cho con không khí bình thường như trước khi các sự kiện sang chấn xảy ra, tránh tối đa việc gợi nhớ đến các sự kiện đó một cách đột ngột.
Phụ huynh nên tham gia các lớp trị liệu tâm lý cùng con để được hỗ trợ hướng dẫn cách chăm sóc tinh thần cho con một cách hiệu quả nhất. Cụ thể, phụ huynh có thể tham khảo những chú ý sau
- Trò chuyện, tâm sự với bé mỗi ngày, nếu bé sợ hãi hãy ngủ cùng bé vào buổi tối để tạo cho con cảm giác an toàn hơn
- Nhanh chóng khôi phục cuộc sống như trước đó để bé có thể hòa nhập nhanh chóng
- Không nên trực tiếp nhắc về sự kiện sang chấn. Tuy nhiên việc để bé đối mặt với các vấn đề này rất cần thiết, vì vậy hãy bắt đầu từ từ. Hãy chờ đợi cơ hội phù hợp để con sẵn sàng nhắc về điều đó, không nên ép con.
- Bé cũng có thể có xu hướng vẽ hay viết về những gì mình đã trải qua thay vì nói trực tiếp về nó, đây cũng là cách để con có thể giải tỏa cảm xúc rất tốt
- Luôn khen ngợi con khi con hoàn thành tốt một việc gì đó
- Trấn an con, hãy nói cho con biết điều con làm là không sai, và giải thích cho con về tình huống này. Khuyến khích bé nói ra những trải nghiệm suy nghĩ của bản thân nhưng cần giải thích để con không cảm thấy tội lỗi
- Cho con tham gia các hoạt động tích cực để giải phóng những năng lượng tiêu cực, chẳng hạn như tập thể dục thể thao hằng ngày, chạy bộ, leo núi..
- Tìm các nhóm hỗ trợ chữa lành cho con nếu cần thiết
- Theo dõi nếu thấy trẻ có các xu hướng bất ổn, thường tự làm đau mình, mất cảm xúc
- Giữ liên lạc với bác sĩ hay các chuyên gia thường xuyên để có các biện pháp kiểm soát bé phù hợp.
Sang chấn tâm lý ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ về cả thể chất và tinh thần, có thể làm tương lai của bé thay đổi sang một hướng rẽ không hề tốt đẹp. Do đó gia đình cần đóng vai trò là bờ vai vững chắc để bảo vệ, yêu thương, đưa bé vượt qua mọi giông bão phía trước.
Có thể bạn quan tâm
- Sang chấn tâm lý sau tai nạn và cách vượt qua
- Các Rối Loạn Liên Quan Đến Stress bạn nên đề phòng
- Các phản ứng với stress trầm trọng và rối loạn thích ứng
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!