Mất ngủ về đêm: Nguyên nhân, tác hại và cách điều trị
Mất ngủ về đêm dường như đã trở thành bạn đồng hành không mời của nhiều người trong nhịp sống hiện đại. Những đêm trằn trọc, mắt mở thao láo và tâm trí quay cuồng với suy nghĩ không ngừng có thể trở thành ác mộng. Nếu không tìm cách khắc phục sớm, tình trạng này có thể dẫn đến nhiều hậu quả khó lường.
Khó ngủ, mất ngủ về đêm là bệnh gì?
Khó ngủ và mất ngủ về đêm là một dạng rối loạn giấc ngủ phổ biến, khiến người bệnh phải trằn trọc hàng giờ mới vào giấc. Giấc ngủ thường chập chờn, không sâu, khiến cơ thể uể oải, mệt mỏi vào sáng hôm sau. Tình trạng này còn làm suy giảm trí nhớ và khả năng tập trung.
Mất ngủ khi trở thành thói quen kéo dài sẽ gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác như thần kinh, tim mạch. Người trưởng thành cần 7 – 9 tiếng mỗi đêm để tái tạo năng lượng nhưng khi giấc ngủ không đủ, cuộc sống và công việc dễ bị đảo lộn. Đặc biệt, tỷ lệ mất ngủ cao hơn ở phụ nữ và đang có xu hướng trẻ hóa.
Triệu chứng mất ngủ về đêm
Mất ngủ về đêm là chứng bệnh nhận thấy một cách rõ rệt nhưng lại đang bị nhiều người “phớt lờ” do lối giờ giấc sinh hoạt không khoa học. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết loại bệnh lý này và nếu có từ 2 biểu hiện bất thường trở lên, hãy đến gặp các chuyên gia để sớm được can thiệp:
- Càng về đêm càng cảm thấy khó ngủ, phải thức trắng đêm
- Có thể ngủ nhưng chỉ chập chờn và có thể tỉnh giấc bất cứ lúc nào
- Sáng thức dậy từ rất sớm và có cảm giác mệt mỏi như mình vừa thức trắng đêm
- Tâm trạng luôn cáu gắt, trầm cảm, lo âu, căng thẳng và nhức đầu
- Rất khó để tập trung vào công việc, cơ thể luôn uể oải và nhức mỏi
- Mắc chứng lo lắng, sợ hãi thái quá về giấc ngủ
Nguyên nhân mất ngủ về đêm
Mất ngủ về đêm thường có nguồn gốc từ các vấn đề về tâm lý và nguyên nhân mà đại đa số gặp phải đó là stress – lo âu quá độ hoặc kéo dài. Ngoài ra vẫn còn một số các yếu tố sau:
Tác nhân môi trường:
Thói quen thường ngày và môi trường sống xung quanh cũng có thể trở thành tác nhân gây hại nếu như bạn không kiểm soát chúng:
- Thói quen sinh hoạt chưa đúng: Trong số những người mắc chứng mất ngủ đều có đặc điểm chung là lười vận động hoặc có chế độ ăn uống không khoa học.
- Sử dụng chất kích thích quá mức: Các chất kích thích làm người ta hưng phấn ở một khoảng thời gian nhất định nhưng lại kéo đến nhiều tác nhân xấu gây nguy hại cho sức khỏe. Nếu giữ thói quen dùng mỗi ngày thì việc mất ngủ sẽ còn biến chứng nặng hơn nữa.
- Dùng thuốc sai hướng dẫn: Với một số bệnh lý như trầm cảm, huyết áp cao,… sẽ được dùng một số thuốc an thần. Nhưng nếu sử dụng không đúng cách thì có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng gồm cả mất ngủ.
- Giờ giấc sinh hoạt không điều độ: Giờ giấc đi ngủ và thức dậy rất quan trọng, nếu lặp đi lặp lại sẽ hình thành ra thói quen xấu.
- Căng thẳng lo âu quá độ – stress kéo dài: Đây là nguyên nhân lớn nhất gây ra tình trạng mất ngủ về đêm và cũng là lý do khiến nhiều người điều trị nhiều năm không thể khỏi.
Tác nhân bệnh lý
Chứng mất ngủ về đêm cũng là biểu hiện của một trong số các loại bệnh lý sau đây:
- Bệnh lý liên quan đến thần kinh, tâm thần như trầm cảm, rối loạn cảm xúc, rối loạn lo âu lan tỏa, stress…
- Mắc bệnh lý về tuyến giáp, viêm khớp, trào ngược thực quản, dị ứng, bệnh tim
- Phụ nữ tiền mãn kinh, cơ thể dần thay đổi nội tiết tố bên trong
- Mắc bệnh liên quan đến giấc ngủ như mộng du, chứng hoảng loạn giấc ngủ, hay gặp ác mộng,…
Đối tượng hay bị mất ngủ buổi đêm
Mất ngủ buổi đêm không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần và thể chất mà còn tiềm ẩn nguy cơ phát sinh nhiều bệnh lý. Một số nhóm đối tượng nhất định thường dễ gặp tình trạng này hơn trong cuộc sống hàng ngày.
- Người cao tuổi: Thường xuyên phải đối mặt với sự suy giảm chức năng cơ thể và các bệnh lý mãn tính nên khó duy trì giấc ngủ, gây ra ngủ không sâu giấc, mệt mỏi.
- Phụ nữ: Phụ nữ dễ bị mất ngủ do thay đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt, thai kỳ, giai đoạn mãn kinh. Áp lực gia đình và công việc cũng là nguyên nhân khiến giấc ngủ của nữ giới dễ bị gián đoạn.
- Người mắc bệnh lý mãn tính: Các bệnh lý như tiểu đường, viêm khớp, dạ dày hay khó ngủ vì các cơn đau kéo dài. Đặc biệt, các triệu chứng cấp tính như sốt, ngạt mũi có thể làm giấc ngủ trở nên rời rạc.
- Người có lối sống thiếu lành mạnh: Thường xuyên uống rượu bia, hút thuốc lá, ăn uống không điều độ cũng dễ bị mất ngủ. Sử dụng thiết bị điện tử quá mức trước giờ ngủ làm ảnh hưởng đến nhịp sinh học.
- Người làm ca đêm: Thay đổi múi giờ thường xuyên dễ rơi vào trạng thái mất ngủ do nhịp sinh học bị đảo lộn. Việc ngủ không đúng giờ làm cơ thể khó thích nghi, dẫn đến cảm giác mệt mỏi và uể oải.
- Những người gặp căng thẳng tâm lý: Áp lực công việc, mâu thuẫn gia đình làm những người này khó vào giấc ngủ. Tâm trạng lo âu kéo dài cũng gây mất ngủ và suy giảm sức khỏe.
Tác hại của việc mất ngủ về đêm
Ở Mỹ, tỷ lệ người gặp phải chứng mất ngủ này chiếm tới 23% dân số mà trong đó có tới 50% người đang rơi vào tình trạng mất ngủ triền miên hơn 1 tháng. Còn ở Việt Nam nếu chỉ tính riêng TP.HCM thì tỷ lệ đã lên tới 33% dân số và trong đó có 30% bệnh nhân đã có triệu chứng liên quan đến hệ tâm thần. Chứng mất ngủ về đêm còn dẫn tới các căn bệnh nguy hiểm như:
- Biến chứng thành bệnh trầm cảm:
Stress là nguồn cơn gây ra mất ngủ triền miên. Nếu người bệnh vẫn thức trắng đêm với tâm trạng lo âu, rầu rĩ thì dần có suy nghĩ tiêu cực. Từ đó tình trạng có khả năng rất cao biến chứng thành bệnh trầm cảm.
- Teo não và nguy cơ đột quỵ:
Trên trang Neuroscience của Mỹ đưa tin, mất ngủ về đêm gây ra bệnh teo não chiến tới 25% số người mắc. Chứng bệnh nguy hiểm này khiến con người dần mất đi khả năng kiểm soát và nhận thức. Với các bạn trẻ, nếu chỉ ngủ từ 4 – 5 tiếng mỗi đêm sẽ có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn gấp 8 lần so với người ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm.
- Có khả năng thay đổi ADN và mắc bệnh ung thư:
Theo công bố của tạp chí y khoa Anaesthesia, người bị gọi lúc nửa đêm có khả năng bị tổn hại ADN cao hơn người ngủ đủ giấc vào ban đêm. Nó cũng đồng nghĩa với việc người bệnh sẽ phải đối mặt mới các loại bệnh liên quan đến gen như ung thư.
- Suy giảm khả năng sinh lý:
Trên trang tin của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ (JAMA) công bố đã có nghiên cứu về tác hại của giấc ngủ đối với sức khỏe sinh lý nam. Nó cho thấy mất ngủ kéo dài làm nồng độ testosterone của đàn ông giảm đi rất nhiều nên dần mất đi ham muốn, xuất tinh sớm và gặp phải chứng rối loạn cương dương.
- Gây tổn hại lớn đến hệ tim mạch:
Nếu giấc ngủ không liên tục một cách đều đặn sẽ khiến thần kinh bị căng thẳng, hoạt động không ngừng nghỉ dẫn tới quá tải và tạo áp lực cho tim. Khi nhịp tim tăng và huyết áp cao sẽ gây ra các bệnh lý nguy hiểm như tai biến, mạch vành,…
- Cơ thể béo phì, xấu xí:
Người mắc bệnh thiếu ngủ – mất ngủ sẽ bị suy nhược cơ thể, tâm trạng rầu rĩ lo âu nên sẽ bỏ bê bản thân và không quan tâm đến ngoại hình. Với một số người khi mắc bệnh sẽ hay thấy đói bụng và ăn rất nhiều về đêm. Chỉ cần lặp đi lặp lại trong thời gian ngắn sẽ dẫn đến bệnh béo phì, máu nhiễm mỡ, làn da chảy xệ, đen sạm đi trông thấy.
Cách điều trị mất ngủ về đêm
Bác sĩ có thể chỉ định một số nhóm thuốc giúp đưa người bệnh vào giấc ngủ nhanh chóng và cải thiện sức khỏe toàn diện. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần được thực hiện đúng theo hướng dẫn chuyên khoa để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
- Thuốc an thần: Bromazepam, Diazepam, Clonazepam giúp người bệnh thư giãn và đi vào giấc ngủ nhanh chóng, thích hợp cho trường hợp mất ngủ nhẹ hoặc ngắn hạn.
- Thuốc ngủ: Zolpidem là loại được sử dụng để điều trị mất ngủ cấp tính, giúp duy trì giấc ngủ ổn định.
- Thuốc chống trầm cảm 3 vòng: Clomipramine, Mirtazapine giúp cải thiện tình trạng mất ngủ ở người trầm cảm, tác dụng rõ rệt sau vài tuần sử dụng.
- Thuốc kháng histamin: Các thuốc Promethazine, Dimedrol không chỉ chống dị ứng mà còn giúp gây buồn ngủ mạnh, thích hợp cho bệnh nhân mất ngủ do ngứa.
- Thuốc an thần kinh mới: Loại Olanzapine, Quetiapine được chỉ định cho người mắc chứng mất ngủ liên quan đến trầm cảm, lo âu.
Cách trị khó ngủ về đêm không dùng thuốc
Hiện nay, người bị mất ngủ về đêm không phụ thuộc vào mỗi việc dùng thuốc mà còn biết tìm đến những biện pháp tự nhiên nhằm cải thiện giấc ngủ. Áp dụng các phương pháp đó là cách an toàn để cơ thể thư giãn và hồi phục tốt hơn.
1. Xây dựng lối sống lành mạnh
Những mẹo nhỏ bắt đầu từ thói quen đơn giản và thay đổi trong lối sống hàng ngày sau sẽ giúp bạn có một giấc ngủ chất lượng mà không cần đến thuốc:
- Điều chỉnh thời gian sinh hoạt đều đặn giữa làm việc và nghỉ ngơi
- Duy trì thời gian ngủ và thức dậy cùng một giờ hàng ngày
- Hạn chế ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử trước khi ngủ
- Không sử dụng đồ uống chứa caffein, chất kích thích vào buổi chiều tối
- Ngâm chân vào nước ấm và massage nhẹ trước khi ngủ
- Ăn bữa tối vừa phải và không ăn sát giờ đi ngủ
- Bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho hệ thần kinh
- Thư giãn bằng cách nghe nhạc, đọc sách, ngồi thiền trước khi ngủ
- Sắp xếp không gian ngủ thoáng mát, sạch sẽ, yên tĩnh, trang trí tạo cảm giác thoải mái
- Rèn luyện thể dục đều đặn vào ban ngày để tăng cường tuần hoàn máu
- Kiểm soát hơi thở chậm và sâu, giúp giảm căng thẳng hệ thần kinh
- Tránh uống quá nhiều nước trước khi ngủ
- Tránh ăn trước giờ đi ngủ khoảng 2 – 3 tiếng
- Áp dụng kỹ thuật thở 4 – 7 – 8 để thư giãn cơ thể
- Sử dụng các loại thảo dược tự nhiên như gừng, tâm sen, hoặc hoa cúc giúp dễ ngủ hơn
2. Trị liệu tâm lý
Đối mặt với những đêm khó ngủ, nhiều người không nhận ra rằng nguyên nhân có thể bắt nguồn từ trạng thái tâm lý bất ổn. Lo âu, áp lực vô thức khiến họ sợ hãi mỗi khi màn đêm buông xuống và căng thẳng khiến não bộ khó có thể thư giãn. Việc này dẫn đến trạng thái thức giấc triền miên và mệt mỏi kéo dài.
Trị liệu tâm lý là một phương pháp hữu ích giúp người bệnh hiểu rõ vấn đề tiềm ẩn gây mất ngủ. Qua các buổi trò chuyện với chuyên gia, bệnh nhân sẽ từng bước nhận diện và đối mặt với nguyên nhân gốc rễ. Từ đó, áp dụng tốt các giải pháp cụ thể để cải thiện giấc ngủ và giảm dần rối loạn tinh thần.
Cách phòng ngừa mất ngủ về đêm
Có rất nhiều biện pháp không dùng thuốc nên được áp dụng để giúp cơ thể tái thiết lập giấc ngủ tự nhiên. Trong số đó quan trọng nhất vẫn là việc thay đổi lối sống và tạo không gian ngủ lành mạnh nhằm mang đến giấc ngủ trọn vẹn hơn.
- Giảm tiếp xúc với ánh sáng xanh vào buổi tối bằng cách đeo kính chặn ánh sáng xanh, ngừng sử dụng thiết bị điện tử trước giờ ngủ
- Không sử dụng caffein vào cuối ngày để tránh làm cơ thể quá tỉnh táo
- Duy trì thời gian ngủ và thức dậy cố định mỗi ngày giúp cơ thể thiết lập nhịp sinh học ổn định
- Giảm thời gian ngủ trưa chỉ còn 30 phút hoặc ít hơn để không ảnh hưởng đến giấc ngủ đêm
- Hạn chế uống đồ uống có cồn vì chúng làm rối loạn giấc ngủ và ngăn chặn sản xuất melatonin
- Tránh ăn tối muộn để không làm hệ tiêu hóa hoạt động quá tải, gây khó ngủ
- Tập thể dục thường xuyên để cơ thể được thư giãn và nhanh chìm vào giấc ngủ sâu
- Thư giãn trước khi đi ngủ bằng cách nghe nhạc nhẹ, đọc sách, tắm nước ấm
- Có chế độ dinh dưỡng phù hợp với nhiều rau xanh, hạt giàu vitamin B và magie để hệ thần kinh khỏe mạnh
- Không uống quá nhiều nước trước khi ngủ để tránh bị thức dậy giữa đêm
- Xây dựng lối sống lành mạnh và hạn chế căng thẳng, lo âu kéo dài
- Tránh vận động quá mạnh sát giờ ngủ để cơ thể có thời gian giảm nhịp tim và nhiệt độ
Mất ngủ về đêm là một vấn đề không thể xem nhẹ, nhưng việc nhận diện và khắc phục nó kịp thời sẽ giúp nhiều người tránh khỏi những hệ lụy sức khỏe. Hãy luôn ưu tiên giấc ngủ, vì đó là chìa khóa cho hạnh phúc của chính mình.
Có thể bạn quan tâm:
- 10 bài thuốc điều trị rối loạn lo âu bằng đông y thường dùng
- Các thuốc giảm lo âu căng thẳng hồi hộp mất ngủ phổ biến
- Bệnh mất ngủ giả (Parasomnias) là gì? Dấu hiệu nhận biết và điều trị
Nguồn tham khảo:
- tamanhhospital.vn, hongngochospital.vn, vinmec,com,…
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!