Sống vì người khác quá nhiều, quên cả bản thân – Đừng!

Sống vì người khác quá nhiều dễ bị nhầm lẫn với sự tử tế và lòng tốt đơn thuần. Lối sống này được hình thành từ những tổn thương tâm lý trong quá khứ, cách giáo dục không phù hợp, tính cách nhút nhát, thiếu quyết đoán,… Nghe thì có vẻ vô hại nhưng nếu luôn đặt lợi ích của người khác lên hàng đầu, bạn sẽ dần đánh mất giá trị của bản thân.

sống vì người khác quá nhiều
Khi sống vì người khác quá nhiều, bạn sẽ luôn phải có “trách nhiệm” với yêu cầu của những người xung quanh

Sống vì người khác quá nhiều là như thế nào?

Tốt bụng được xem là một trong những phẩm chất tốt đẹp. Người có đức tính này không ngần ngại giúp đỡ những người xung quanh. Biết cách thấu hiểu, chia sẻ những khó khăn với người khác, giàu lòng nhân ái và yêu thương.

Tuy nhiên, tốt bụng khác với lối sống vì người khác quá nhiều. Khi cách sống bị chi phối quá mức bởi lợi ích và nhu cầu của người khác, bạn sẽ đánh mất giá trị bản thân và quên mất mình thật sự muốn gì, cần gì. Và liệu việc ban phát sự giúp đỡ vô điều kiện có mang đến cho bạn cảm xúc vui vẻ và hạnh phúc hay không?

Sống vì người khác quá nhiều có nghĩa là bạn luôn làm theo mong muốn của người khác mà không hề quan tâm đến bản thân. Dù tốt bụng đến đâu, nhu cầu của bản thân cũng nên được đặt lên hàng đầu. Khi xếp bản thân sau những người khác, bạn đang đánh mất giá trị và quên đi cách yêu thương chính mình.

Sống vì người khác quá nhiều – Hình thành do đâu?

Trong quá trình trưởng thành, chúng ta được giáo dục phải hình thành những phẩm chất tốt đẹp và tốt bụng là một trong những đức tính cần thiết. Không thể phủ nhận rằng, lòng tốt luôn được tìm thấy ở những người tử tế. Họ không ngần ngại giúp đỡ mọi người, san sẻ khó khăn với những người xung quanh. Người tốt sẽ luôn nhận được sự yêu thương và ngưỡng mộ từ những người xung quanh.

Thế nhưng sống vì người khác quá nhiều đã vượt qua khỏi phạm vi của lòng tốt. Khi đặt niềm vui, hạnh phúc và lợi ích của người khác lên hàng đầu, nhu cầu của bản thân sẽ phải xếp ở phía sau. Dần dần bạn sẽ quên mất chính mình có những mong muốn, nhu cầu như thế nào?

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, cách sống vì người khác quá nhiều hình thành từ những yếu tố sau đây:

1. Tổn thương tâm lý trong quá khứ

Đa phần những người sống vì người khác quá nhiều đều có tổn thương tâm lý trong quá khứ. Các biến cố như bị bỏ rơi, bị lạm dụng, bạo hành, gia đình ly tán,… đều góp phần hình thành lối sống này.

sống vì người khác quá nhiều
Những người từng bị bạo hành, bố mẹ ly hôn, gia đình ly tán,… có xu hướng hình thành lối sống vì người khác quá nhiều

Tổn thương tâm lý sẽ làm thay đổi suy nghĩ và cách sống. Khi bị bỏ rơi hoặc trưởng thành trong môi trường thiếu tình yêu, xu hướng chung là hình thành tính cách nhẫn nhịn, tốt bụng quá mức, tự ti. Những biến cố này khiến bạn luôn cảm thấy phải cho đi thật nhiều để có thể xây dựng, gìn giữ các mối quan hệ – dù đó có thể không phải là mối quan hệ thân thiết và quan trọng.

Những biến cố trong quá khứ có vai trò đáng kể trong quá trình hình thành nhân cách. Những sự kiện có tính chất chia ly sẽ khiến một số người hình thành lối sống luôn cố làm hài lòng người khác. Họ ban phát sự giúp đỡ cho tất cả với mong muốn có thể xây dựng hình tượng và không đánh mất bất cứ mối quan hệ nào.

2. Lo sợ bị từ chối

Theo các chuyên gia, lối sống vì người khác quá nhiều có thể bắt nguồn từ nỗi sợ bị từ chối. Nhiều người thực sự nhạy cảm quá mức với việc bị ai đó từ chối. Họ cảm thấy vô cùng thất vọng, chán nản, tự trách móc bản thân và rơi vào trạng thái u uất.

Lối sống vì người khác quá nhiều là cách giúp họ có thể hạn chế việc bị ai đó từ chối. Khi ban phát sự giúp đỡ, họ hy vọng cũng sẽ nhận lại được sự đồng ý từ người khác.

Nếu bị từ chối, họ sẽ không nhìn nhận khách quan mà cho rằng bản thân chưa đủ tốt nên mới bị từ chối. Cách suy nghĩ có phần tiêu cực này khiến một số người quên mất bản thân và luôn đặt nhu cầu, mong muốn của người khác lên hàng đầu.

3. Không tự tin vào bản thân

Những người thiếu tự tin vào bản thân sẽ chỉ luôn nhìn thấy hạn chế, nhược điểm của mình. Họ cảm thấy bản thân luôn kém cỏi và không thể so sánh với người khác. Cảm giác này khiến họ luôn nhận lời giúp đỡ mọi người mà không quan tâm liệu mình có thoải mái hay không.

sống vì người khác quá nhiều
Tính cách nhút nhát, thiếu tự tin là yếu tố góp phần hình thành lối sống vì người khác quá nhiều

Người không tự tin vào bản thân cũng sẽ có tính cách thiếu quyết đoán, phụ thuộc. Họ không có chính kiến và dễ dàng xuôi theo yêu cầu của người khác. Đây cũng là yếu tố góp phần hình thành lối sống luôn cố làm hài lòng những người xung quanh.

4. Sợ cô đơn

Cô đơn là điều mà không ai mong muốn. Những người có cuộc sống cô độc, sống xa gia đình, người thân và ít bạn bè thường có nhu cầu cao về tình cảm, mong muốn xây dựng và duy trì các mối quan hệ. Một trong những cách giúp họ có thêm nhiều bạn bè, đồng nghiệp là luôn giúp đỡ người khác.

Nỗi sợ cô đơn khiến nhiều người không dám từ chối yêu cầu/ đề nghị của người khác. Đây vừa là cách giúp họ cảm thấy không cô đơn và xây dựng mối liên hệ với mọi người. Hơn nữa, khi nhận được sự giúp đỡ, bản thân họ sẽ ràng buộc những người xung quanh với “trách nhiệm vô hình”.

5. Cách giáo dục không phù hợp

Cách giáo dục không phù hợp là yếu tố góp phần hình thành lối sống vì người khác quá nhiều. Đa phần cha mẹ Việt đều dạy con cái phải ngoan ngoãn, nghe lời nhưng lại không trang bị cho trẻ kỹ năng từ chối khi cần thiết. Khi lớn lên, trẻ sẽ quen với việc chấp thuận mọi yêu cầu của người khác mà không quan tâm đến nhu cầu, mong muốn của bản thân.

đừng sống vì người khác nhiều quá
Giáo dục không đúng cách khiến trẻ lớn lên không có kỹ năng từ chối và dễ dàng đồng ý với yêu cầu của người khác

Ngoài ra, cách giáo dục có tính áp đặt cũng là nguyên nhân sâu xa dẫn đến lối sống này. Cha mẹ dạy con cái dựa trên quyền lực sẽ khiến trẻ nhút nhát, thu mình và thiếu tự tin vào bản thân. Những tính cách này khiến trẻ không dám phản kháng và không có kỹ năng từ chối trước những lời đề nghị của người khác.

6. Biểu hiện của một số vấn đề tâm lý

Sống vì người khác quá nhiều không đơn thuần là tính cách hay lối sống. Trong nhiều trường hợp, đặc điểm này có thể là biểu hiện của một số vấn đề tâm lý:

đừng sống vì người khác nhiều quá
Sống vì người khác quá nhiều đôi khi là dấu hiệu của rối loạn nhân cách phụ thuộc
  • Hội chứng người tốt: Sống vì người khác quá nhiều là biểu hiện đặc trưng của hội chứng người tốt. Người mắc hội chứng này luôn cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người và chấp nhận giúp đỡ ngay cả khi họ không cảm thấy thoải mái.
  • Rối loạn nhân cách phụ thuộc (DPD): Người có dạng nhân cách này có xu hướng chấp thuận hầu như các yêu cầu, đề nghị của người khác. Bởi họ lo sợ sẽ không nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ hoặc tệ hơn là đối phương có thể rời bỏ mình. Người bị rối loạn nhân cách phụ thuộc sống phụ thuộc vào người khác và gần như không thể tự mình đưa ra các quyết định.

Có rất nhiều yếu tố góp phần hình thành lối sống vì người khác quá nhiều. Trong đó, cách giáo dục không phù hợp và chấn thương tâm lý là những nguyên nhân phổ biến nhất. Dù đây không hẳn là vấn đề tâm lý cần phải điều trị, nhưng rõ ràng thay đổi lối sống sẽ giúp bạn thoải mái hơn và có được hạnh phúc thực sự.

Dấu hiệu bạn sống vì người khác quá nhiều

Ranh giới giữa sự tử tế, lòng tốt và sống vì người quá nhiều là rất mong manh. Nhiều người hoàn toàn không nhận ra bản thân luôn cố làm hài lòng tất cả. Cuối cùng thứ duy nhất họ có được là sự trống rỗng và những gánh nặng vô hình khi được cho “người tốt bụng”.

Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy bạn đang sống vì người khác quá nhiều:

1. Luôn đồng ý với yêu cầu của người khác

Dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy bạn đang sống vì người khác quá nhiều là luôn đồng ý với những lời yêu cầu. Khi người khác đề nghị giúp đỡ, bạn sẽ luôn gật đầu đồng ý mà không ngần ngại.

Nếu không nhìn nhận sâu sắc, hành động này thường dễ nhầm lẫn với sự tử tế thông thường. Thế nhưng, người tử tế chỉ giúp đỡ khi cần thiết. Ngược lại, người sống vì người khác quá nhiều giúp đỡ trong mọi tình huống – ngoại trừ đó là những yêu cầu vô lý không thể thực hiện.

2. Sợ người khác ghét bỏ, đánh giá

Người sống vì người khác quá nhiều có xu hướng sợ bị người khác đánh giá và ghét bỏ. Họ cho rằng khi từ chối giúp đỡ, bản thân sẽ bị ghét và đánh mất đi các mối quan hệ. Nỗi sợ này khiến bạn buộc bản thân phải chấp nhận tất cả yêu cầu của những người xung quanh.

đừng sống vì người khác nhiều quá
Người sống vì người khác sẽ luôn lo sợ bản thân bị ghét bỏ và đánh giá

Sự giúp đỡ phải xuất phát từ lòng tốt, đó mới là ý nghĩa thật sự của sự tử tế. Nếu việc giúp đỡ ai đó vì sợ bị ghét bỏ và đánh giá, có thể bạn đang có lối sống vì người khác quá nhiều. Bạn khao khát nhận được sự chú ý và khao khát được mọi người yêu quý.

3. Thiếu chính kiến

Một dấu hiệu khác thường thấy ở những người sống vì người khác quá nhiều là không có chính kiến. Vì lúc nào cũng phải lấy lòng người khác, bạn sẽ dần mất đi chính kiến, sự kiên định và quyết đoán.

Những người thiếu quyết đoán sẽ khó có thể đưa ra đánh giá khách quan. Suy nghĩ dễ bị chi phối bởi lời nói của người khác. Ngoài ra, vì lúc nào cũng phải chiều lòng những người xung quanh nên bạn cũng không có đủ chính kiến để nói lời từ chối và thể hiện quan điểm cá nhân.

Người sống vì người khác quá nhiều gần như không có quan điểm mang tính cá nhân. Lối sống của họ phụ thuộc nhiều lời nói và mong muốn của người khác. Nếu bản thân là người thiếu chính kiến và luôn nhận lời giúp đỡ trong mọi tình huống, rất có thể bạn là người sống vì người quá nhiều.

4. Cảm thấy có lỗi khi không giúp đỡ ai đó

Người tử tế sẽ giúp đỡ người khác khi cần thiết và cũng không cảm thấy có lỗi khi không thể giúp đỡ ai đó. Họ hiểu rõ giới hạn của bản thân và biết rằng mình đã cố gắng hết sức.

đừng sống vì người khác nhiều quá
Khi từ chối một ai đó, người có lối sống vì người khác sẽ luôn có cảm giác tội lỗi

Trong khi đó, những người sống vì người khác quá nhiều luôn thường trực cảm giác tội lỗi khi từ chối một ai đó. Cảm giác tội lỗi kéo dài khiến họ hình thành những suy nghĩ tiêu cực như liệu bản thân có bị ghét bỏ? Từ chối người khác có phải là hành động xấu tính?

5. Khó khăn khi đưa ra lời từ chối

Từ chối đề nghị của ai đó là điều hoàn toàn khi bình thường. Khi yêu cầu đó không thỏa đáng hoặc vượt quá năng lực, việc từ chối là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, người sống vì người khác quá nhiều gặp khó khăn trong việc từ chối một ai đó.

Trong nhiều trường hợp, bản thân cảm thấy không thoải mái nhưng vì khó nói ra lời từ chối, nhiều người đành đồng ý với lời đề nghị của người khác. Việc từ chối gây ra sự căng thẳng kèm theo nhiều nỗi sợ và bất an. Vì vậy, không ít người chấp nhận thiệt thòi để có cảm giác an toàn và nhận được sự yêu quý của những người xung quanh. Nếu cảm thấy khó khăn khi từ chối người khác, rất có thể bạn thuộc tuýp người sống vì người khác quá nhiều.

6. Đặt mong muốn của mình sau nhu cầu của người khác

Dấu hiệu rõ rệt nhất của người sống vì người khác quá nhiều là luôn đặt mong muốn của bản thân ở phía sau nhu cầu của bạn bè, người thân, đồng nghiệp,… Bạn đáp ứng tất cả mong muốn của mọi người nhưng không hề nghĩ cho bản thân.

Chỉ có bản thân là người đối xử tốt nhất với chính mình. Một khi đặt bản thân ở phía sau một ai đó, bạn sẽ dần đánh mất giá trị. Nhiều người cố gắng chiều lòng mọi người nhưng lại quên lãng đi ước mơ, mong muốn thật sự của mình là gì.

Những người có lối sống này thường bận rộn với những lời nhờ vả và gần như không còn chút thời gian nào cho bản thân. Dần dần, bạn gần như không thể xác định mong muốn và nhu cầu của chính mình.

7. “Quá tải” với những lời nhờ giúp đỡ

Khi bạn luôn nhận lời, người khác sẽ có xu hướng nhờ vả trong mọi tình huống. Trong nhiều trường hợp, họ có thể tự hoàn thành nhưng thay vì vậy, họ lựa chọn nhờ sự trợ giúp từ bạn. Người sống vì người khác sẽ luôn “quá tải” với những lời nhờ vả, đề nghị.

Cuộc sống của bạn sẽ luôn bận rộn vì liên tục phải giúp đỡ người khác. Khi giúp đỡ quá nhiều, những người xung quanh sẽ xem đây là điều hiển nhiên. Như vậy, những lời nhờ vả sẽ ngày càng nhiều và quỹ thời gian của bạn sẽ dần bị hạn chế.

8. Đánh mất giá trị bản thân

Bản thân mỗi người là cá thể độc nhất với ngoại hình, tính cách và suy nghĩ hoàn toàn khác biệt. Dù không phải là một người xuất sắc, bạn vẫn sẽ luôn có giá trị riêng của mình. Tuy nhiên nếu lúc nào cũng phải chiều lòng người khác, bạn sẽ đánh mất chính mình và không hiểu được bản thân là ai, mong muốn gì và cần gì trong cuộc sống.

Giá trị của bạn sẽ dần bị lu mờ bởi việc luôn phải làm hài lòng những người xung quanh. Bạn gạt bỏ nhu cầu cá nhân chỉ vì không muốn mất lòng. Bạn sợ hãi bị người khác ghét bỏ nhưng lại bỏ qua cảm xúc không thoải mái của mình mà chấp nhận lời nhờ vả.

9. Không thực sự hạnh phúc khi giúp đỡ người khác

Bản chất của lòng tốt là cho đi và niềm hạnh phúc khi giúp đỡ người khác. Tuy nhiên, người sống vì người khác không thực sự cảm thấy vui vẻ vì điều này. Thay vào đó, những lời nhờ vả, yêu cầu đôi khi gây ra sự mệt mỏi nhưng vì nhiều nỗi sợ, một số người bỏ qua cảm xúc của mình mà nhận lời đồng ý.

đừng sống vì người khác nhiều quá
Lối sống vì người khác nhiều quá sẽ gây ra sự mệt mỏi cho chính bạn thay vì là sự hạnh phúc, vui vẻ

Sống vì người khác quá nhiều – Thiệt thòi lắm!

Sống vì người khác quá nhiều vượt quá giới hạn của sự tốt bụng và tử tế đơn thuần. Những người có lối sống này luôn làm hài lòng người khác mà bỏ qua nhu cầu thật sự của bản thân. Liên tục nhận được sự nhờ vả, hỗ trợ sẽ khiến cuộc sống của bạn trở nên bận rộn và ngột ngạt.

Khi được mọi người gọi là “người tốt”, một gánh nặng vô hình sẽ được đặt lên vai. Bạn sẽ gặp khó khăn trong việc nói lời từ chối và bị chi phối bởi nỗi sợ cô đơn, sợ người khác ghét bỏ, đánh giá,…

Giúp đỡ ai đó là hành động ý nghĩa. Thật hạnh phúc khi bạn có thể góp phần làm cho cuộc sống của người khác được tốt đẹp, dễ dàng hơn. Tuy nhiên, hơn bất điều gì, nhu cầu và cảm xúc của bản thân mới là điều quan trọng nhất.

đừng sống vì người khác nhiều quá
Sống vì người khác đồng nghĩa với việc bạn bỏ qua cảm xúc và nhu cầu thật sự của bản thân

Bạn chỉ nên giúp đỡ người khác khi bản thân thật sự muốn và không cảm thấy áp lực khi thực hiện. Phải đảm bảo rằng khi trao đi sự giúp đỡ, bạn cảm thấy hạnh phúc thật sự chứ không vì mục đích làm hài lòng bất cứ ai.

Người sống vì người khác quá nhiều dễ bị lợi dụng và thao túng. Nhiều người lợi dụng “lòng tốt” của người khác để thoái thác trách nhiệm và tìm mọi cách để nhận được sự giúp đỡ thay vì tự mình cố gắng. Ngoài ra, một số người lợi dụng tính cách thiếu quyết đoán, tự ti của bạn để thao túng tinh thần. Cảm xúc, suy nghĩ của bạn sẽ bị kiểm soát và chi phối mạnh mẽ bởi những thủ đoạn tinh vi.

Sống vì người khác là một lối sống đẹp, góp phần xây dựng xã hội văn minh và hạnh phúc. Dù vậy, bạn vẫn nên đặt lợi ích và mong muốn của mình lên hàng đầu. Chỉ nhận lời giúp đỡ người khác khi thật sự cần để tránh bị lợi dụng. Và hơn hết, việc giúp đỡ người khác phải mang lại cho bạn niềm vui và ý nghĩa.

Vậy nên sống cho bản thân hay sống vì người khác?

Câu trả lời là hãy cân bằng giữa việc sống cho bản thân và vì người khác, đây là yếu tố quan trọng để đạt được hạnh phúc và sự thỏa mãn. Không có một công thức chung nào áp dụng cho tất cả mọi người. Mỗi cá nhân cần tự đánh giá và tìm ra lối sống phù hợp nhất với hoàn cảnh và giá trị cá nhân.

Nhiều người cho rằng nên sống vì người khác ít thôi”, tuy nhiên vấn đề ở đây là “thế nào là đủ?”. Con người cần có sự tự chủ trong quyết định của mình, nhưng vẫn cần duy trì các mối quan hệ xã hội lành mạnh. Việc duy trì ổn định những điều này giúp tạo ra một cuộc sống căn bằng, thoải mái và hạnh phúc.

Tóm lại, sống cho bản thân và sống vì người khác đều có lợi ích riêng. Một lối sống lành mạnh nên có sự cân bằng giữa cả hai, để vừa chăm sóc bản thân, vừa có khả năng gắn kết và giúp đỡ gia đình, cộng đồng và xã hội.

Làm sao để đừng sống vì người khác quá nhiều, đánh mất bản thân?

Lối sống tử tế là điều mà nhiều người hướng đến. Tuy nhiên, đừng nhầm lẫn lòng tốt đơn thuần với lối sống vì người khác quá nhiều. Để không đánh mất chính mình, hãy điều chỉnh lại cách sống này thông qua những giải pháp sau:

1. Từ chối đúng lúc

Từ chối đúng lúc là điều mà bạn cần làm nếu muốn thay lối sống vì người khác quá nhiều. Bạn nên chọn lọc những lời đề nghị và yêu cầu giúp đỡ của người khác. Với những yêu cầu khiến bạn không cảm thấy thoải mái, hãy học cách nói “say no”.

đừng sống vì người khác nhiều quá
Học cách từ chối đúng lúc sẽ giúp bạn thay đổi lối sống và có cuộc sống hạnh phúc hơn

Từ chối một cách lịch sự, khéo léo không khiến ai đó ghét bỏ bạn. Nếu chỉ vì điều này mà họ chấm dứt mối quan hệ, chứng tỏ họ chỉ đang lợi dụng bạn mà thôi. Thứ duy nhất họ cần ở bạn là sự giúp đỡ vô điều kiện.

Mối quan hệ thật sự phải được xây dựng dựa trên tình cảm chân thành. Chỉ khi yêu quý nhau, mối quan hệ mới có thể duy trì lâu dài. Nếu được xây dựng dựa trên lợi ích, khi không thể đáp ứng nhu cầu của họ, mối quan hệ sẽ nhanh chóng tan vỡ.

2. Chỉ giúp đỡ khi thực sự muốn

Thay vì nhận lời giúp đỡ một cách dễ dàng, bạn chỉ nên chấp thuận yêu cầu của người khác khi thực sự thoải mái. Việc chọn lọc trước khi giúp đỡ có thể không giúp bạn trở thành “người tốt” trong mắt tất cả mọi người nhưng sẽ giúp bạn tránh được những cảm xúc tiêu cực và giữ được giá trị của bản thân.

Nhận lời giúp đỡ khi cần thiết cũng sẽ giúp bạn bảo vệ quyền lợi của mình và tránh bị lợi dụng. Ngoài ra, dừng việc cố làm hài lòng tất cả mọi người cũng sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái và có nhiều thời gian cho bản thân.

3. Đặt bản thân lên vị trí ưu tiên

Nhu cầu, mong muốn của bản thân nên được đặt ở vị trí ưu tiên. Có như vậy, bạn mới có thể tôn trọng cảm xúc của mình và không làm những việc mà bản thân không thoải mái. Thay vì cố làm hài lòng tất cả, hãy tự hỏi xem bản thân thật sự muốn gì, cần gì và có thoải mái khi giúp đỡ ai đó không.

4. Không ban phát sự giúp đỡ một cách miễn phí

Người sống vì người khác quá nhiều có xu hướng ban phát sự giúp đỡ một cách vô điều kiện. Lối sống này vừa khiến chính người đó mệt mỏi vừa tạo điều kiện cho những đối tượng xấu lợi dụng.

Đừng sống vì người khác quá nhiều - thiệt thòi lắm
Hãy giúp đỡ đúng người, đúng lúc để lòng tốt thể hiện đúng ý nghĩa vốn có

Để thay đổi lối sống, bạn nên dừng việc ban phát sự giúp đỡ một cách miễn phí. Hãy giúp đỡ đúng người, đúng lúc để lòng tốt giữ được ý nghĩa tốt đẹp vốn có.

5. Tìm kiếm sự hỗ trợ của chuyên gia tâm lý

Lối sống được hình thành từ trải nghiệm thực tế trong cuộc sống nên rất khó để thay đổi. Trong nhiều trường hợp, sống vì người khác quá nhiều là dấu hiệu của hội chứng người tốt và rối loạn nhân cách phụ thuộc. Ngoài ra, lối sống này cũng có thể là kết quả của những biến cố trong quá khứ (bị lạm dụng, bị bỏ rơi, gia đình ly tán từ khi còn nhỏ,…).

Nếu không thể tự mình vượt qua, bạn có thể tìm đến sự giúp đỡ của chuyên gia tâm lý. Chuyên gia sẽ giúp bạn thay đổi những suy nghĩ tiêu cực, từ đó đình hình lại hành vi và lối sống. Khi thay đổi hành vi, cảm xúc cũng sẽ có những chuyển biến tích cực.

Người có lối sống vì người khác quá nhiều sẽ được trang bị kỹ năng từ chối, kỹ năng xử lý tình huống, giải quyết mâu thuẫn,… để tránh căng thẳng. Những kỹ năng này không chỉ giúp bạn dễ dàng hơn trong cuộc sống mà còn tránh bị lợi dụng, thao túng tinh thần.

Sống vì người khác quá nhiều khiến bạn quên đi nhu cầu, mong muốn của chính mình và dần đánh mất giá trị của bản thân. Lối sống này còn khiến bạn kìm hãm sự phát triển của bản thân vì luôn cố gắng làm hài lòng người khác. Thay đổi cách suy nghĩ, trang bị kỹ năng từ chối, yêu thương bản thân,… sẽ giúp bạn thay đổi lối sống và có được cuộc sống tốt đẹp hơn.

Có thể bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *