Trẻ bị tự kỷ bẩm sinh: Cách nhận biết và can thiệp
Tự kỷ bẩm sinh là một hội chứng hiện vẫn chưa xác định được cụ thể nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng tìm ra được một số yếu tố có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ em, đặc biệt là các vấn đề sức khỏe của người mẹ trong quá trình mang thai.
Tự kỷ bẩm sinh là gì?
Tự kỷ còn có tên khoa học là Autism Spectrum Disorders được viết tắt thành ASD. Đây là một hội chứng rối loạn phát triển bẩm sinh hiện vẫn chưa biết được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh. Các triệu chứng của bệnh sẽ thường xuất hiện vào khoảng ba năm đầu đời và gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ. Đặc biệt là những vấn đề liên quan đến giao tiếp, hành vi, trí tuệ, kỹ năng xã hội và sự thích nghi của trẻ em.
Trẻ bị tự kỷ bẩm sinh nguyên nhân do đâu?
Hiện nay, nguyên nhân khiến trẻ bị tự kỷ bẩm sinh vẫn còn được tranh cãi khá nhiều và vẫn chưa có câu trả lời cụ thể. Thông qua các nghiên cứu khoa học cũng đã khẳng định rằng, căn bệnh này không liên quan đến cách nuôi dạy con của cha mẹ, đồng thời không có mối liên hệ giữa tự kỷ và các vắc xin Quai bị – Sởi – Rubella (MMR).
Các chuyên gia cũng đã đưa ra một số yếu tố có khả năng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh như:
1. Di truyền học và gen
Đột biến gen, đa gen polygenic và nhiều các gen khác có mối liên quan và đóng góp phần nhỏ trong việc gia tăng nguy cơ mắc bệnh tự kỷ bẩm sinh. Sau nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học đã thành công tìm tra một số gen có liên quan đến hội chứng này như Xơ cứng củ (Tuberous sclerosis) và Hội chứng nhiễm sắc thể X mỏng manh (Fragile X). Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa thể tìm ra các gen hoặc tổ hợp gen cụ thể dẫn đến tình trạng tự kỷ nhưng đây cũng được xem là một trong các yếu tố hàng đầu được tìm thấy trong nhiều nghiên cứu.
Theo thống kê cho biết, trong một cặp song sinh cùng trứng, nếu một đứa trẻ mắc phải bệnh tự kỷ bẩm sinh thì đứa trẻ còn lại cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với bình thường. Ngoài ra, trẻ được sinh ra trong một gia đình có anh chị em ruột bị hội chứng tự kỷ thì trẻ cũng sẽ có nguy cơ phát triển căn bệnh này cao gấp 35 lần so với các trẻ khác. Tuy nhiên, các chuyên gia luôn nhấn mạnh rằng, trẻ sẽ có nguy cơ cao ảnh hưởng từ yếu tố gen và di truyền nhưng không đồng nghĩa với việc chắc chắn trẻ sẽ mắc phải chứng rối loạn này.
2. Môi trường trước khi sinh
Trong thời kì mang thai, nếu người mẹ thường xuyên tiếp xúc và hít phải những chất ô nhiễm hoặc sinh sống gần với những môi trường độc hại như gần bãi rác, mùi đốt rác, khói thuốc lá,…sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe thai nhi.
Bên cạnh đó, một số yếu tố khác như mẹ bị mắc bệnh sởi, tiểu đường, gặp phải các biến chứng trong quá trình mang thai hoặc khi sinh con, tiền sử đã từng tiếp xúc với các chất độc hại, trẻ sinh ra thiếu cân nặng so với mức trung bình cũng góp phần làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tự kỷ bẩm sinh.
Tuy nhiên, các yếu tố môi trường chỉ góp phần nhỏ trong việc làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tự kỷ bẩm ở trẻ nhỏ chứ không phải là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh.
3. Một số tác động trong thai kỳ
3.1 Sử dụng thuốc trong thai kỳ
Nếu trong quá trình mang thai, mẹ bầu có sử dụng các loại thuốc như thuốc điều trị dạ dày, viêm khớp, thuốc an thần,…cũng sẽ có nguy cơ làm ảnh hưởng đến sự phát triển tự nhiên của thai nhi, đặc biệt là tình trạng bệnh tự kỷ bẩm sinh ở trẻ. Vì thế, trong thời kì mang thai, các mẹ cần cân nhắc kỹ lưỡng các vấn đề sử dụng thuốc, uống thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ để đảm an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
3.2 Mẹ mang thai ở độ tuổi cao
Các chuyên gia cho biết rằng, mẹ mang thai ở độ tuổi càng cao thì tỉ lệ mắc bệnh tự kỷ của con cũng càng nhiều. Thực tế, các bà mẹ sinh con ở tuổi 40 hoặc cao hơn sẽ làm gia tăng nguy cơ bị tự kỷ ở trẻ so với các bà mẹ ở tuổi 20. Do đó, trước khi mang thai phụ nữ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
3.3 Rối loạn tuyến giáp
Nếu trong quá trình mang thai hoặc trước đó mẹ có mắc bệnh tuyến giáp sẽ làm cho cơ thể thiếu hụt hormone tyroxin có khả năng làm thay đổi cấu tạo bên trong của não bộ của thai nhi, từ đó nguy cơ mắc bệnh tự kỷ cũng gia tăng.
3.4 Tiếp xúc hóa chất, thuốc trừ sâu, kim loại nặng
Nếu trong thời gian mang thai, người mẹ tiếp xúc nhiều với hóa chất, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, các kim loại nặng,…cũng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thai nhi và nhiều khả năng dẫn đến tình trạng rối loạn phát triển về sau của trẻ nhỏ. Vì thế, các mẹ bầu cần chú ý hạn chế tiếp xúc với các chất này trong lúc mang thai.
3.5 Căng thẳng, stress trong lúc mang thai
Quá trình mang thai khiến cho mẹ bầu phải chịu nhiều áp lực từ công việc, gia đình, sức khỏe, tài chính,…Nếu tình trạng này kéo dài khiến cho mẹ phải căng thẳng, stress cũng sẽ lầm ảnh hưởng đến trí não và tâm lý của thai nhi. Đây cũng là yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc phải chứng tự kỷ ở trẻ em.
Biểu hiện của trẻ bị tự kỷ bẩm sinh
Trẻ bị tự kỷ bẩm sinh rất đa dạng về các triệu chứng, chủ yếu là những vấn đề liên quan đến giao tiếp, ngôn ngữ, hành vi, tương tác xã hội, suy giảm trí tuệ, rối loạn sở thích, tính cách, kỹ năng xã hội. Tùy vào mức độ bệnh của mỗi đối tượng mà các triệu chứng sẽ biểu hiện khác nhau.
1. Biểu hiện của trẻ tự kỷ bẩm sinh trong ngôn ngữ và giao tiếp
Những trẻ mắc phải chứng tự kỷ bẩm sinh sẽ chậm phát triển về ngôn ngữ, trẻ chậm nói hoặc có những phát âm không rõ nghĩa. Trẻ sẽ bị thụ động về ngôn ngữ, hầu như trẻ không biết cách đặt câu hỏi cho người khác, chỉ thuận lại những lời nói đã từng nghe từ cha mẹ hoặc những người xung quanh. Ngoài ra, giọng nói của trẻ sẽ không có biểu dạt về cảm xúc, nói nhanh, nói ngọng hoặc nói rất to.
2. Biểu hiện trẻ bị tự kỷ bẩm sinh trong hành vi
Hội chứng tự kỷ sẽ làm cho người bệnh xuất hiện các biểu hiện bất thường về mặt hành vi. Những trẻ bị bệnh sẽ thích quay tròn người, nhảy lên cao, chạy vòng quanh, lắc lư. Ngoài ra, trẻ còn thực hiện công việc, hoạt động hàng ngày theo đúng một quy trình nhất định, cụ thể như ngồi đúng một vị trí riêng biệt, chỉ mặc duy nhất một bộ quần áo yêu thích,…
3. Biểu hiện của trẻ tự kỷ bẩm sinh trong tương tác xã hội
Trong quá trình tương tác với xã hội hầu như trẻ không quan tâm đến thái độ của những người xung quanh mà chỉ chú ý và thực hiện những gì mà mình mong muốn. Ngoài ra, trẻ bị tự kỷ cũng hạn chế trong việc giao tiếp, trẻ ít chia sẻ, sợ tiếp xúc với người lạ và chỉ kéo tay người khác chứ không dùng lời nói. Khi nói chuyện với người đối tượng, trẻ thường không giao tiếp bằng mắt, chỉ nhìn xung quanh hoặc những vật cố định nào đó.
4. Biểu hiện về trí tuệ của trẻ bị tự kỷ bẩm sinh
Thông thường bạn sẽ dễ nhận thấy trẻ bị tự kỷ bẩm sinh sẽ chậm phát triển hơn so với những trẻ cùng lứa tuổi. Tuy nhiên, một số trường hợp trẻ lại có những khả năng đặc biệt như trí nhớ tuyệt vời để ghi nhớ những sự việc, đồ vật, tính toán giỏi. Albert Einstein, Isaac Newton, Michelangelo,…là những thiên tài “siêu trí nhớ” mắc bệnh tự kỷ nổi tiếng trên toàn thế giới. Tuy nhiên, những trẻ này thường chỉ vượt trội về một vấn đề, chuyên môn nhất định và gặp khó khăn trong các công việc xã hội khác.
5. Rối loạn sở thích, tính cách đối với trẻ tự kỷ bẩm sinh
Các triệu chứng tự kỷ bẩm sinh ở trẻ còn biểu hiện rõ nét qua tính cách, sở thích cá nhân. Trẻ thường rất tăng động, dễ kích động và phản ứng nguy hiểm khi không vừa ý về một việc gì đó. Ngoài ra, trẻ còn có những sở thích rất khác lạ như thích ngồi một mình và ngắm nhìn tay chân, đồ vật hoặc xem đi xem lại một chương trình, quảng cáo trong nhiều giờ liền.
Cách khắc phục tình trạng tự kỷ bẩm sinh ở trẻ em
Tự kỷ bẩm sinh ở trẻ em có thể gây ra nhiều cản trở đối với sức khỏe và sự phát triển tự nhiên của trẻ. Vì thế các mẹ nên chú ý tránh những tác động chủ quan và khách quan gây ảnh hưởng đến thai nhi trong quá trình mang thai. Mẹ bầu nên chủ động tìm hiểu hoặc tư vấn kiến thức từ các chuyên gia để xây dựng cách chăm sóc sức khỏe mẹ và thai nhi hiệu quả. Bên cạnh đó, phụ nữ trong quá trình mang thai cũng cần giữ tinh thần thoải mái, tích cực, hạn chế các áp lực, căng thẳng.
Các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến thăm khám và kiểm tra tại các cơ sở y tế chuyên khoa khi nhận thấy trẻ 12 tháng tuổi vẫn không biết nói bập bè hoặc giao tiếp, các cử chỉ khi giao tiếp không giống với các trẻ bình thường. Ngoài ra, khi trẻ 16 tháng nhưng vẫn chưa thể nói được các từ đơn, khi bước sang tuổi thứ 2 nhưng nói vẫn chưa rõ từ. Trẻ không có kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xã hội kém so với các bé cùng lứa tuổi.
Hiện nay vẫn chưa có phương pháp để điều trị chứng tự kỷ bẩm sinh bị ở trẻ em, thông thường các triệu chứng rối loạn sẽ tồn tại và kéo dài cho đến hết cuộc đời. Tuy nhiên, sau khi chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh của trẻ, các bác sĩ sẽ khuyến khích cha mẹ đưa trẻ đến cải thiện tại các trung tâm giáo dục đặc biệt. Phương pháp can thiệp này sẽ giúp trẻ dần hòa nhập hơn với cộng động và phát triển theo hướng tích cực hơn.
Một số phương pháp thường được áp dụng trong việc cải thiện chứng tự kỷ bẩm sinh như:
- Âm ngữ trị liệu
- Phân tích và can thiệp hành vi
- Liệu pháp tích hợp giác quan
- Hướng dẫn kỹ năng xã hội
Bên cạnh đó, cha mẹ và các người thân trong gia đình cũng cần tìm hiểu kỹ thông tin về hội chứng này để biết được cách hỗ trợ và chăm sóc trẻ tự kỷ tốt nhất. Các bậc phụ huynh có thể nhờ sự tư vấn của bác sĩ điều trị để biết thêm về căn bệnh này, đồng thời, các chuyên gia sẽ hướng dẫn một số cách chăm sóc và hỗ trợ trẻ để quá trình cải thiện được diễn ra thuận lợi hơn.
Thông tin của bài viết trên đây đã giúp cho bạn đọc hiểu hơn về hội chứng tự kỷ bẩm sinh ở trẻ em. Hiện nay tuy vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm chứng rối loạn này nhưng các biện pháp can thiệp, giáo dục trẻ cũng góp phần cải thiện được các triệu chứng bệnh, giúp trẻ dần hòa nhập hơn với cộng động và phát triển cấc kỹ năng xã hội.
Có thể bạn quan tâm
- Cách chăm sóc và dạy trẻ tự kỷ tại nhà cha mẹ nên lưu ý
- Hội chứng Asperger: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
- Tự kỷ có nguy hiểm không? Có chữa khỏi được không?
- Các dạng rối loạn phổ tự kỷ thường gặp
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!