Hội chứng sợ chú hề (Coulrophobia): Mẹo giúp bạn vượt qua
Sợ hãi quá mức về những chú hề chính là biểu hiện đặc trưng của hội chứng sợ chú hề hay còn được gọi với tên khoa học là Coulrophobia. Đây là một trong các dạng rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi cụ thể gây ra nỗi sợ hãi kinh hoàng kéo dài dai dẳng về tất cả những gì có liên quan đến chú hề.
Thế nào là hội chứng sợ chú hề (Coulrophobia)?
Chú hề là một nhân vật nổi tiếng đã xuất hiện từ rất lâu và thường được nhớ đến như những người mang đến niềm vui, tiếng cười bằng các cách pha trò hài hước, dí dởm. Tuy nhiên, một số người lại có nỗi sợ vô cùng to lớn đối với chú hề, họ cảm thấy sợ hãi, căng thẳng, ghê tởm các chú hề một cách quá mức hay còn gọi là hội chứng sợ chú hề (tên khoa học là Coulrophobia).
Những người mắc phải hội chứng này thường tồn tại một nỗi sợ hãi thái quá, không phù hợp với thực tế về những gì có liên quan đến chú hề. Không chỉ việc gặp gỡ, tiếp xúc mà đôi khi chỉ cần suy nghĩ, liên tưởng hoặc nghe ai đó nhắc đến các vấn đề liên quan đến chú hề cũng khiến họ cảm thấy kinh sợ, lo lắng và hoảng hốt.
Đối với những người Coulrophobia ở thể nhẹ thì họ có thể tồn tại các cảm giác bất an, lo lắng về việc sẽ đối mặt với yếu tố gây sợ hãi. Đặc biệt hơn, nếu hội chứng sợ chú hề khởi phát ở mức độ nghiêm trọng thì người bệnh có thể phải liên tục đối diện với các cảm xúc cực đoan, mất kiểm soát hoặc thậm chí là ngất xỉu khi gặp chú hề.
Mặc dù hiện nay, hội chứng sợ chú hề vẫn chưa được công nhận cụ thể trong các văn bản hướng dẫn về sức khỏe tâm thần như DSM của Hiệp hội Tâm thần Mỹ, ICD của Tổ chức Y tế Thế giới WHO nhưng nó vẫn được sử dụng như một thuật ngữ thông dụng và nhiều người còn xem đây là một dạng của rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi. Đặc biệt hơn, trong những thập kỷ gần đây, Coulrophobia lại được phát triển rộng rãi tại các nước Châu Âu và có sự ảnh hưởng to lớn đối với trẻ em, nhất là trẻ từ 4 đến 16 tuổi.
Dấu hiệu nhận biết hội chứng sợ chú hề
Trong thực tế thì mỗi chúng ta đều tồn tại ít nhất một nỗi sợ hãi về một vấn đề nào đó xoay quanh cuộc sống. Có những người sợ động vật, sợ bóng tối, sợ ma quỷ, sợ chết và cũng có người sợ chú hề.
Tuy nhiên, khác hẳn với nỗi sợ hãi thông thường, Coulrophobia khiến người bệnh tồn tại một nỗi lo sợ quá mức, phi lý, không tương xứng và kéo dài dai dẳng tối thiểu 6 tháng về tất cả những thứ có liên quan đến chú hề. Nỗi sợ này gây nên nhiều cản trở, ảnh hưởng to lớn đối với sức khỏe, đời sống của bệnh nhân và có nguy cơ làm phát triển các rối loạn tâm thần nguy hiểm hơn.
Vì thế, mỗi chúng ta cần có sự hiểu biết nhất định về các hội chứng sợ hãi cụ thể, đồng thời biết rõ những triệu chứng đặc trưng của nó để có thể phát hiện, can thiệp trong giai đoạn sớm. Về hội chứng sợ chú hề, bạn có thể quan sát và nhận biết thông qua các biểu hiện như:
- Thường trực nỗi sợ kéo dài về những thứ có liên quan đến chú hề. Ví dụ như các hình ảnh về chú hề, các cuộc trò chuyện về chú hề, công viên, rạp xiếc hoặc thậm chí chỉ cần suy nghĩ đến chú hề cũng khiến họ cảm thấy lo sợ, căng thẳng tột độ.
- Luôn có xu hướng tránh né các hoạt động, sự kiện, địa điểm có nguy cơ bắt gặp chú hề. Chẳng hạn như rạp xiếc, công viên, rạp chiếu phim, các khu vui chơi, tiệc sinh nhật, ngày lễ hóa trang,…
- Có sự ám ảnh về việc chú hề sẽ gây ra những nguy hiểm cho con người, cho rằng chú hề là kẻ độc ác, xấu xa.
- Một số trường hợp có thể nhận biết được sự vô lý trong nỗi sợ của bản thân nhưng họ không thể kiểm soát và làm thuyên giảm chúng.
- Các cảm xúc căng thẳng, lo lắng kéo dài có thể khiến cho bệnh nhân bị mất ngủ, hay mơ gặp ác mộng, sức khỏe thể chất suy giảm, không tập trung, chú ý tốt.
Đặc biệt hơn các triệu chứng lo sợ, hoảng loạn của người Coulrophobia còn trở nên nghiêm trọng hơn khi họ phải đối mặt với chính nỗi sợ hãi của bản thân, cụ thể là các yếu tố có liên quan đến chú hề. Cụ thể như:
- Run rẩy, đổ mồ hôi toàn thân
- Tay chân bủn rủn
- Khô miệng, nói lắp bắp hoặc nói không thành tiếng
- Tim đập nhanh, thở gấp, khó thở
- Căng cơ
- Chóng mặt, choáng váng, ngất xỉu
- Đau tức vùng thượng vị, đau dạ dày
- Buồn nôn, nôn
- Tăng huyết áp
- Bỏ chạy
- Mất kiểm soát về hành vi
- Đối với trẻ em có thể khóc lóc, la hét, bám víu ba mẹ.
Các biểu hiện sợ hãi của người mắc hội chứng sợ chú hề có thể khác nhau tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Bên cạnh đó, sự lo lắng, căng thẳng của bệnh nhân không phải lúc nào cũng tồn tại, một số trường hợp vẫn có thể duy trì được đời sống sinh hoạt bình thường nếu không có sự xuất hiện của yếu tố gây sợ.
Nguyên nhân gây ra hội chứng Coulrophobia
Về nguyên nhân gây ra hội chứng sợ chú hề thì hiện nay vẫn chưa được xác định một cách cụ thể và chính xác. Tuy nhiên, tương tự như các ám ảnh sợ hãi khác, hội chứng Coulrophobia vẫn được tìm hiểu và đưa ra rất nhiều các giả thuyết về yếu tố liên quan có thể làm khởi phát nỗi sợ kinh hoàng này.
Theo nghiên cứu nhận thấy rằng, hội chứng sợ chú hề thường có khả năng hình thành do các trải nghiệm tiêu cực về chú hề diễn ra trong quá khứ và sự ảnh hưởng từ môi trường, thông tin đại chúng. Cụ thể, các chuyên gia cũng đã chia sẻ về một số nguyên nhân phổ biến như:
- Trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ: Những tổn thương, ám ảnh tâm lý về chú hề đã từng diễn ra trong quá khứ, đặc biệt là thuở bé chính là nguyên nhân phổ biến nhất khiến nhiều người hình thành hội chứng Coulrophobia. Nếu lúc nhỏ bạn đã từng bị hù dọa bởi chú hề, bị bắt cóc bởi một người hóa trang chú hề, xem các phim ảnh kinh dị về chú hề thì nhiều khả năng bạn sẽ có tiềm thức về sự nguy hiểm của chú hề và dần hình thành nên nỗi sợ phi lý.
- Ảnh hưởng từ truyền thông: Với thời hiện đại, có quá nhiều thông tin tiêu cực về chú hề, các vụ giết hại với gương mặt chú hề ma quái hoặc những bộ phim kinh dị nói về chú hề khiến cho nhiều người có cái nhìn tiêu cực về nhân vật này.
- Do hiệu ứng hóa trang: Trong thực tế thì không phải chú hề nào cũng có gương mặt thân thiện và hóa trang theo phong cách dễ thương, gần gũi. Có những chú hề lạm dụng hiệu ứng hóa trang một cách “lố lăng” với những đường nét kém thu hút trên gương mặt khiến cho nhiều người cảm thấy sợ hãi, ám ảnh.
- Yếu tố gia đình: Mặc dù chưa thể xác định về việc Coulrophobia có di truyền hay không nhưng theo tìm hiểu nhận thấy rằng, nỗi sợ có thể “lây truyền” nếu bạn thường xuyên sinh sống, trò chuyện cùng với những người mắc hội chứng sợ chú hề. Đặc biệt là trẻ em sẽ dễ học hỏi và bị ảnh hưởng bởi các cảm xúc, nỗi sợ, phản ứng của người lớn. Nếu trong gia đình có người thân bị Coulrophobia thì khả năng khởi phát ở các thành viên khác cũng sẽ cao hơn so với mức bình thường.
Theo đó, các chuyên gia cũng cho biết thêm, hội chứng sợ chú hề thường có nhiều khả năng khởi phát ở trẻ nhỏ, đặc biệt là các bé gái. Sự nhạy cảm về mặt tâm lý chính là yếu tố nguy cơ có thể khiến cho Coulrophobia trở nên phổ biến và gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với người bệnh.
Hội chứng sợ chú hề có ảnh hưởng như thế nào?
Nhìn chung thì hội chứng sợ chú hề không có mức độ nguy hiểm quá cao và một số trường hợp mắc bệnh ở thể nhẹ vẫn có thể duy trì được đời sống ổn định. Cũng bởi, chú hề không quá phổ biến trong cuộc sống của chúng ta, chỉ ở những sự kiện, lễ hội hoặc một số địa điểm nào đó mới có sự xuất hiện của các chú hề.
Cũng chính vì thế, những người mắc phải hội chứng Coulrophobia sẽ ít khi phải đối mặt với yếu tố gây sợ và họ cũng sẽ giảm bớt những nỗi lo lắng, trăn trở về tâm lý. Phần lớn người bệnh sẽ bị hạn chế các trải nghiệm về việc tham gia vào các lễ hội hóa trang, xem những bộ phim về chú hề hoặc đến rạp xiếc, các buổi tiệc vui nhộn có sự góp mặt của chú hề, tuy nhiên điều này không quá ảnh hưởng đến cuộc sống của họ.
Mặc dù thế, việc duy trì nỗi sợ kéo dài dai dẳng về chú hề cũng có thể gây nên những ảnh hưởng về sức khỏe của bệnh nhân. Do các cảm xúc lo sợ, bất an có thể khiến họ rơi vào trạng thái mất ngủ, tách biệt với cuộc sống hoặc thậm chí trở nên rối loạn về hành vi, suy nghĩ.
Trong thực tế đã có không ít các trường hợp Coulrophobia phải đối mặt với những vấn đề sức khỏe như suy nhược cơ thể, giảm sức đề kháng, giảm sự tập trung, rối loạn tiêu hóa hoặc thậm chí là các rối loạn tâm thần như trầm cảm, rối loạn lo âu, stress mãn tính,…Một số người khi nhận biết được sự phi lý trong nỗi sợ của bản thân còn hình thành tâm lý mặc cảm, tự cô lập chính mình vì sự người khác cười chê, chế giễu.
Theo đánh giá của các chuyên gia thì những ảnh hưởng của hội chứng sợ chú hề sẽ trở nên nghiêm trọng hơn đối với trẻ nhỏ, bởi đây là đối tượng có khả năng tiếp xúc với chú hề nhiều hơn. Đồng thời, trẻ em vẫn chưa có đủ các kỹ năng, nhận thức để kiểm soát cảm xúc của bản thân, ngay cả khi suy nghĩ, nhìn thấy các hình ảnh liên quan đến chú hề cũng khiến cho trẻ cảm thấy hoảng sợ, ám ảnh kinh hoàng.
Làm sao để vượt qua nỗi sợ chú hề
Theo nhận định của các chuyên gia tâm lý thì hội chứng sợ chú hề không thể tự biến mất mà cần có sự hỗ trợ can thiệp hiệu quả. Tuy nhiên, cho đến hiện nay vẫn chưa có bất kỳ phương pháp điều trị nào có thể chắc chắn về hiệu quả đối với tình trạng Coulrophobia.
Mặc dù thế, việc kết hợp các biện pháp tâm lý, sử dụng thuốc, can thiệp tại nhà cũng được đánh giá tích cực trong quá trình kiểm soát nỗi sợ, hỗ trợ làm thuyên giảm và xoa dịu các cảm xúc, hành vi chưa phù hợp của người bệnh. Chính vì thế, sau quá trình thăm khám và chẩn đoán cụ thể thì bác sĩ chuyên khoa sẽ cân nhắc để lựa chọn biện pháp can thiệp phù hợp giúp bệnh nhân dần vượt qua được nỗi sợ của bản thân về chú hề, từ đó xây dựng đời sống lành mạnh, tích cực hơn.
Một số biện pháp thường được khuyến khích áp dụng cho người mắc hội chứng sợ chú hề như:
1. Trị liệu tâm lý
Trị liệu tâm lý hiện đang là một trong các phương pháp mang đến nhiều hiệu quả và được áp dụng rất phổ biến trong quá trình cải thiện sức khỏe cho các trường hợp mắc bệnh tâm lý, tâm thần, trong đó có hội chứng Coulrophobia. Phương pháp này sử dụng ngôn ngữ giao tiếp là công cụ chính để có thể tương tác, khai thác sâu vào tiềm thức của con người, từ đó giúp họ nhìn nhận ra vấn đề của bản thân, đồng thời thay đổi và điều chỉnh theo hướng tích cực, lành mạnh hơn.
Đối với các trường hợp Coulrophobia khác nhau, chuyên gia tâm lý sẽ cân nhắc để đưa ra những liệu pháp can thiệp khác nhau nhằm giúp bệnh nhân đáp ứng tốt, cải thiện tình trạng sức khỏe hiệu quả và an toàn. Liệu pháp nhận thức và hành vi, liệu pháp tiếp xúc và liệu pháp thôi miên chính là lựa chọn phù hợp đối với các tình trạng mắc hội chứng sợ chú hề.
Bệnh nhân có thể được áp dụng riêng lẻ hoặc kết hợp nhiều liệu pháp khác nhau để mang đến hiệu quả tích cực nhất, giúp loại bỏ tốt các nỗi sợ vô lý, ám ảnh về chú hề. Cụ thể về các liệu pháp như sau:
- Liệu pháp tiếp xúc: Người bệnh sẽ được hỗ trợ tiếp xúc với các yếu tố gây sợ hãi, ví dụ như hình ảnh về chú hề, các câu chuyện liên quan đến chú hề, phim ảnh hoặc thậm chí là người thật hóa trang thành chú hề,…Tuy nhiên, quá trình tiếp xúc sẽ đảm bảo được sự an toàn tuyệt đối với sự theo dõi và hướng dẫn của chuyên gia tâm lý. Bệnh nhân sẽ được trang bị các kỹ năng thư giãn, đối mặt với căng thẳng, chống lại nỗi sợ của bản thân để từng bước khống chế, vượt qua sự sợ hãi của chính mình.
- Liệu pháp nhận thức và hành vi (CBT): Liệu pháp này được sử dụng khá phổ biến trong hầu hết các trường hợp mắc bệnh rối loạn tâm thần, ám ảnh sợ hãi. Chuyên gia tâm lý sẽ giúp cho bệnh nhân nhận thức và hiểu rõ hơn về vấn đề của bản thân, các nỗi sợ phi lý của chính mình và giúp họ tìm ra giải pháp để khắc phục, điều chỉnh nhận thức, suy nghĩ, hành vi theo chiều hướng đúng đắn hơn.
- Liệu pháp thôi miên, thư giãn: Đối với người Coulrophobia thì cần hỗ trợ trang bị các liệu pháp thư giãn, giúp cân bằng tiềm thức, cảm xúc để ngăn chặn các tác hại nghiêm trọng đối với sức khỏe, đời sống.
- Liệu pháp cá nhân, nhóm: Một số trường hợp có thể được chỉ định áp dụng liệu pháp cá nhân hoặc liệu pháp nhóm để giúp người bệnh dần kiểm soát, điều chỉnh cảm xúc phù hợp. Đồng thời, việc gặp gỡ và tiếp xúc với những người có cùng nỗi sợ cũng giúp cho bệnh nhân dễ dàng chia sẻ và học hỏi được những kinh nghiệm thực tế.
Để quá trình can thiệp đạt được nhiều hiệu quả thì người bệnh cũng cần chú ý đến việc lựa chọn các cơ sở, địa điểm chuyên khoa uy tín, chất lượng. Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam hiện đang là một trong các lựa chọn phù hợp nhận được nhiều sự quan tâm và đánh giá tích cực của giới chuyên môn cùng khách hàng đã từng trị liệu.
Trong nhiều năm hình thành và phát triển, NHC hiện đang sở hữu 4 cơ sở tại TPHCM và Hà Nội với cơ sở vật chất hiện đại nhằm phục vụ tốt nhất cho nhu cầu trị liệu của khách hàng trên toàn cả nước. Đội ngũ chuyên gia, các Master Coach của trung tâm cũng là những người có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản và luôn nhiệt huyết trong quá trình mang đến sự hạnh phúc, vui vẻ đối với từng đối tượng khách hàng khác nhau.
2. Sử dụng thuốc
Hội chứng sợ chú hề hiện vẫn chưa được công nhận và chưa có bất kỳ loại thuốc hỗ trợ điều trị dứt điểm nào. Tuy nhiên, đối với các tình trạng bệnh nghiêm trọng hoặc bệnh nhân có kèm thêm các triệu chứng nguy hiểm của trầm cảm, stress, rối loạn lo âu, rối loạn hoảng sợ thì cũng sẽ được cân nhắc để sử dụng thêm một vài loại thuốc can thiệp phù hợp.
Một số loại thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc điều hòa cảm xúc, thuốc chẹn beta có thể được chỉ định sử dụng với liều lượng thích hợp cho từng bệnh nhân. Tuy nhiên, hầu hết các loại thuốc này đều có khả năng gây ra một số tác dụng phụ ngoài ý muốn như khô miệng, chóng mặt, đau đầu, mất ngủ, buồn nôn,…nên cần phải cẩn trọng trong quá trình dùng thuốc.
Thuốc có tác dụng hỗ trợ kiểm soát và làm thuyên giảm các cảm xúc tiêu cực, giúp bệnh nhân Coulrophobia ngăn chặn các nỗi sợ cùng những triệu chứng, hành vi tiêu cực. Đồng thời, việc sử dụng thuốc còn có tác dụng tốt nếu được kết hợp cùng với trị liệu tâm lý, giúp gia tăng hiệu quả của quá trình điều trị.
3. Hỗ trợ cải thiện tại nhà
Để kiểm soát nỗi sợ kinh hoàng về chú hề thì người bệnh cần phải kiên trì và nhẫn nại áp dụng các liệu pháp hỗ trợ trong một thời gian nhất định. Bên cạnh đó, các thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng có sự ảnh hưởng lớn đến tâm lý, suy nghĩ và hành vi của con người nên cần được xây dựng, duy trì theo chiều hướng lành mạnh, tích cực.
Do đó, những người đang mắc hội chứng sợ chú hề cũng cần lưu ý một số điều sau đây:
- Cải thiện chất lượng giấc ngủ, đảm bảo ngủ đủ từ 7 đến 8 tiếng và tránh việc thức khuya. Tốt nhất người bệnh nên rèn luyện thói quen thức và ngủ cùng một khung giờ để duy trì đồng hồ sinh học của cơ thể, giúp sức khỏe được ổn định hơn.
- Chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Tăng cường bổ sung đầy đủ các thực phẩm có lợi cho sức khỏe cũng là một trong các cách an toàn để loại bỏ căng thẳng, lo lắng.
- Tăng cường tập luyện thể dục hoặc vận động nhẹ nhàng để giúp cho sức đề kháng được tăng cao, giảm căng thẳng, mệt mỏi. Yoga và thiền định cũng được xem là hai bộ môn có tác dụng thư giãn, giải tỏa cảm xúc tiêu cực mà người bệnh Coulrophobia nên áp dụng.
- Cởi mở chia sẻ về nỗi sợ của bản thân với những người xung quanh. Điều này sẽ giúp bạn giảm bớt sự căng thẳng, đồng thời nhận được sự chia sẻ, đồng cảm, hỗ trợ từ những người thân bên cạnh.
- Hạn chế việc tiếp xúc với các thông tin tiêu cực về chú hề. Ngược lại hãy cập nhật các tin tức tích cực về những chú hề để có cái nhìn khách quan, lành mạnh hơn về nhân vật này.
- Tham gia vào các hội nhóm của những người cùng mắc hội chứng ám ảnh sợ hãi để dễ dàng chia sẻ hơn.
Hội chứng sợ chú hề tuy không quá nguy hiểm đối với người bệnh nhưng vẫn cần được hỗ trợ can thiệp và điều trị trong giai đoạn sớm để tránh được các tác động tiêu cực. Mong rằng qua những chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp cho bạn đọc hiểu thêm về Coulrophobia, từ đó biện pháp khắc phục hiệu quả và an toàn.
Có thể bạn quan tâm
- Hội chứng sợ gà (Alektorophobia): Nỗi sợ phi lý về loài gà
- Hội chứng sợ chuột (Musophobia): Dấu hiệu và Cách vượt qua
- Hội chứng sợ búp bê (Pediophobia) gây ra không ít phiền toái
- Hội chứng sợ ma (Phasmophobia): Dấu hiệu và Cách vượt qua
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!