Hội chứng sợ bệnh viện (Nosocomephobia): Cách vượt qua
Với những người mắc hội chứng sợ bệnh viện Nosocomephobia, cụm từ “bệnh viện” gây cho họ ám ảnh kinh hoàng và căng thẳng khủng khiếp.
Hội chứng sợ bệnh viện là gì?
Hội chứng sợ bệnh viện (Nosocomephobia) là một dạng rối loạn lo âu không quá hiếm gặp. Người bệnh cảm thấy ám ảnh, sợ hãi kinh hoàng khi nghĩ đến bệnh viện, hoặc buộc phải đến bệnh viện thăm khám.
Cụm từ Nosocomephobia bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp νοσοκομεῖον (nosokomeion) là “bệnh viện” và φόβος (phobos) nghĩa là “sợ hãi”.
Với người mắc Nosocomephobia, họ luôn lo lắng thái quá, và có nỗi sợ hãi hoang đường. Điều này ngăn họ đến bệnh viện để khám bệnh, thăm người thân, hoặc khi có nhu cần cần thiết.
Những người mắc hội chứng sợ bệnh viện có thể kèm theo những hội chứng dưới đây:
- Hemophobia: Hội chứng sợ máu
- Trypanophobia: Hội chứng sợ kim tiêm
- Nosophobia: Hội chứng bệnh tật, thường là một căn bệnh cụ thể ví dụ như ung thư hoặc tiểu đường
- Mysophobia: Hội chứng sợ vi trùng, vi khuẩn và nhiễm trùng
- Thanatophobia: Hội chứng sợ chết
- Tomophobia: Hội chứng sợ phẫu thuật
- Latrophobia: Hội chứng sợ bác sĩ
- Claustrophobia: Hội chứng sợ không gian hẹp khiến người bệnh không thể chụp CT, hoặc các xét nghiệm yêu cầu ở trong phòng kín, phòng trống
Hội chứng sợ bệnh viện ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng người bệnh. Sợ hãi đến bệnh viện có thể khiến nhiều bệnh nguy hiểm không được phát hiện, điều trị kịp thời.
Xem thêm: Biến chứng của rối loạn lo âu đến sức khỏe người bệnh
Nguyên nhân gây hội chứng sợ bệnh viện
Có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc hội chứng sợ bênh viện ở người. Thông thường, các trường hợp xuất phát từ yếu tố sinh học, tổn thương tâm lý và những ám ảnh trong quá khứ, hoăc từ các kích thích môi trường.
Dưới đây là một số nguyên nhân co thể góp phần kích phát hội chứng sợ bệnh viện.
1. Gen di truyền
Nếu thành viên trực hệ như cha mẹ, hoặc anh chị em ruột mắc hội chứng nosocomephobia, hoặc một số hội chứng ám ảnh sợ hãi khác có liên quan đến bệnh viện, thì bạn có khả năng cao mắc hội chứng này.
Cơ chế di truyền là một cơ chế phức tạp, thế nên các nhà khoa học cũng chưa hiểu rõ nỗi sợ này di truyền ra sao, và bị gen nào ảnh hưởng.
2. Tiền sử rối loạn tâm thần
Những người có tiền sử stress, trầm cảm, rối loạn cảm xúc, hoang tưởng, hay mắc các chứng rối loạn tâm thần cũng có nguy cơ cao mắc hội chứng sợ bệnh viện.
3. Chấn thương tâm lý trong quá khứ
Những người gặp chấn thương tâm lý liên quan đến bệnh viện như:
- điều trị tại bệnh viên do tai nạn thảm khố
- trải qua những cuộc phẫu thuật khó khăn
- chứng kiến người thân qua đời
- bị tấn công, bạo hành, lạm dụng tình dục, hay trải qua những sự kiện khủng khiếp tại bệnh viện.
Những chấn thương tâm lý này khiến người bệnh có hành động kháng cự, lo lắng, sợ hãi khi bị người khác chạm vào cơ thể. Họ cũng sợ đối diện với khung cảnh gây ám ảnh trong quá khứ.
4. Nỗi sợ nhiễm trùng
Ám ảnh về vi khuẩn và vi trùng khiến mọi người sợ hãi bệnh viện. Nỗi sợ này đặc biệt nghiêm trọng trong quá trình Covid-19 hoành hành.
Nguyên nhân là do bệnh viện có nguy cơ lây nhiễm cao, và có nhiều người đã chết. Người dân được cảnh báo là không đến bệnh viện nếu không thật sự cần. Chính điều này khiến “bệnh viện” trở thành một cụm từ gây ám ảnh.
5. Yếu tố môi trường
Những người tiếp xúc lâu dài với người mắc hội chứng sợ bệnh viện, hoặc thường nghe những câu chuyện đáng sợ về bệnh tật và chết chóc khi ở bệnh viện, có thể hình thành tâm lý lo âu và hoảng sợ khi lớn lên.
Họ có cái nhìn tiêu cực về bệnh viện, không tin tưởng vào bác sĩ và các biện pháp y tế. Họ gắn hình ảnh bệnh viện với những căn bệnh nghiêm trọng, hiểm nghèo, ảnh hưởng đến tính mạng.
Biểu hiện của hội chứng sợ bệnh viện
Hội chứng sợ bệnh viện xuất hiện ở mọi độ tuổi và giới tính. Những biểu hiện đầu tiên đa phần xuất hiện từ rất sớm trong thời thơ ấu và thanh thiếu niên. Triệu chứng bệnh thể hiện cả trong tâm lý và sinh lý.
Dưới đây là một số triệu chứng sinh lý và tâm lý điển hình của hội chứng sợ bệnh viện:
1. Triệu chứng sinh lý
- Khó thở, thở nhanh, thở gấp, nhịp thở không đều, tim đập nhanh
- Đổ mồ hôi nhiều, tay chân run rẩy, ớn lạnh
- Chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, miệng khô
- Các cơ trong cơ thể căng lên, tiến vào trạng thái sợ hãi và căng thẳng.
- Huyết áp tăng
- Đau thắt phần ngực,
- Mặt trở nên đỏ hoặc trắng bệch
- Có cám giác khó chịu, tê ngứa râm ran trong cơ thể
- Đỏ hoặc nhợt nhạt bất thường, đặc biệt là ở mặt.
- Có biểu hiện chán ăn, bỏ ăn, mất ngủ, ngủ không ngon giấc
- Bồn chồn, lo sợ khi nghĩ đến việc phải đến bệnh viện
2. Triệu chứng tâm lý
- Luôn có cảm giác sợ hãi, lo âu, ăn không ngon ngủ không yên khi đề cập đến bệnh viện
- Có hành vi né tránh, luôn tìm mọi cách để không bị buộc đến bệnh viện
- Rơi vào trạng thái hoảng loạn, đau khổ, mất kiểm soát tinh thần và cảm xúc
- Mơ thấy ác mộng khi đến bệnh viện, hoặc tưởng tượng đến việc phải đến bệnh viện
- Cảm thấy bản thân không an toàn, không thể đi đừng và cư xử bình thường khi ở bệnh viện
- Đa phần người bệnh cần đi cùng người thân, hoặc người họ tin tưởng để giảm bớt những cảm xúc tiêu cực.
- Có cảm giác bản thân sắp chết.
Chẩn đoán hội chứng sợ bệnh viện
Việc chẩn đoán hội chứng này cần được thực hiện bởi những bác sĩ chuyên ngành và có bằng cấp.
Bác sĩ sẽ dựa trên biểu hiện lâm sàng, tiền sử gia đình, những sự kiện trong quá khứ, và loại trừ một số yếu tố khác để đưa đến chẩn đoán cuối cùng.
Một số tiêu chí dùng để chẩn đoán bao gồm:
- Nỗi sợ gây ra cảm giác lo lắng, căng thẳng và đau khổ tột cùng
- Triệu chứng xảy ra liên tục khi người bệnh ở gần, hoặc khi nghĩ đến bệnh viện
- Triệu chứng kéo dài ít nhất 6 tháng và không có dấu hiệu thuyên giảm
- Nỗi sợ hãi là phi lý, không tương xứng
- Tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống
- Người bệnh từ chối mọi yêu cầu trợ giúp y tế
Dù những triệu chứng sợ bệnh viện là nặng hay nhẹ, người bệnh cũng cần được điều trị tâm lý để loại bỏ nỗi sợ phi lý này.
Cách vượt qua hội chứng sợ bệnh viện
Hiện nay, liệu pháp tư vấn tâm lý kết hợp với sử dụng thuốc hỗ trợ là biện pháp được sử dụng phổ biến trong điều trị chứng nosocomephobia.
Hãy khuyến khích người bệnh đến gặp bác sĩ, hoặc lựa chọn trung tâm tư vấn tâm lý uy tín, có đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm để được hướng dẫn điều trị và cải thiện một cách tốt nhất.
1. Điều trị bằng thuốc
Người bệnh sẽ những tình huống buộc buộc phải đến bệnh viện. Do đó việc sử dụng thuốc an thần, hoặc thuốc chống trầm cảm để hạn chế tình trạng hoảng loạn, sợ hãi, mất kiểm soát là điều cần thiết.
Mục đích khi điều trị bằng thuốc là điều trị triệu chứng, chứ không có tác dụng giúp người bệnh thoát khỏi nỗi sợ bệnh viện. Thuốc vẫn có thể gây ảnh hưởng nhất định đến cơ thể như đau đầu, buồn ôn, chóng mặt, bí tiểu, táo bón,…
Do đó, việc sử dụng thuốc cần hết sức cẩn thận, và tuân theo hướng dẫn của bác sĩ. Không được thay đổi liều lượng hoặc kéo dài thời gian dùng thuốc để tránh những sự cố không mong muốn.
2. Điều trị tâm lý
Điều trị tâm lý sẽ là phương pháp chính trong quá trình cải thiện tình trạng của người mắc hội chứng sợ bệnh viện.
Thông qua liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) và liệu pháp tiếp xúc, các bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý sẽ giúp người bệnh nhận thức, loại bỏ và vượt qua cảm giác lo lắng, sợ hãi phi lý của bản thân.
Liệu pháp hành vi nhận thức CBT là liệu pháp tâm lý có tác dụng giúp người bệnh thấu hiểu, học cách quản lý cảm xúc và hành vi nhằm vượt qua ám ảnh.
Nhà tư vấn sẽ trò chuyện, tìm hiểu nguyên nhân, và giúp người bệnh nhận ra nỗi sợ là phi lý. Từ đó họ thay đổi suy nghĩ theo hướng tích cực, dần dần cư xử bình thường khi nhắc đến bệnh viện.
Liệu pháp tiếp xúc mang tính trực tiếp, buộc người bệnh đối mặt với nỗi sợ hãi của bản thân. Liệu pháp này còn được gọi là liệu pháp giải mẫn cảm.
Người bệnh tiếp xúc với hình ảnh bệnh viện trong một môi trường an toàn, dễ kiểm soát để phòng trường hợp kích động.
Người mắc hội chứng sợ bệnh viện sẽ bắt đầu với những kích thích nhẹ nhàng như tranh ảnh, phim ngắn. Sau khi dần quen với nỗi sợ và biết cách kiểm soát cảm xúc, mức độ kích thích được tăng dần.
Ngày nay, công nghệ thực tế ảo VAR cũng góp phần không nhỏ trong điều trị, giúp quá trình cải thiện hội chứng này hiệu quả và nhanh chóng hơn.
3. Liệu pháp thôi miên
Liệu pháp thôi miên có thể tác động đến tiềm thức người bệnh. Các chuyên gia sẽ dựa trên liệu pháp này để tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ của nỗi sợ. Từ đó, bác sĩ sẽ có kế hoạch cụ thể nhằm giúp bệnh nhân vượt qua ám ảnh.
Liệu pháp thôi miên có tác dụng tốt trong việc tìm hiểu những yếu tố kích phát nỗi sợ, và hỗ trợ quá trình điều trị tâm lý, tăng hiệu quả điều trị.
Thông thường thì liệu pháp thôi miên sẽ được phối hợp cùng liệu pháp tâm lý, kết hợp cùng việc sử dụng thuốc khi cần để mang đến kết quả cải thiện tốt nhất.
4. Tự cải thiện tại nhà
Nếu cảm thấy bản thân khó vượt qua những ám ảnh khi nhắc đến bệnh viện, bạn có thể thử quan một số biện pháp dưới đây:
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích, bia rượu, cà phê, thuốc lá,…
- Hạn chế đẩy bản thân vào những tình huống gây căng thẳng
- Tham gia các hoạt động thể thao, thực hành những bài tập thư giãn như thiền, yoga
- Sinh hoạt theo thời khóa biểu khoa học để bảo vệ sức khỏe
- Chọn những bệnh viện uy tín, ít người, yên tĩnh và thoải mái để cảm thấy an tâm hơn
Nếu buộc phải đến bệnh viện khám hay xét nghiệm, bạn cần chuẩn bị thật kỹ. Bạn có thể uống thuốc trước khi bắt đầu đi, hoặc mang thuốc theo đề phòng những tình huống kích thích bất ngờ.
Bạn cũng nên đi cùng người thân, bạn bè để cảm thấy an toàn hơn, và được giúp đỡ khi cần thiết. Người bệnh nên mang theo một vật dụng quen thuộc, yêu thích để phân tán suy nghĩ.
Sự nguy hiểm của hội chứng sợ bệnh viện là ngăn cản bác sĩ kịp thời phát hiện và điều trị những căn bệnh hiểm nghèo.
Nếu bạn không kiểm tra sức khỏe, tình hình bệnh sẽ ngày càng nghiêm trọng và dẫn đến tử vong. Chính vì thế, cần cải thiện tình trạng sợ bệnh viện sớm và triệt để.
Có lẽ bạn quan tâm:
- Hội Chứng Sợ Máu (Hemophobia): Nguyên Nhân Và Cách Vượt Qua
- Hội chứng sợ kim tiêm (Belonephobia): Hậu quả và Cách điều trị
- Hội chứng sợ không gian hẹp: Nguyên nhân và cách khắc phục
- Hội chứng sợ đám đông: Nguyên nhân và cách khắc phục
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!