Hội chứng sợ máu (Hemophobia) và cách vượt qua
Hội chứng sợ máu (Hemophobia) đặc trưng bởi nỗi sợ quá mức, dai dẳng và kéo dài khi nhìn thấy máu. Hemophobia có thể thuyên giảm sau khi trị liệu tâm lý và dùng thuốc.
Hội chứng sợ máu (Hemophobia) là gì?
Hội chứng sợ máu (Hemophobia, Hematophobia) là một dạng rối loạn ám ảnh sợ đặc hiệu, tương tự hội chứng sợ không gian hẹp, sợ độ cao, sợ côn trùng, sấm chớp,…
Hội chứng này đặc trưng bởi sự sợ hãi tột độ, thái quá khi nhìn thấy máu. Nỗi sợ máu bao gồm cả máu của chính bản thân hoặc của người khác.
Thông thường, cảm giác buồn nôn, sợ hãi và khó chịu nhìn thấy nhiều máu là phản ứng bình thường. Nguyên nhân là do mùi tanh nồng của máu.
Nhưng người mắc hội chứng sợ máu sẽ hoảng sợ dù chỉ với lượng máu nhỏ.
Họ có thể ngất xỉu khi lấy máu, tiêm vaccine, hoặc khi cơ thể chảy máu do chấn thương.
Dấu hiệu nhận biết hội chứng sợ máu – Hemophobia
Hemophobia gây ra triệu chứng thể chất và cảm xúc tương tự như các dạng ám ảnh sợ đặc hiệu khác. Các dấu hiệu nhận biết hội chứng sợ máu (Hemophobia):
- Luôn có cảm giác sợ hãi, lo lắng khi nghĩ đến, hoặc nhìn thấy máu gián tiếp/trực tiếp.
- Sợ hãi khi thấy hình ảnh máu me
- Một số người hoảng sợ tột độ khi nhìn thấy máu, dù chỉ là một lượng máu nhỏ.
- Cố gắng thoát khỏi những tình huống có sự xuất hiện của máu
- Một số người có xu hướng ít vận động và chơi thể thao vì sợ sẽ bị chấn thương, chảy máu.
- Khi đối mặt với nỗi sợ, nhiều người mất kiểm soát và có cảm giác như sắp chết.
- Nỗi sợ quá lớn khiến nhiều người ngất xỉu ngay sau khi nhìn thấy máu.
- Người bệnh ý thức được nỗi sợ vô lý, hoang đường của chính mình, nhưng bất lực trong việc kiểm soát
- Một số người có nỗi sợ với cả máu của động vật.
Đối với trẻ nhỏ mắc hội chứng sợ máu – Hemophobia, trẻ thường có các biểu hiện như:
- Khóc lóc
- Đeo bám, không tách rời khỏi bố mẹ
- Cáu kỉnh, tức giận
- Không dám đến bệnh viện, phòng khám vì lo sợ sẽ nhìn thấy máu
Ngoài ra, người bệnh còn có những biêu hiện thể chất như:
- Run rẩy
- Cảm giác lâng lâng
- Khó thở
- Tim đập nhanh
- Đổ mồ hôi
- Cơ thể nóng bừng hoặc lạnh
- Buồn nôn
- Đau thắt ngực
- Ngất xỉu.
Nguyên nhân gây hội chứng sợ máu
Theo thống kê, hội chứng sợ máu (Hemophobia) thường khởi phát ở độ tuổi vị thành niên từ 10 – 13 tuổi. Bệnh có thể kéo dài đến khi trưởng thành nếu không được thăm khám, điều trị.
Hiện tại, nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng sợ máu vẫn chưa được biết rõ. Dù vậy, các chuyên gia đã xác định được một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:
- Sống chung với người mắc hội chứng Hemophobia: Trẻ sống chung với người mắc hội chứng Hemophobia sẽ dần hình thành nỗi sợ và có các phản ứng tương tự.
- Gia đình bảo bọc quá mức: Trẻ được gia đình bảo bọc quá mức thường sợ hãi trước những vấn đề rất bình thường như máu, kim tiêm, sấm chớp, động vật,… Trong khi đó, những đứa trẻ dạn dĩ sẽ ít có nỗi sợ vô lý hơn.
- Yếu tố di truyền: Mặc dù chưa xác định được cơ chế di truyền, nhưng có giả thuyết cho rằng, gen quy định cấu trúc và hoạt động của não bộ. Nếu gia đình có nỗi sợ liên quan đến máu, con cái cũng sẽ có nguy cơ tương tự
- Sang chấn tâm lý liên quan đến máu: Sang chấn tâm lý liên quan đến máu như: chứng kiến người thân bị tai nạn, trải qua cuộc đại phẫu, nằm viện trong thời gian dài, gặp phải biến chứng khi lấy máu, truyền máu,… sẽ khiến người bệnh hình thành nỗi sợ vô lý khi nhìn thấy máu.
- Ảnh hưởng của các bộ phim kinh dị: Trẻ nhỏ có thể trở nên sợ hãi với máu do xem các bộ phim kinh dị có cảnh máu me rùng rợn. Đây là lý do các bộ phim kinh dị thường giới hạn độ tuổi.
Ngoài ra, người mắc hội chứng sợ kim tiêm, sợ chấn thương, sợ vị trùng, sợ chết,… sẽ có nguy cơ mắc hội chứng sợ máu cao hơn.
Các chuyên gia nhận thấy, hạch hạnh nhân ở những bệnh nhân này hoạt động quá mức nên tạo ra nỗi sợ lớn và thái quá trước những vấn đề không thực sự nguy hiểm.
Hội chứng sợ máu và những ảnh hưởng nặng nề
Hội chứng sợ máu (Hemophobia) gây ra rất nhiều phiền toái trong cuộc sống. Vì quá sợ hãi khi nhìn thấy và nghĩ đến máu nên người bệnh luôn ở trong trạng thái căng thẳng, sợ hãi và bất an.
Người mắc hội chứng này ít khi cảm thấy thoải mái. Họ luôn phải suy nghĩ làm sao để né tránh tất cả các tình huống có sự xuất hiện của máu.
Hemophobia khiến người bệnh từ chối đến bệnh viện thăm khám và điều trị khi có các vấn đề sức khỏe. Thậm chí, nhiều người né tránh việc tiêm ngừa, các thủ thuật nha khoa, và từ chối phẫu thuật vì sợ hãi quá mức.
Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, và gia tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng nặng nề.
Ngoài ra, người mắc chứng Hemophobia rất ngại tham gia các hoạt động có thể gây thương tích như chơi thể thao, leo núi, cắm trại,…
Việc giới hạn các hoạt động này khiến trải nghiệm cuộc sống trở nên nghèo nàn. Trẻ lớn theo thiếu kinh nghiệm sống, nhút nhát và không tự tin về bản thân.
Theo thời gian, các hành vi né tránh có thể khiến người bệnh bị cô lập với mọi người xung quanh. Người bị rối loạn ám ảnh cụ thể có thể mắc rối loạn lo âu xã hội, rối loạn hoảng sợ, và trầm cảm.
Chẩn đoán hội chứng sợ máu – Hemophobia
Hội chứng sợ máu – Hemophobia được công nhận là một dạng rối loạn tâm lý chính thức. Do đó, tiêu chuẩn chẩn đoán sẽ dựa vào DSM-5.
Ngoài việc khai thác triệu chứng, bác sĩ cũng sẽ sàng lọc các yếu tố gia tăng nguy cơ mắc bệnh như sống chung với bệnh nhân Hemophobia, tiền sử gia đình, bản thân,…
Các phương pháp điều trị hội chứng sợ máu
Mặc dù chưa rõ nguyên nhân nhưng hội chứng sợ máu (Hemophobia) có đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị, đặc biệt là liệu pháp tâm lý.
Đối với những trường hợp phải đối mặt với các triệu chứng nghiêm trọng hoặc đi kèm với các rối loạn tâm lý khác, bác sĩ sẽ xem xét kết hợp với liệu pháp hóa dược.
1. Liệu pháp tâm lý
Liệu pháp tâm lý là phương pháp chính trong điều trị hội chứng sợ máu. Mục đích của phương pháp này là giúp bệnh nhân chế ngự nỗi sợ bằng cách thay đổi suy nghĩ, hành vi.
Hiện tại, liệu pháp tiếp xúc, và liệu pháp nhận thức hành vi là hai phương pháp chính trong điều trị hội chứng sợ máu.
- Liệu pháp tiếp xúc: Liệu pháp này được thực hiện bằng cách tiếp xúc với máu, thông qua tưởng tượng, hoặc trực tiếp với mức độ từ nhẹ đến nặng. Dần dần, nỗi sợ vô lý với máu sẽ giảm dần.
- Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT): CBT giúp cải thiện suy nghĩ, kiểm soát nỗi sợ, và giữ được bình tĩnh khi nhìn thấy máu. Kết hợp CBT với liệu pháp phơi nhiễm sẽ giúp người bệnh vượt qua Hemophobia nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Nỗi sợ vô lý về máu có thể khiến bệnh nhân bị căng thẳng, bất an và lo lắng dai dẳng. Ngoài 2 phương pháp trên, bệnh nhân sẽ được áp dụng thêm liệu pháp thư giãn luyện tập.
Phương pháp này bao gồm tập thở kiểu khí công và một số tư thế yoga nhằm thư giãn cơ, giải tỏa căng thẳng và lấy lại sự bình tĩnh, thoải mái.
Liệu pháp thư giãn luyện tập sẽ giúp giảm đáng kể các triệu chứng thể chất và cảm xúc do Hemophobia gây ra.
Xem thêm: Tập yoga chữa rối loạn lo âu cực hiệu quả
2. Sử dụng thuốc
Trong trường hợp bệnh nhân có các biểu hiện nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc để giảm bớt sự sợ hãi, lo lắng và căng thẳng quá mức.
Ngoài ra, thuốc cũng được chỉ định khi bệnh nhân Hemophobia đã phát triển thêm các rối loạn tâm lý khác như chứng sợ xã hội và trầm cảm.
Tùy theo tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc sau:
- Thuốc chẹn beta
- Thuốc chống trầm cảm
- Thuốc an thần, giải lo âu
- Các viên uống bổ sung vitamin, khoáng chất và giúp tái tạo tế bào thần kinh
3. Các biện pháp hỗ trợ
Hội chứng sợ máu (Hemophobia) gây ra nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Để vượt qua hội chứng này, bệnh nhân cần thực hiện thêm một số biện pháp tự cải thiện như:
- Mạnh dạn tiếp xúc với những môn thể thao yêu thích để cải thiện nỗi sợ hãi
- Tránh tiếp xúc với những nguồn thông tin tiêu cực về máu
- Tuyệt đối không xem các bộ phim kinh dị có cảnh máu me rùng rợn.
- Đọc những thông tin tích cực như hiến máu cứu người,… để có động lực vượt qua nỗi sợ.
- Chia sẻ thẳng thắn tình trạng bệnh lý của bản thân với những người xung quanh để được thấu hiểu, tránh tình trạng bị cô lập
- Duy trì lối sống lành mạnh để nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần.
- Tránh xa rượu bia, thuốc lá và chất kích thích.
- Hạn chế làm việc quá sức và thức khuya, thiếu ngủ. Những thói quen này sẽ làm nghiêm trọng hóa các triệu chứng do Hemophobia gây ra.
Để vượt qua nỗi sợ và giảm những phiền toái trong cuộc sống, người mắc Hemophobia nên chủ động thăm khám và điều trị khi ý thức được bản thân có nỗi sợ vô lý, thái quá về máu, kim tiêm,…
Bên cạnh đó, việc nâng cao kiến thức về các vấn đề tâm lý cũng giúp cộng đồng có hiểu biết nhất định và tránh tình trạng cô lập, tẩy chay người bệnh.
Có thể bạn quan tâm
- Hội chứng rối loạn giả bệnh: Nguyên nhân và cách nhận biết
- Hội chứng sợ bóng tối: Nguyên nhân và cách khắc phục
- Hội chứng sợ đám đông là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục
- Hội chứng sợ bệnh viện (Nosocomephobia) là gì? Cách vượt qua
mình thấy sợ máu vì bẩn sợ dính vào quần áo không giặt được thì có phải chứng này không
mình thấy có ng nhìn thấy 1 tý máu của họ khi lấy máu bị trào ra ngoài thì ngất đi trợn tròn mắt ,run nẩy bẩy.không biết có phải bik hội chứng này k
bất kì cái gì cũng có thể trở thành nỗi sợ nhở
ơ sợ máu có rất nhiều người bị mà có người thấy máu chân tay còn run lẩy bẩy không làm được gì ý
mình chưa thấy ai sợ máu ý, đang hiểu là máu trong cơ thể mình mà cũng sợ á
sợ hết bạn ạ cứ gặp máu là sợ thôi nó được gọi là chứng bệnh mà
thế chắc họ chả dám làm sướt sát hay để bất kì một vết thương nào xảy ra trên người mình đâu nhỉ
đâu phải bất kì, có một vài cái sợ thôi như âm thanh, máu, xe cộ, lái xe, vết bẩn…
trước mình đi từ thiện ở trung tâm trẻ đặc biệt thì có gặp một đứa bé bị sợ ánh sáng, khi vào để tặng quà và đưa đồ ăn thì tuyệt nhiên trongg phòng tối om chỉ có anh sáng của nến, làm mình liên tưởng đến mấy bộ phim kinh dị
chứng đó thì hiếm người mắc lắm nhưng một khi mắc phải là sống rất là khổ ý
đúng là khổ thật, da đứa bé nhợt nhạt mà còn trông rất là yếu với gầy nữa, thấy những cô giáo ở đó cũng khen là rất chăm và ngoan nhưng mà sức khỏe không được tốt, đặc biệt là xương cốt
chỉ khi đợi đứa trẻ lớn chút mới có thể can thiệp bằng tâm lý trị liệu được vì khi đó cũng có chút hiểu biết, nhận thức được, giờ thì rất khó để thay đổi đứa trẻ vì đã ăn quá sâu vào tâm trí rồi
thời gian quá lâu để sống chung với chứng bệnh này, nghĩ lại hôm gặp cũng rưng rưng nước mắt khi nghe cô giáo kể về hoàn cảnh đứa trẻ
có những người sinh ra rất sướng nhưng cũng có người sinh ra rất khổ, không biết đây là số kiếp hay là nghiệp nữa
eo ôi gặp người sợ máu á, họ hét toáng lên khi nhìn thấy máu ý
thế ạ em chưa gặp bao giờ
ừ hét lên làm mình đi cạnh giật cả mình xong run lẩy bẩy rồi chạy như ma đuổi vậy
thế này chắc xem phim phải né phim kinh dị hay bất cứ phim gì có đổ máu ra nhở
phải thế rồi, có phải như nỗi sợ ma càng sợ càng xem đâu, nỗi sợ này nó ám ảnh hơn rất rất nhiều lần sợ ma ý
cơ mà đến bệnh viện mà phải tiêm hay truyền máu thì sao nhỉ
mình chưa gặp nên không biết nhưng có khi là họ sẽ sợ cả đến bệnh viện ý
thế thì khó chữa bệnh nhỉ, mỗi lần chữa chắc phải tiêm thuốc mê hay thuốc an thần mới ổn định được mất
cũng chẳng biết thế nào nhưng mà mắc phải chứng này thì đúng là sẽ thiệt thòi nhiều cái rồi
tâm lý chữa được cái này không
được thôi vì chứng này liên quan đến tâm lý mà nhưng mà chắc phải đủ sự tiếp thu mới dùng được phương pháp này, nhìn chung cũng theo bài viết đó là sự ám ảnh từ một sự việc gì đó là nguyên nhân phần nhiều mà, cũng chả khác gì rối loạn ám ảnh cả ý
chắc là chữa sẽ mất nhiều thời gian lắm đây
có thuốc gì hay cách gì cho chữa dứt điểm nhanh bệnh này không
thuốc thì mình không biết nhưng mà chắc nên chữa bằng tâm lý trị liệu vẫn hơn vì liên quan đến tâm trí mà
chữa tâm lý thấy bảo lâu lắm
đành chấp nhận thôi muốn khỏi thì không thể nào mà vội được rồi
Chào bạn, để có thể loại bỏ chứng sợ máu thì cần khá nhiều thời gian và cũng không có cách nào có thể nhanh hơn được. Trung tâm có thể sử dụng phương pháp tâm lý trị liệu để can thiệp đẩy lùi dần dần chứng sợ máu này bạn nhé. Để được hỗ trợ tư vấn tốt nhất bạn có thể liên hệ tới số hotline 096 589 8008 hoặc để lại số điện thoại Trung tâm sẽ liên hệ tư vấn cho bạn
Ôi bạn mình sợ máu lắm, kiểu cứ nhìn thấy là có thể ngất ngay đc ý, chả bao giờ dám vào bệnh viện các thứ vì sợ luôn mùi thuốc khử trùng, vừa buồn cười vừa thương
Ơ em thấy bảo sợ máu là vì sợ chết ấy, ko biết có phải ko ạ? Hoặc do là trước đây đã từng thấy máu và bị ám ảnh lun. Sống như z mệt mỏi và cũng khó khăn lắm, hic
Mình ko phải là chuyên gia nên ko thể đưa ra kết luận chính xác nhất. Thế nhưng mình nghĩ tốt nhất vẫn nên đến gặp chuyên gia tâm lý để được tư vấn cũng như đưa ra hướng giải quyết tốt nhất. Chứ đúng là sợ máu do từng bị ám ảnh
đúng r, đồng tình với ý kiến của b
cá nhân mình cũng từng có rất nhiều nỗi sợ, nhưng dù thế nào thì bản thân. mình phải mạnh mẽ trước. hãy dùng lý trí và sự kiên định của bản thân để vượt qua nỗi sợ, có như vậy chúng ta mới mạnh mẽ đc!