Phức cảm tự ti (mặc cảm thấp kém): 4 cách giúp bạn vượt qua
Rất có thể bạn đang mắc phải thứ gọi là phức cảm tự ti nếu hình ảnh tiêu cực về bản thân liên tục ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Hiện tượng này không được kiểm soát có thể dẫn đến cảm giác thiếu tự tin và gây ra nhiều triệu chứng khác.
Phức cảm tự ti (mặc cảm thấp kém) là gì?
Trong tâm lý học, phức cảm tự ti được nhà phân tâm học Alfred Adler và một số nhà trị liệu sử dụng để mô tả cảm giác thấp kém so với thế giới và những người khác. Một người liên tục so sánh mình với người khác và cảm thấy không thể đạt được thành công hay hạnh phúc.
Mặc dù đây không phải là một tình trạng có thể chẩn đoán được theo Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần (DSM-5), nhưng hiện tượng mặc cảm thấp kém vẫn được coi là nguyên nhân gây ra nhiều đau khổ đáng kể và có hai loại phản ứng:
- Người mắc bệnh trở nên thu mình đến mức hiếm khi tương tác với người khác.
- Người mắc chứng phức cảm tự ti bù đắp thiếu thốn bằng cách cạnh tranh quá mức để chứng tỏ mình không thấp kém.
Đàn ông lại là đối tượng đặc biệt dễ mắc phải tình trạng phức cảm tự ti. Nguyên nhân là do hiện tượng “nam tính độc hại” khiến đàn ông phải kìm nén cảm xúc bình thường và trở nên vượt trội so với người khác. Đàn ông cũng có thể cảm thấy thấp kém hơn trong các mối quan hệ lãng mạn, đặc biệt là khi so sánh bản thân với người yêu cũ trước đây của bạn đời.
Khác biệt giữa mặc cảm thấp kém và thiếu tự tin
Vì mọi người vẫn chưa hiểu biết sâu sắc về mặc cảm thấp kém nên dẫn đến sự nhầm lẫn giữa cảm giác này với sự thiếu tự tin. Thực tế, kém tự tin và phức cảm tự ti là 2 điều khác nhau hoàn toàn.
Hầu hết mọi người đều có lúc trải qua cảm giác tự ti, điều này là bình thường và là động lực để chúng ta cải thiện bản thân. Ví dụ như bạn cảm thấy mình không đẹp bằng một ai đó trên mạng xã hội hay điểm số thấp do khả năng học tập không tốt,…..
Tuy nhiên, khi những cảm giác thiếu tự tin đó ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của chúng ta, đó có thể là dấu hiệu của mặc cảm thấp kém. Chúng làm bản thân nhận thấy rằng mình không tốt như người khác, từ đó sinh ra suy nghĩ tiêu cực và những suy nghĩ ám ảnh.
Dấu hiệu của phức cảm tự ti
Phức cảm tự ti có thể biểu hiện khác nhau ở mỗi người. Một số dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của tình trạng này bao gồm:
- Cảm giác bất an, không trọn vẹn hoặc không xứng đáng.
- Luôn so sánh bản thân với người khác.
- Thường thu mình.
- Hay ngầm phán xét người khác.
- Hạ thấp người khác để cảm thấy tốt hơn về bản thân.
- Liên tục ám ảnh những điều tiêu cực.
- Lòng tự trọng thấp.
- Có xu hướng phân tích quá mức những lời khen và lời chỉ trích.
- Kiên trì tìm kiếm sự khen ngợi từ người khác.
- Xa lánh gia đình, bạn bè và đồng nghiệp, đặc biệt là trong các tình huống xã hội.
- Lạm dụng ma túy, rượu và cư xử hung hăng.
- Từ chối tham gia các sự kiện mang tính cạnh tranh vì sợ bị so sánh với người khác.
Mặc cảm thấp kém hình thành do đâu?
Nghiên cứu cho thấy các đặc điểm hành vi và tâm lý liên quan đến mặc cảm tự ti phát sinh từ sự kết hợp của nhiều yếu tố, bao gồm:
1. Trải nghiệm thơ ấu
Tuy phức cảm tự ti có xu hướng tồn tại ở tuổi trưởng thành nhưng những triệu chứng này có thể là kết quả của những sự kiện tiêu cực xảy ra thời thơ ấu.
Trẻ em được nuông chiều có thể lớn lên với cảm giác yếu đuối và không có khả năng tự chăm sóc nếu không được giám sát. Điều này trở nên tồi tệ hơn khi trẻ rơi vào tình huống bất lực và thấy mình nhỏ bé. Tương tự, khi trẻ được nuôi dưỡng trong một môi trường không lành mạnh và liên tục hạ thấp giá trị bản thân, chúng lớn lên rụt rè và không chắc chắn về giá trị của mình.
2. Xã hội
Trường hợp người kém tài chính trong một nhóm bạn hoặc liên hệ với bạn bè và gia đình để được hỗ trợ, điều này có thể tác động tiêu cực đến việc xem xét giá trị của bản thân. Đồng thời phức cảm tự ti cũng có thể xảy ra khi một người lớn lên trong hoàn cảnh khó khăn thường xuyên bắt buộc phải nhờ đến sự giúp đỡ vật chất từ người khác.
Ngoài những thách thức này, tự ti có thể phát triển thành mặc cảm thấp kém do các yếu tố như thất nghiệp, khó tìm được bạn đời hoặc sự xấu hổ trước đám đông.
Ảnh hưởng của phức cảm tự ti
Việc sống chung với tình trạng mặc cảm tự ti có thể mang lại những ảnh hưởng tiêu cực dưới đây:
Tăng nguy cơ chứng nghiện nguy hiểm
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người sống chung với phức cảm tự ti có xu hướng chuyển sang sử dụng các loại ma túy nguy hiểm và phụ thuộc vào rượu để vượt qua cảm giác tự ti. Các cách đối phó này có thể mang lại sự thoải mái nhất định, nhưng hiệu quả của chúng làm giảm lòng tự trọng và cảm nhận về giá trị bản thân. Hơn nữa, sự phụ thuộc chất kích thích thậm chí có thể dẫn đến các biến chứng về sức khỏe.
Trầm cảm
Một nghiên cứu được công bố trên Frontiers in Psychiatry cho thấy lòng tự trọng thấp có liên quan đến nguy cơ trầm cảm, lo lắng. Việc thu mình đôi khi có thể dẫn đến cảm giác chán nản và đã được chứng minh là thúc đẩy sự thất vọng ở những người mắc chứng mặc cảm thấp kém.
Chất lượng xã hội và cuộc sống công việc kém hơn
Nếu lo lắng về việc bản thân kém cỏi so với đồng nghiệp, điều này có thể khiến bạn mất tập trung và giảm hiệu suất công việc. Cảm giác không thỏa đáng cũng có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện đúng vai trò, trách nhiệm tại môi trường làm việc. Mặt khác, hạ thấp người khác để bù đắp sự thiếu thốn có thể khiến mọi người có cách nhìn nhận xấu về bạn.
Ngoài trầm cảm và lo lắng, lòng tự trọng thấp thường liên quan đến chứng rối loạn ăn uống. Khả năng trải qua cảm giác có ý định tự tử cũng cao hơn khi bản thân mang trong mình phức cảm tự ti.
4 Cách giúp bạn vượt qua phức cảm tự ti
Mặc dù phức cảm tự ti có nguồn gốc sâu xa nhưng hiện nay con người đã tìm ra cách kiểm soát và khắc phục các triệu chứng bệnh.
1. Sử dụng thuốc điều trị
Khi ai đó có lòng tự trọng thấp đi kèm với một số tình trạng tâm lý như lo lắng hoặc trầm cảm nghiêm trọng, việc dùng thuốc điều trị có thể được cho phép.
Các lựa chọn phương thuốc có thể bao gồm thuốc chống trầm cảm như thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) và thuốc ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephrine (SNRI). Đây là các loại thuốc làm tăng mức độ hormone, cải thiện tâm trạng bằng cách ngăn chặn sự tái hấp thu của chúng bởi tế bào thần kinh.
2. Trị liệu tâm lý
Trị liệu là nền tảng quan trọng cung cấp cho bạn những công cụ cần thiết để thực hiện các kiểm soát phức cảm tự ti. Việc điều trị tâm lý ngày nay thường bao gồm sự kết hợp của các phương pháp sau:
- Liệu pháp tâm động học: Để nhận được sự trợ giúp tối đa từ liệu pháp tâm động học thì bước đầu tiên là nhận thức cảm giác mặc cảm này đến từ đâu. Tiếp theo, chuyên gia sẽ giúp người bệnh chuyển sự tập trung từ những điều còn thiếu sót sang những điều tích cực về bản thân và cuộc sống.
- Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT): Một loại liệu pháp trò chuyện được chứng minh có tác dụng khắc phục lòng tự trọng thấp được gọi là CBT. Những gì liệu pháp này mang lại là giúp mọi người kiểm tra suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực mà mình đang có và dần dần thay đổi chúng theo thời gian.
3. Viết nhật ký
Viết ra những cảm xúc thật về bản thân và những yếu tố tạo ra chúng có thể giúp bạn theo dõi sự tiến bộ của mình trong việc đánh giá bản thân một cách tử tế hơn. Việc viết ra những điều bản thân thực sự xứng đáng được nhận như sự tôn trọng và yêu thương có thể giúp bạn tiếp thu những ý tưởng tích cực hơn về chính mình.
4. Thiền
Thiền sẽ giúp bạn tập trung sự chú ý vào suy nghĩ của mình mà không phán xét. Nó có thể được thực hiện tại nhà, không tốn kém gì và được công nhận là một dạng thuốc chữa trị tâm trí giúp giảm bớt căng thẳng và cảm xúc tiêu cực vốn là dấu hiệu của phức cảm tự ti.
Theo một nghiên cứu được công bố trên JAMA Internal Medicine, các nhà khoa học phát hiện ra rằng thiền chánh niệm có thể giúp giảm bớt các triệu chứng trầm cảm và lo lắng, cả hai đều liên quan đến mặc cảm thấp kém.
Phức cảm tự ti là tình trạng con người liên tục nghi ngờ giá trị bản thân và có thể ảnh hưởng đến mọi khía cạnh trong đời. Người bệnh cần chọn cách điều trị phù hợp và nỗ lực vượt qua nỗi đau tâm lý, xây dựng lại lòng tự trọng và tận hưởng một cuộc sống trọn vẹn hơn.
Có thể bạn quan tâm:
- Sự Tự Tin: Ý nghĩa với cuộc sống & cách rèn luyện hàng ngày
- Hiệu ứng ánh đèn sân khấu: Làm sao để trở nên tự tin hơn?
- Trẻ nhút nhát thiếu tự tin: Nguyên nhân, biểu hiện, cách cải thiện
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!