Tại sao trẻ tự kỷ thường đi nhón chân?
Tại sao trẻ tự kỷ thường có biển hiện đi nhón chân là thắc mắc chung của nhiều phụ huynh có con không may mắc phải căn bệnh này. Theo các chuyên gia thì việc trẻ đi nhón chân còn liên quan đến nhiều vấn đề đáng quan ngại khác nên cha mẹ cần đặc biệt lưu ý.
Tại sao trẻ tự kỷ đi nhón chân?
Trẻ tự kỷ đi nhón chân là dấu hiệu tự kỷ dễ nhận biết. Dấu hiệu này xuất hiện khi trẻ chập chững tập đi, nhưng không nhiều phụ huynh chú ý.
Cách đi này của trẻ về lâu về dài có thể ảnh hưởng đến chức năng của chân. Những nguyên nhân chính khiến bé tự kỷ đi nhón chân có thể bao gồm:
1. Rối loạn xử lý giác quan
Trẻ tự kỷ thường rơi vào trạng thái lo lắng, bứt rứt hơn bình thường. Trạng thái này khiến trẻ sợ hãi, lo lắng nếu để gót chân chạm đất.
Đi nhón gót lên sẽ giúp con có cảm giác thoải mái hơn.
2. Trương lực cơ yếu
Trương lực cơ yếu khiến trọng lực có xu hướng dồn về phía trước tại các ngón chân. Do đó, trẻ bị tự kỷ có thói quen đi nhón chân.
3. Rối loạn tiền đình
Tiền đình là cơ quan giữ thăng bằng và vận động. Trẻ bị tự kỷ cũng có thể mắc chứng rối loạn tiền đình.
Khi mắc chứng này, trẻ có xu hướng dồn trọng lực về phía trước. Do đó, trẻ sẽ đi bằng đầu ngón chân lên để giữ thăng bằng
4. Sự nhạy cảm quá mức của cơ bắp chân
Trẻ bị tự kỷ thường nhạy cảm quá mức tại các cơ quan cảm nhận.
Việc đi bình thường có thể làm con có cảm giác chân bị cứng hay rút ngắn. Vì vậy mà bé sẽ đi nhón gót lên.
Bên cạnh việc đi nhón gót, trẻ còn xoay vòng. Trẻ tự kỷ đi nhón chân là dấu hiệu phân biệt trẻ chậm nói và trẻ tự kỷ chính xác hơn.
Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể liên quan đến các nguyên nhân khác như bại não, loạn dưỡng cơ, do sinh non, hoặc các vấn đề nhiễm trùng não.
Do đó, nếu trong giai đoạn tập đi con xuất hiện tình trạng này, phụ huynh không nên chủ quan mà phải đưa bé đi thăm khám càng sớm càng tốt.
Những ảnh hưởng do bé tự kỷ đi nhón chân
Tình trạng trẻ tự kỷ đi nhón chân thường đánh giá là lành tính.
Các triệu chứng này thường bắt đầu trong giai đoạn 1 năm tuổi hoặc chậm hơn, nhưng sẽ kết thúc trước 2 tuổi.
Tuy nhiên, tình trạng trẻ tự kỷ đi nhón chân nếu không được cải thiện có thể làm tăng nguy cơ:
- Trẻ dễ dàng bị té ngã, đặc biệt khi leo cầu thang
- Ảnh hưởng đến chức năng của mắt cá chân
- Các cơ phía trước có xu hướng yếu dần đi do không được vận động nhiều
- Trẻ bị đau đớn và khó khăn trong đi lại
- Kỹ năng vận động chậm
- Đi bằng ngón chân có thể khó giữ được thăng bằng
- Trẻ cũng rất dễ ngã khi đứng lên, nhất là khi không có cha mẹ theo dõi sát sao
Xem thêm: Cách chăm sóc và dạy trẻ tự kỷ tại nhà cha mẹ nên lưu ý
Hướng cải thiện tình trạng bé tự kỷ đi nhón chân
Do những yếu tố nguy hiểm có thể xảy ra, nên nếu trẻ tự kỷ có triệu chứng này vẫn nên tiến hành điều trị càng sớm càng tốt.
Phụ huynh có thể tham khảo bác sĩ để tiến hành các biện pháp can thiệp tự nhiên. Tốt nhất là tránh phải áp dụng các biện pháp y khoa.
Điều trị cho bé ngay từ giai đoạn đầu sẽ dễ dàng cải thiện tình trạng.
Phụ huynh mỗi ngày cần hướng dẫn cho con hiểu về việc con phải sử dụng bàn chân. Hãy hướng dẫn con bắng lời nói, kết hợp với thực hành để con nhìn và hiểu.
Trẻ tự kỷ trong giai đoạn đầu có thể không đáp ứng với lời dạy từ cha mẹ. Trẻ chưa thực sự hiểu cha mẹ nói gì, do đó phụ huynh cần thực sự kiên nhẫn.
Làm sao giúp trẻ cải thiện tình trạng?
Ngoài ra một số phương pháp cũng thường được chỉ định để can thiệp tình trạng trẻ tự kỷ đi nhón chân bao gồm:
- Các biện pháp kích thích đi bằng bàn chân: cho trẻ nhảy trên tấm bạt lò xo, chạy bộ, đạp xe hay cho trẻ tập đi ở những nơi không bằng phẳng như ghế sô pha, nệm,…
- Cho trẻ đi giày: việc cho con dùng các loại giày cổ cao, đế hơi nặng để cố định bàn chân cũng giúp bé điều chỉnh cách đi đứng
- Vật lý trị liệu: bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp vật lý trị liệu để kéo các cơ bàn chân, giảm sự nhạy cảm tại các cơ quan.
- Nẹp chân: bác sĩ cũng có thể yêu cầu bó bột hay nẹp chân. Phương pháp này giúp bé làm quen với việc tiếp nhận trọng lực cơ thể bằng cả lòng bàn chân.
Trên đây là các thông tin giúp bạn giải đáp băn khoăn tại sao trẻ tự kỷ đi nhón chân và cách xử lý. Gia đình cần thực sự kiên trì, trao đổi với bác sĩ thường xuyên để sớm giải quyết các vấn đề bất thường
Có thể bạn quan tâm
- Hội chứng Asperger: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
- Trẻ bị tự kỷ bẩm sinh nguyên nhân do đâu?
- Rối loạn giấc ngủ ở trẻ tự kỷ và cách khắc phục
- Chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ cha mẹ nên biết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!