Hội chứng sợ chuột (Musophobia) và Cách vượt qua
Hội chứng sợ chuột được xem như một chứng bệnh tâm lý với đặc trưng là nỗi sợ quá mức, vô lý, dai dẳng về những điều có liên quan đến chuột. Người bệnh khó có thể quản lý và kiểm soát tốt các cảm xúc, hành vi sợ hãi của mình khi phải đối diện với chuột hoặc thậm chí là chỉ nghĩ đến chuột.
Hội chứng sợ chuột là gì?
Hội chứng sợ chuột hay còn có tên khoa học là Musophobia được biết đến là một chứng bệnh tâm lý dạng rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi, xếp vào nhóm hội chứng sợ động vật. Tình trạng này có thể xuất hiện ở bất kỳ ai nhưng theo số liệu thống kê nhận thấy thì phụ nữ sẽ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với nam giới.
Những người mắc phải chứng Musophobia sẽ tồn tại nỗi sợ nghiêm trọng kéo dài dai dẳng ít nhất 6 tháng về tất cả những tình huống có liên quan đến chuột. Không chỉ khi gặp phải chuột mà ngay cả việc nhìn thấy những hình ảnh, tranh vẽ, nghe kể về chuột hoặc liên tưởng đến chuột cũng khiến cho họ cảm thấy căng thẳng, lo lắng, bất an.
Trong thực tế thì chuột cũng được xếp vào các loài động vật gây nguy hiểm. Nó không chỉ phá hoại mùa màng, làm tổn thất về lương thực, thực phẩm mà còn có khả năng lây truyền các loại bệnh nguy hiểm cho con người. Chính vì thế, việc sợ hãi, muốn tiêu diệt loài chuột cũng là điều dễ hiểu và rất phổ biến trong xã hội.
Tuy nhiên, việc ghét bỏ và sợ hãi chuột thông thường khác hẳn với hội chứng sợ chuột. Những người mắc phải hội chứng Musophobia sẽ khó có thể tự kiểm soát và làm thuyên giảm nỗi sợ của mình với loài đồng vật này. Sự sợ hãi kéo dài còn gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và làm cản trở nghiêm trọng đến các sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Mặc dù đây là một vấn đề sức khỏe tâm lý khác phổ biến nhưng hiện nay hội chứng sợ chuột vẫn chưa được công nhận là một căn bệnh rối loạn tâm thần riêng biệt trong DSM-5. Cũng chính vì thế mà việc hỗ trợ can thiệp, ngăn chặn bệnh cũng còn gặp nhiều bất cập. Tuy nhiên, nếu có thể phát hiện trong giai đoạn sớm và áp dụng tốt các biện pháp hỗ trợ thì bệnh nhân vẫn có nhiều khả năng thuyên giảm các triệu chứng nguy hiểm và khắc phục tốt nỗi sợ phi lý về loài chuột.
Dấu hiệu nhận biết hội chứng Musophobia
Cũng tương tự như các hội chứng sợ hãi cụ thể khác, hội chứng sợ chuột cũng sẽ được đặc trưng bởi nỗi sợ kéo dài dai dẳng và vô lý về tất cả những loại chuột, kể cả những loài chuột không gây nguy hiểm. Trạng thái sợ sệt, lo lắng, căng thẳng của người bệnh sẽ không tương xứng với mức độ nghiêm trọng của sự việc, gây nên nhiều cản trở to lớn đối với sinh hoạt đời sống, thậm chí là làm suy giảm về sức khỏe tổng thể của bệnh nhân.
Cụ thể một số biểu hiện thường gặp ở những người mắc hội chứng Musophobia như:
- Cảm thấy sợ hãi, lo lắng quá mức về tất cả những gì có liên quan đến chuột. Cụ thể như nhìn thấy chuột, thấy hình ảnh của chuột, nghe ai đó nhắc đến chuột, suy nghĩ về loài chuột,…
- Nỗi sợ kéo dài dai dẳng tối thiểu 6 tháng và gây nên nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với cuộc sống, sức khỏe của bệnh nhân.
- Luôn có sự ám ảnh về việc chuột tấn công, chuột gây nguy hiểm và lây nhiễm bệnh tật khắp nơi.
- Người bệnh có xu hướng tránh né mọi hoạt động, địa điểm có khả năng nhìn thấy chuột. Ví dụ như những nơi ẩm mốc, sở thú, phim ảnh về chuột, nhà hoang, gầm cầu,….
- Lảng tránh việc tham gia các cuộc trò chuyện có liên quan đến loài động vật này, thậm chí còn tỏ ra cáu gắt, giận dữ khi có ai đó nhắc về chuột.
- Có xu hướng vệ sinh nơi ở một cách sạch sẽ, ngăn nắp để tránh sự xuất hiện của chuột.
- Khi ngủ luôn đóng chặt cửa, bịt kín các lỗ hổng để chuột không có cơ hội xâm nhập.
- Sự lo sợ quá mức có thể gây căng thẳng thần kinh, dẫn đến mất ngủ, giấc ngủ không được đảm bảo.
- Dễ mất tập trung, đặc biệt là khi phải làm một việc gì đó có nguy cơ đối diện với loài động vật này.
- Một số trường hợp hiểu rõ về nỗi sợ thái quá của bản thân nhưng không thể tự kiểm soát và làm thuyên giảm.
Ngoài ra, những người mắc phải hội chứng sợ chuột nếu vô tình đối mặt với các tình huống gây sợ hãi thì nỗi sợ sẽ càng xuất hiện một cách nghiêm trọng cùng với các triệu chứng thể chất như:
- Tay chân run rẩy
- Tim đập nhanh
- Thở gấp, khó thở, hoảng loạn
- Căng cơ
- Đau dạ dày, đau tức vùng thượng vị
- Nói lắp bắp, nói không thành tiếng
- Chóng mặt, choáng váng
- Ra nhiều mồ hôi
- Bỏ chạy hoặc ngất xỉu
Tùy vào mức độ nghiêm trọng của hội chứng sợ chuột mà các biểu hiện của người bệnh cũng sẽ khác nhau ở mỗi trường hợp. Việc hỗ trợ can thiệp cần được thực hiện trong giai đoạn sớm để giúp cho quá trình khắc phục nỗi sợ được diễn ra hiệu quả, hạn chế tối đa các ảnh hưởng đối với người bệnh.
Nguyên nhân gây ra hội chứng sợ chuột
Cho đến hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định rõ về nguyên nhân gây ra hội chứng sợ chuột. Các yếu tố hình thành nên nỗi sợ phi lý này cũng chưa thể được chứng minh rõ ràng. Theo đó, các chuyên gia cũng đưa ra được vào yếu tố có khả năng gây ảnh hưởng và làm gia tăng nguy cơ khởi phát Musophobia như:
- Các trải nghiệm tồi tệ xảy ra trong quá khứ: Những nỗi sợ hãi và ám ảnh trong quá khứ có liên quan đến loài chuột được xem là lý do phổ biến và có tính thuyết phục nhất có thể gây ra hội chứng Musophobia. Cụ thể, nếu trong quá khứ bạn đã từng có những kỉ niệm tiêu cực như bị chuột cắn, bị nhiễm bệnh từ chuột, bị chuột tấn công gây nguy hiểm, sợ hãi thì tâm lý sẽ dần hình thành nên sự thù ghét về loài chuột, lâu dần có thể khiến bạn cảm thấy sợ hãi quá mức đối với loài động vật này.
- Ảnh hưởng từ hành vi của người xung quanh: Tình trạng này thường gặp ở trẻ nhỏ và có thể khởi phát từ sớm, kéo dài cho đến khi trưởng thành. Trẻ em thường có xu hướng quan sát, học hỏi và bắt chước theo những cảm xúc, hành vi và phản ứng của những người xung quanh, đặc biệt là ba mẹ, người thân trong gia đình. Chính vì thế, nếu những người thường xuyên tiếp xúc, giáo dục trẻ mắc phải hội chứng sợ chuột thì trẻ cũng có nhiều khả năng bị ảnh hưởng và hình thành nỗi sợ tương tự.
- Các thông tin tiêu cực từ loài chuột: Trong thực tế, chuột là loại động vật gặm nhấm có khả năng gây hại và lây nhiễm vi khuẩn khá nguy hiểm đối với sức khỏe con người. Đã có không ít các trường hợp bị ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khỏe hoặc thậm chí là tử vong do đại dịch hạch từ chuột. Chính vì thế, một số người sẽ có sự ám ảnh to lớn về sự nguy hiểm của loài động vật này, họ luôn tìm cách tránh xa chuột hoặc thậm chí là hình thành nên hội chứng sợ chuột.
- Tác động từ các hội chứng khác: Hội chứng sợ chuột cũng có nhiều khả năng bị ảnh hưởng và được hình thành song song với một số hội chứng sợ hãi khác. Người mắc chứng Musophobia có thể là hậu quả của quá trình sợ động vật, sợ các loài gặm nhấm, sợ vi trùng, sợ bẩn, sợ chết,…gây nên những bất ổn về tâm lý và khiến cho họ phát triển các nỗi sợ quá mức, phi lý về loài chuột.
- Các vấn đề tâm lý, tâm thần: Trầm cảm, stress, rối loạn lo âu, rối loạn ám ảnh cưỡng chế,…cũng có thể là yếu tố làm gia tăng nguy cơ phát triển hội chứng sợ chuột.
Hội chứng Musophobia có thể hình thành ở bất kỳ đối tượng nào nhưng nguy cơ cao hơn vẫn là trẻ em, phụ nữ và những người sống ở thành thị, các trung tâm lớn. Mặc dù khó có thể biết rõ được nguyên nhân gây bệnh nhưng việc tìm hiểu và xác định một vài yếu tố nguy cơ cũng góp phần lớn trong việc điều trị, đưa ra các phương pháp can thiệp phù hợp.
Hội chứng sợ chuột gây nên phiền toái gì?
Hội chứng sợ chuột hiện đang có sức ảnh hưởng khá rộng rãi trên toàn thế giới. Những người mắc phải hội chứng này tuy không bị tác động trực tiếp đến tính mạng nhưng khó có thể tránh khỏi những cản trở to lớn về các khía cạnh đời sống khác nhau, kể cả tình trạng sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.
Theo đó, với đặc trưng là nỗi sợ quá mức kéo dài dai dẳng sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh, làm cho người bệnh liên tục cảm thấy căng thẳng, lo lắng, bất an và bồn chồn. Điều này khiến họ khó có thể tập trung vào các công việc hàng ngày, thậm chí có nhiều nguy cơ hình thành nên các rối loạn tâm lý nguy hiểm hơn, chẳng hạn như trầm cảm, stress nặng, rối loạn lo âu,…
Bên cạnh đó, tình trạng lo lắng quá mức có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và sức đề kháng của bệnh nhân. Phần lớn do sự lo sợ về việc chuột có thể tấn công và xuất hiện trong đêm nên nhiều người thường trằn trọc không thể ngủ được, giấc ngủ trở nên rối loạn và khiến cho sức khỏe thể chất dần bị suy giảm.
Song song với đó, những người mắc phải hội chứng sợ chuột cũng sẽ có nhiều xu hướng tránh né các hoạt động, check-in các địa điểm mà họ cho rằng có nguy cơ bắt gặp chuột. Vì thế, nhiều người thường tự nhốt mình trong nhà, tách biệt với xã hội gây nên những hạn chế trong trải nghiệm cuộc sống, khó khăn để hoàn thành tốt các hoạt động học tập, công việc thường ngày.
Một số trường hợp do bất lực khi không thể kiểm soát được cảm xúc, hành vi của bản thân nên có thể lạm dụng rượu bia, các chất kích thích gây nghiện để giải tỏa tâm trạng, bình ổn tinh thần. Tình trạng này không chỉ gây tác hại tiêu cực đối với sức khỏe mà còn có thể làm gia tăng nguy cơ hình thành các hành vi mất kiểm soát, gây ảnh hưởng đến bản thân và những người xung quanh.
Nhìn chung, mức độ nguy hiểm của hội chứng sợ chuột không đáng kể nhưng nó chính là yếu tố làm gia tăng các cản trở đối với sức khỏe và sinh hoạt đời sống của người bệnh. Vì thế, Musophobia cần được phát hiện và nhanh chóng khắc phục trong giai đoạn sớm để ngăn chặn tốt các hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra đối với người bệnh, giúp họ dần cân bằng lại trạng thái tâm lý và đời sống lành mạnh hơn.
Cách giúp bạn vượt qua hội chứng Musophobia
Hiện nay vẫn chưa có bất kỳ công cụ hay phương pháp cụ thể nào có thể chẩn đoán chính xác về tình trạng Musophobia. Theo đó, nếu nghi ngờ một người mắc phải hội chứng này thì bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành khai thác, đánh giá về biểu hiện lâm sàng kết hợp cùng với một số bài test trắc nghiệm, các xét nghiệm cần thiết để đưa ra nhận định phù hợp nhất.
Hội chứng sợ chuột chỉ được chẩn đoán thì nỗi sợ biểu hiện quá mức, kéo dài dai dẳng tối thiểu 6 tháng và gây nên các ảnh hưởng nhất định đối với đời sống của bệnh nhân. Bên cạnh đó, dựa vào kinh nghiệm và trình độ chuyên môn mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ có những nhận định và đánh giá khách quan, giúp bệnh nhân xác định rõ tình trạng sức khỏe tâm lý để đưa ra các biện pháp can thiệp phù hợp nhất.
Musophobia hiện vẫn chưa có phác đồ cụ thể để điều trị dứt điểm nhưng việc kết hợp các biện pháp hỗ trợ như trị liệu tâm lý, sử dụng thuốc có khả năng kiểm soát, loại bỏ nỗi sợ phi lý một cách hiệu quả, an toàn. Tùy vào tình trạng sức khỏe của mỗi bệnh nhân mà các chuyên gia, bác sĩ sẽ cân nhắc trong việc áp dụng các biện pháp sau:
1. Trị liệu tâm lý
Trong những năm gần đây, trị liệu tâm lý được xem là một trong các phương pháp hỗ trợ cải thiện sức khỏe tâm lý, tâm lý hiệu quả, an toàn và có thể áp dụng được cho hầu hết các đối tượng khác nhau. Không chỉ là những tình trạng bệnh trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn lưỡng cực, rối loạn nhân cách mà phương pháp này còn mang đến hiệu quả tốt cho những trường hợp bị rối loạn ám ảnh sợ hãi cụ thể, trong đó có hội chứng sợ chuột.
Thông qua quá trình trao đổi, tương tác trực tiếp cùng bệnh nhân, chuyên gia tâm lý/ nhà trị liệu sẽ lựa chọn các liệu pháp can thiệp phù hợp, kết hợp nhiều liệu pháp khác nhau để giúp loại bỏ tốt các cảm xúc, suy nghĩ chưa phù hợp. Cụ thể một só liệu pháp thường được ưu tiên áp dụng như:
- Liệu pháp tiếp xúc: Đây là cách tiếp cận hiệu quả và an toàn thường được chỉ định áp dụng cho người bệnh Musophobia. Bệnh nhân sẽ được tiếp xúc với các yếu tố gây sợ hãi với từng mức độ từ thấp đến cao và đảm bảo môi trường an toàn tuyệt đối. Trong giai đoạn này, chuyên gia tâm lý sẽ hỗ trợ tốt về các liệu pháp thư giãn, đối phó với căng thẳng để giúp người bệnh từng bước vượt qua được nỗi sợ của bản thân, loại bỏ những cảm xúc tồi tệ.
- Liệu pháp nhận thức và hành vi (CBT): Đây là phương pháp được áp dụng rộng rãi trong hầu hết các vấn đề sức khỏe nhằm giúp cho bệnh nhân hiểu rõ về những cảm xúc sai lệch và điều chỉnh tốt nhận thức, suy nghĩ, hành vi theo hướng tích cực, lành mạnh hơn.
- Liệu pháp thôi miên: Có tác dụng làm giảm cơn lo lắng, căng thẳng, ám ảnh dữ dội nhờ vào sự tác động tâm thần qua lời nói. Ngoài ra, đây cũng là một trong các liệu pháp giúp thư giãn, mang đến sự bình yên, thoải mái trong tâm hồn để giúp bạn dễ dàng đối mặt với các vấn đề hiện tại của bản thân.
Với trị liệu tâm lý, Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam hiện đang là đơn vị dẫn đầu về hiệu quả và mức độ an toàn trong suốt quá trình trị liệu. Mọi khách hàng khi đến can thiệp tâm lý tại đây đều sẽ được hỗ trợ bày bản, chuyên nghiệp bởi các master coach giàu kinh nghiệm và luôn tận tâm với nghề.
NHC ứng dụng trị liệu tâm lý trong quá trình cải thiện hội chứng sợ chuột, đảm bảo tính an toàn bởi không sử dụng thuốc, không can thiệp cơ thể. Master coach sẽ luôn đồng hành, hỗ trợ trong và sau quá trình trị liệu để chắc chắn về việc khách hàng đã phục hồi tốt tình trạng sức khỏe, loại bỏ hoàn toàn nỗi sợ về chuột để xây dựng cuộc sống lành mạnh, tích cực.
2. Điều trị bằng thuốc
Các loại thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc chẹn beta, thuốc kiểm soát cảm xúc, các loại vitamin, khoáng chất có thể được cân nhắc kết hợp sử dụng trong quá trình can thiệp cho bệnh nhân mắc hội chứng sợ chuột. Đặc biệt là các trường hợp có kèm theo những rối loạn tâm thần nguy hiểm như rối loạn lo âu, trầm cảm, stress,….thì cần được hỗ trợ sử dụng để kiểm soát triệu chứng nguy hiểm, ngăn chặn hệ lụy nghiêm trọng.
Tuy nhiên, việc dùng thuốc cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, khả năng gây ra một số tác dụng phụ nên người bệnh cần phải tuân thủ nghiêm ngặt theo các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn tuyệt đối. Nếu trong thời gian điều trị có xuất hiện các dấu hiệu bất thường thì cần thông báo sớm cho bác sĩ để được hướng dẫn cách xử lý, ngăn chặn hậu quả nguy hiểm.
3. Xây dựng lối sống lành mạnh tại nhà
Thói quen sống tiêu cực hàng ngày cũng có thể góp phần làm gia tăng ảnh hưởng của hội chứng sợ chuột. Do đó, song song với việc áp dụng các biện pháp can thiệp chuyên khoa thì bệnh nhân Musophobia cũng cần nhanh chóng xây dựng lại thói quen sinh hoạt lành mạnh, phù hợp hơn để loại bỏ tốt các ám ảnh tiêu cực về chuột.
Cụ thể một số điều cần thực hiện và lưu ý như:
- Tránh tiếp xúc quá nhiều với các thông tin tiêu cực về chuột. Cần có nhận định đúng đắn hơn về chuột.
- Tìm cách thư giãn, giải tỏa căng thẳng bằng các biện pháp đơn giản ngay tại nhà như xoa bóp, hít thở sâu, yoga, thiền định, đọc sách,…
- Tăng cường thói quen tập luyện thể dục để duy trì sức khỏe lành mạnh. Đồng thời, vận động thường xuyên cũng là cách hiệu quả để giảm stress, xua tan mệt mỏi, phiền muộn.
- Chú ý đến chế độ ăn uống, dinh dưỡng để giúp duy trì một sức khỏe tốt.
- Tuyệt đối không sử dụng rượu bia, thuốc lá, ma túy trong quá trình điều trị.
- Chia sẻ nỗi sợ hãi của bản thân với những người xung quanh để họ có thể hiểu và giúp đỡ bạn tốt hơn.
- Tham gia vào các hội nhóm mắc chứng ám ảnh sợ hãi để chia sẻ, nhận được những kinh nghiệm thực tế từ những người đã mắc bệnh.
Hội chứng sợ chuột nếu không được khắc phục tốt sẽ gây nên nhiều cản trở, hạn chế về đời sống sinh hoạt và cả sức khỏe của từng bệnh nhân. Vì thế, ngay khi nhận thấy các dấu hiệu cảnh báo bệnh, bạn cần chủ động tiến hành thăm khám, can thiệp để khắc phục trong giai đoạn sớm.
Có thể bạn quan tâm
- Hội chứng sợ cá (Ichthyophobia): Ảnh hưởng và Cách điều trị
- Hội chứng sợ búp bê (Pediophobia) gây ra không ít phiền toái
- Hội chứng sợ ma (Phasmophobia): Dấu hiệu và Cách vượt qua
- Hội chứng sợ biển (Thalassophobia): Nguyên nhân và cách vượt qua
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!