Hội chứng sợ gà (Alektorophobia): Nỗi sợ phi lý về loài gà
Hội chứng sợ gà là thuật ngữ được bắt đầu từ tiếng Hy Lạp dùng để chỉ nỗi sợ phi lý, quá mức về loài gà. Như tên gọi của nó, những người mắc phải hội chứng này sẽ cảm thấy sợ hãi, lo lắng, căng thẳng, hoảng loạn khi gặp phải gà. Hoặc cũng có một số tình trạng chỉ cần nghe thấy tiếng kêu của gà, nhìn thấy hình ảnh vẽ, ảnh chụp của gà cũng khiến họ cảm thấy bất an, kích động.
Hội chứng sợ gà là gì?
Hội chứng sợ gà hay còn gọi là Alektorophobia được bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp , Alektor có nghĩa là gà trống. Đây là một chứng rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi với nỗi sợ quá mức kéo dài dai dẳng về hầu hết những điều có liên quan đến gà.
Trong thực tế thì mỗi người sẽ luôn tồn tại một hoặc nhiều nỗi sợ khác nhau. Có người sợ bóng tối, sợ ánh sáng, sợ gián, sợ côn trùng hoặc sợ gà. Những nỗi sợ này được xem là bình thường và có thể khắc phục tốt theo thời gian.
Tuy nhiên, đối với những người mắc hội chứng ám ảnh sợ hãi, cụ thể là hội chứng sợ gà thì nỗi sợ của họ thường xuất hiện ở mức độ thái quá, không phù hợp và tương xứng với tình huống và gây nên nhiều cản trở đối với cuộc sống, sức khỏe của người bệnh. Những người bị Alektorophobia thường không thể tự kiểm soát nỗi sợ hãi và các hành vi kích động của mình dù họ biết rằng nỗi sợ đó không phù hợp.
Đôi khi, sự sợ hãi của bệnh nhân không chỉ khởi phát khi tiếp xúc, gặp gỡ gà mà ngay cả khi họ suy nghĩ, liên tưởng, nhìn thấy những hình ảnh, bức tranh có liên quan đến gà cũng làm họ cảm thấy hoảng sợ, kinh hoàng. Theo chia sẻ của các chuyên gia thì hội chứng sợ gà không thể tự mất đi mà cần phải có sự can thiệp, hỗ trợ khắc phục bằng nhiều biện pháp khác nhau.
Tuy nhiên, Alektorophobia vẫn chưa được DSM-5 công nhận là một chứng rối loạn tâm thần riêng biệt nên việc hỗ trợ điều trị cũng gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, các biện pháp khắc phục đối với hội chứng sợ chuột chỉ mang tính chất hỗ trợ và nếu được áp dụng trong giai đoạn sớm sẽ mang đến nhiều hiệu quả hơn, giúp bệnh nhân dễ dàng loại bỏ các cảm xúc sợ hãi, lo lắng tột độ về gà.
Alektorophobia có biểu hiện ra sao?
Biểu hiện của hội chứng sợ gà rất đa dạng nhưng phần lớn đều có sự đặc trưng bởi trạng thái lo sợ, căng thẳng quá mức về hầu hết các yếu tố, tình huống có liên quan đến gà. Người bệnh dù có thể biết rõ sự vô lý và không tương xứng trong nỗi sợ của bản thân nhưng họ không thể kiểm soát và làm thuyên giảm đi sự sợ hãi, kích động của mình.
Cụ thể một số biểu hiện thường gặp và dễ nhận biết ở người mắc hội chứng sợ gà như:
- Luôn thường trực nỗi sợ hãi có liên quan đến gà, kể cả việc tiếp xúc với gà, nhìn thấy hình ảnh, nghe nói về gà hoặc các món ăn từ gà cũng khiến họ cảm thấy hoảng sợ, căng thẳng.
- Có xu hướng từ chối đến các địa điểm có thể gây sợ hãi như sở thú, chuồng gà, siêu thị, phim hoạt hình về gà, các vùng nông thôn có nuôi gà,…
- Một số trường hợp sẽ từ chối việc dùng các món ăn được chế biến từ gà.
- Luôn cảm thấy lo sợ về sự nguy hiểm của gà, cho rằng gà sẽ tấn công bất cứ lúc nào, gà gây nhiễm bệnh, ngộ độc,…
- Hội chứng sợ gà có thể kéo theo các nỗi sợ về những loài động vật liên quan như sợ vịt, chim, ngan, ngỗng,….
- Người bệnh có thể nhận biết được sự phi lý trong nỗi sợ nhưng không thể kiểm soát. Điều này có thể làm gia tăng nguy cơ lạm dụng các chất gây nghiện để giải tỏa tâm trạng.
Các biểu hiện của hội chứng sợ gà còn xuất hiện một cách nghiêm trọng hơn khi người bệnh phải đối mặt với các tình huống gây sợ hãi, đặc biệt là khi tiếp xúc với gà. Lúc này họ bắt đầu trở nên hoảng loạn, mất kiểm soát về hành vi và liên tục xuất hiện các triệu chứng như:
- Tức ngực, ra nhiều mồ hôi
- Khó thở, thở gấp, hơi thở nông
- Nhịp tim đập liên hồi
- Chóng mặt, choáng váng, buồn nôn
- Run rẩy toàn thân, rùng mình
- Sắc mặt tái nhợt
- Căng cơ
- Khóc lóc, la hét, bỏ chạy
- Ngất xỉu
Các biểu hiện của hội chứng sợ gà không tồn tại và xuất hiện liên tục. Phần lớn những người mắc phải tình trạng sức khỏe tâm lý này vẫn có thể duy trì cuộc sống cá nhân nhưng sẽ bị hạn chế về một số khía cạnh đời sống, khó đạt được những thành công, mục tiêu như đã mong đợi.
Nguyên nhân gây ra hội chứng sợ gà
Về nguyên nhân gây ra hội chứng ám ảnh sợ hãi nói chung và hội chứng sợ gà nói riêng hiện vẫn chưa được tìm hiểu và kết luận cụ thể. Các nhà khoa học chỉ nhận thấy rằng, tình trạng này có sự liên quan mật thiết với các trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ, yếu tố di truyền và sự ảnh hưởng của môi trường.
Cụ thể về một số yếu tố có khả năng tác động như:
- Ảnh hưởng từ gia đình, người thân: Một số ý kiến cho rằng, hội chứng sợ gà có khả năng bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền. Đồng thời, nỗi sợ có thể bị “lây nhiễm” từ người này sang người khác nếu họ thường xuyên sinh sống, trao đổi và tác động qua lại. Cụ thể, trẻ nhỏ dưới 10 tuổi thường có xu hướng học hỏi và bắt chước theo các phản ứng của người lớn nên nếu trong gia đình có người thân mắc phải hội chứng này thì khả năng khởi phát bệnh của trẻ cũng sẽ cao hơn so với bình thường.
- Các trải nghiệm tiêu cực từ quá khứ: Theo chia sẻ của các chuyên gia, mỗi cá nhân không tự sinh ra nỗi sợ mà nó được hình thành dựa trên kinh nghiệm và các trải nghiệm trong đời sống. Do đó, nếu một người đã từng có những kí ức tồi tệ về gà, những tai nạn nghiêm trọng về loài động vật này thì họ sẽ dễ hình thành những nỗi sợ dai dẳng về nó. Cụ thể, Alektorophobia thường sẽ khởi phát ở những người đã từng bị gà tấn công, lây nhiễm bệnh từ gà, gặp tai nạn giao thông do gà,….
- Tác động từ các hội chứng ám ảnh sợ khác: Hội chứng sợ gà có thể là hệ quả của các hội chứng liên quan như hội chứng sợ động vật, sợ chim, sợ các loài động vật có lông, sợ vi khuẩn,…Dựa vào số liệu thống kê nhận thấy, các hội chứng này thường có sự tương tác qua lại lẫn nhau và có thể trở thành nguyên nhân gây ra các rối loạn nguy hiểm hơn.
Hội chứng sợ gà có thể khởi phát ở bất kỳ ai và từ bất kỳ nguyên nhân nào. Thậm chí có nhiều trường hợp không thể xác định được nguyên nhân hay thời điểm xuất hiện cảm giác sợ hãi về gà. Nhiều người bệnh thường chia sẻ về việc họ đã trải qua cảm giác lo lắng, sợ hãi, hoảng sợ, bất an về gà trong thời gian dài và không nhớ rõ nó bắt đầu như thế nào.
Các ảnh hưởng tiêu cực từ hội chứng sợ gà
Mặc dù là một bệnh lý tâm lý khá hiếm gặp nhưng hội chứng sợ gà có thể gây nên nhiều ảnh hưởng và cản trở đối với nhiều khía cạnh khác nhau của đời sống. Không chỉ là sức khỏe tinh thần, thể chất mà bệnh nhân Alektorophobia còn có nguy cơ phải đối diện với những khó khăn trong học tập, sinh hoạt bởi sự chi phối về nỗi sợ.
Cụ thể một số ảnh hưởng của hội chứng sợ gà như:
- Tác động đến tinh thần, khiến bệnh nhân luôn trong trạng thái bất an, bồn chồn và lo sợ về việc xuất hiện của các yếu tố gây hại. Tình trạng này còn có thể gia tăng nguy cơ phát triển các rối loạn tâm thần khác như rối loạn lo âu, trầm cảm,….
- Gây ra tình trạng mất ngủ kéo dài vì căng thẳng thần kinh quá mức. Người bệnh thường khó ngủ, trằn trọc không ngủ được, hay mơ gặp ác mộng.
- Dễ mất tập trung, hay bị xao nhãng và luôn có tâm thế phòng thủ trước mọi tình huống mà bản thân cho là nguy hiểm, ám ảnh.
- Hạn chế về các trải nghiệm của cuộc sống, không thể đến những nơi như nông trại, siêu thị hoặc xem những bộ phim, tác phẩm nghệ thuật có liên quan đến gà.
- Một số bệnh nhân sẽ từ chối việc ăn các món ăn được chế biến từ gà gây nên nhiều cản trở trong việc cân bằng chế độ dinh dưỡng.
- Sự bất lực trong việc kiểm soát nỗi sợ có thể làm hình thành các cảm xúc, hành vi tiêu cực. Nhiều trường hợp bệnh nhân mắc hội chứng sợ gà có xu hướng lạm dụng bia rượu, các chất gây nghiện, kích thích độc hại.
Hội chứng sợ gà không đe dọa trực tiếp đến tính mạng của con người nhưng nó có thể làm hạn chế và đảo lộn đời sống lành mạnh của từng bệnh nhân. Do đó, việc hỗ trợ điều trị, can thiệp cần được thực hiện trong giai đoạn sớm để tránh gây ra những ảnh hưởng, hệ lụy tiêu cực.
Khắc phục hội chứng sợ gà hiệu quả
Để có thể hỗ trợ khắc phục và loại bỏ tốt các nỗi sợ phi lý, quá mức về gà thì bệnh nhân sẽ được áp dụng kết hợp nhiều biện pháp khác nhau. Thông thường, đối với những trường hợp mắc phải hội chứng ám ảnh sợ hãi mức độ nhẹ và vừa sẽ được ưu tiên trị liệu tâm lý, giúp bệnh nhân cân bằng tốt trạng thái tâm lý, thay đổi cảm xúc, hành vi, nhận thức theo hướng tích cực hơn.
Đối với một vài trường hợp nặng hoặc có kèm theo các rối loạn tâm thần khác thì sẽ được cân nhắc để sử dụng thêm một số loài thuốc phù hợp để kiểm soát tốt hơn. Tùy vào tình trạng sức khỏe của mỗi người mà bác sĩ, chuyên gia tâm lý sẽ đưa ra phác đồ can thiệp hiệu quả, giúp cải thiện tốt tình trạng bệnh tâm lý.
Dưới đây là một số thông tin chi tiết về các biện pháp thường được sử dụng cho người bệnh Alektorophobia như:
1. Liệu pháp tâm lý
Liệu pháp tiếp xúc, liệu pháp nhận thức và hành vi, liệu pháp thôi miên sẽ được hỗ trợ áp dụng hiệu quả cho các trường hợp mắc phải hội chứng sợ gà hoặc các ám ảnh sợ hãi cụ thể khác. Các chuyên gia tâm lý sẽ tiến hành thăm khám, đánh giá về tình trạng sức khỏe, mức độ sợ hãi của từng bệnh nhân để có được lựa chọn can thiệp phù hợp.
- Liệu pháp nhận thức và hành vi (CBT): Giúp bệnh nhân hiểu rõ hơn về những suy nghĩ, cảm xúc, nhận thức thái quá, chưa đúng đắn của bản thân và dần tìm giải pháp để khắc phục, thay đổi một cách lành mạnh nhất.
- Liệu pháp tiếp xúc: Người bệnh sẽ được hỗ trợ tiếp xúc với các yếu tố gây sợ hãi, cụ thể là gà với từng mức độ khác nhau như xem hình ảnh, nghe tiếng gà gáy, nói về gà,….Nhiệm vụ của các chuyên gia tâm lý là hỗ trợ bệnh nhân trang bị các liệu pháp thư giãn, đối phó tốt với căng thẳng, sợ hãi và dần vượt qua được chính sự sợ hãi của bản thân.
- Liệu pháp thôi miên: Chuyên gia tâm lý sẽ tác động vào tiềm thức của người bệnh để giúp họ điều chỉnh tốt các suy nghĩ lệch lạc, chưa phù hợp. Đồng thời, thôi miên cũng là trạng thái thư giãn, giải tỏa mệt mỏi, lo lắng hiệu quả và an toàn cho từng đối tượng bệnh khác nhau.
Đối với trị liệu tâm lý thì hiện nay Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam được xem là đơn vị uy tín hàng đầu về lĩnh vực này. Trung tâm hỗ trợ can thiệp không sử dụng thuốc nên đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe, không gây biến chứng và có thể áp dụng được cho hầu hết các đối tượng khác nhau.
Đội ngũ chuyên gia tại NHC cũng là những người được đào tạo bài bản, giàu kinh nghiệm và có trình độ chuyên môn cao. Mỗi khách hàng khi đến trị liệu tại đây sẽ được hỗ trợ trực tiếp 1:1 để đảm bảo về hiệu quả trị liệu, đồng thời giúp bảo vệ thông tin cá nhân một cách tuyệt đối.
2. Điều trị hóa dược
Tuy rằng vẫn chưa có loại thuốc nào được công nhận về hiệu quả điều trị hội chứng sợ gà nhưng việc sử dụng thuốc vẫn sẽ được khuyến khích áp dụng đối với các trường hợp bệnh nặng hoặc có kèm thêm một số rối loạn tâm thần nguy hiểm như trầm cảm, rối loạn lo âu. Bệnh nhân sẽ được dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ với liều lượng thích hợp trong thời gian ngắn để tránh gây ra những ảnh hưởng hay tác dụng phụ tiêu cực.
Quá trình dùng thuốc sẽ hỗ trợ tích cực trong việc kiểm soát và làm thuyên giảm nỗi sợ hãi, lo lắng, căng thẳng cho người bệnh. Đồng thời, việc kết hợp thuốc với trị liệu tâm lý cũng sẽ góp phần gia tăng hiệu quả của việc can thiệp, giúp bệnh nhân mau chóng phục hồi được tình trạng sức khỏe.
3. Duy trì lối sống lành mạnh
Các thói quen sống tích cực và lành mạnh cũng chính là yếu tố góp phần lớn trong việc kiểm soát, ngăn chặn tình trạng tái phát của hội chứng sợ gà. Vì thế, trong giai đoạn khắc phục Alektorophobia, bệnh nhân cần xây dựng cho mình những lối sống phù hợp với những lưu ý sau:
- Thường xuyên áp dụng các liệu pháp thư giãn như hít thở sâu, yoga, thiền định, massage cơ thể, sử dụng tinh dầu thơm,…để giải tỏa những sự căng thẳng, lo lắng không đáng có.
- Cân bằng chế độ ăn uống bằng nhiều thực phẩm có lợi cho sức khỏe, đa dạng chế biến các món ăn để cơ thể dung nạp đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Duy trì chất lượng giấc ngủ, ngủ sớm trước 23 giờ và ngủ đủ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày.
- Tránh sử dụng các loại chất kích thích, chất gây nghiện độc hại.
- Chia sẻ tình trạng sức khỏe của bản thân với những người xung quanh để giảm bớt sự lo lắng. Đồng thời đây cũng là cách hiệu quả để mọi người có thể đồng cảm, san sẻ và hỗ trợ người bệnh tốt hơn.
- Thiết lập thói quen tập thể dục, vận động thường xuyên để giúp nâng cao sức khỏe tổng thể.
- Người bệnh Alektorophobia có thể đăng ký tham gia vào các hội nhóm ám ảnh sợ hãi để cùng tìm hiểu và chia sẻ về những kinh nghiệm thực tế giúp bạn mau chóng thoát khỏi nỗi sợ của mình.
Thông tin bài viết trên đây đã giúp cho bạn đọc hiểu rõ hơn về hội chứng sợ gà (Alektorophobia). Đây là căn bệnh hiếm gặp nhưng có khả năng gây nên nhiều cản trở đối với các khía cạnh khác nhau của đời sống. Vì thế, nó cần được hỗ trợ can thiệp và khắc phục trong giai đoạn sớm để tránh tạo nên những ảnh hưởng đối với người bệnh.
Có thể bạn quan tâm
- Hội chứng sợ chuột (Musophobia): Dấu hiệu và Cách vượt qua
- Hội chứng sợ cá (Ichthyophobia): Ảnh hưởng và Cách điều trị
- Hội chứng sợ thời gian trôi (Chronophobia) có nguy hiểm không?
- Hội chứng sợ búp bê (Pediophobia) gây ra không ít phiền toái
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!