Hội chứng sợ tiếng ồn (Misophonia): Cách vượt qua nỗi sợ
Nếu bạn liên tục bị ám ảnh và có sự sợ hãi, lo lắng dữ dội, quá mức về các âm thanh, tiếng ồn xuất hiện xung quanh thì nhiều khả năng bạn đang mắc phải hội chứng sợ tiếng ồn (Misophonia).
Hội chứng sợ tiếng ồn (Misophonia) là gì?
Hội chứng sợ tiếng ồn, hay còn được gọi là Misophonia, là một dạng rối loạn lo âu. Bệnh đặc trưng bởi nỗi sợ quá mức, phi lý và kéo dài dai dẳng về âm thanh, tiếng ồn thông thường.
Người bệnh bị ám ảnh, lo lắng, căng thẳng và phản ứng dữ dội đối với những âm thanh mà họ nghe được. Kể cả những âm thanh bình thường như tiếng thở, tiếng nhai thức ăn,…
Nỗi sợ hãi của họ được biểu hiện quá mức, không tương xứng với mức độ nguy hiểm thực tế. Họ cảm thấy vô cùng căng thẳng, bực bội, thậm chí xuất hiện các hành vi tiêu cực, mất kiểm soát.
Ngoài ra, người bệnh cũng có xu hướng cảm thấy sợ hãi, lo lắng đối với những hình ảnh đi kèm. Đặc biệt là các chuyển động mang tính lặp đi lặp lại nhiều lần.
Hiện nay, hội chứng Misophonia vẫn chưa được công nhận là một rối loạn riêng biệt dựa theo tiêu chuẩn DSM-5 (Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần, lần thứ 5).
Nguyên nhân gây ra hội chứng sợ tiếng ồn
Nguyên nhân gây ra hội chứng sợ tiếng ồn vvẫn chưa được xác minh rõ ràng. Nỗi sợ phi lý này thường sẽ khởi phát bất ngờ mà không có bất kỳ sự kiện tác động nào.
Bệnh cũng sẽ có nguy cơ khởi phát cao ở nữ giới. Đặc biệt là các trường hợp từ 9 đến 13 tuổi. Dựa vào các nghiên cứu khoa học, những yếu tố có liên quan đến tình trạng này bao gồm:
- Các vấn đề trong não bộ: Sợ hãi phi lý về âm thanh, tiếng ồn có thể là do ảnh hưởng từ sự kích thích âm thanh trong não bộ. Não đưa ra các phản ứng tiêu cực để chống lại những yếu tố mà nó cho rằng là nguy hiểm.
- Do di truyền: Yếu tố di truyền cũng thường được nhắc đến trong hội chứng sợ tiếng ồn. Nếu trong gia đình có người thân mắc phải căn bệnh này, hoặc các ám ảnh sợ hãi có liên quan, tỷ lệ mắc bệnh của các thành viên khác cũng sẽ cao hơn.
Ngoài ra, hội chứng sợ tiếng ồn còn dễ bị nhầm lẫn với các rối loạn tâm thần khác, điển hình như:
- Rối loạn lưỡng cực
- Rối loạn lo âu
- Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)
Bên cạnh đó, theo nhận định của các chuyên gia, hội chứng này hoàn toàn không liên quan đến các vấn đề về tai hoặc sự suy giảm thính giác.
Biểu hiện nhận biết hội chứng sợ tiếng ồn
Các biểu hiện của hội chứng sợ tiếng ồn cũng được đặc trưng bởi nỗi sợ quá mức, phi lý và kéo dài. Người bệnh thường khó chịu, bực bội, cáu gắt, căng thẳng tột độ khi nghe thấy tiếng động.
Một số trường hợp nghiêm trọng còn có thể xuất hiện các hành vi tiêu cực, mất kiểm soát như: tự ngược đãi bản thân, la hét, khóc lóc, ném đồ đạc,….
Tình trạng này nếu không thể kiểm soát tốt sẽ gây nên nhiều cản trở đến sinh hoạt hàng ngày. Bệnh cũng ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe thể chất, tinh thần của từng bệnh nhân.
Hiểu và phân biệt rõ giữa nỗi sợ thông thường và hội chứng sợ tiếng ồn là đều cần thiết. Để xác định một người đang mắc phải tình trạng Misophonia, bạn cần quan sát những biểu hiện sau đây:
- Nhạy cảm quá mức đối với các tiếng động, âm thanh bên ngoài.
- Căng thẳng, lo lắng, sợ hãi, hoảng loạn khi nghe thấy âm thanh gây ám ảnh.
- Có xu hướng né tránh những đồ vật, địa điểm, hoạt động có thể phát ra âm thanh gây khó chịu.
- Chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng khiến người bệnh trằn trọc, không thể ngon giấc.
- Người bệnh thù hằn hoặc thậm chí có ý định tấn công người tạo ra âm thanh.
Ngoài ra, người bệnh còn xuất hiện hàng loạt những triệu chứng nguy hiểm về thể chất như:
- Run rẩy, toát mồ hôi
- Nhịp tim tăng cao
- Thở gấp, thở nông, khó thở
- Mặt tái nhạt
- Căng cơ
- Khô môi
- Không thể nói thành lời, nói lắp bắp
- Cơ thể nóng bừng
- Tăng huyết áp
- Ngất xỉu hoặc bỏ chạy
Theo số khảo sát thì người mắc phải hội chứng sợ tiếng ồn có thể bị ảnh hưởng bởi rất nhiều các âm thanh khác nhau. Phổ biến nhất là 4 loại âm thanh sau:
- Tiếng nhai khi ăn uống (hơn 80%)
- Tiếng thở dài hoặc âm thanh phát ra từ mũi (hơn 60%)
- Tiếng các ngón tay va chạm (hơn 50%)
- Tiếng đồng hồ tích tắc, tiếng còi xe, tiếng chim hót, tiếng khóc,… (hơn 10%)
Có những trường hợp nhạy cảm quá mức đối với cả những tiếng thở nhẹ, tiếng nói hoặc bất kỳ các âm thanh nào.
Misophonia có phải bệnh lý nguy hiểm không?
Hội chứng sợ tiếng ồn không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe hay tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, Misophonia không sớm được khắc phục sẽ gây cản trở sinh hoạt của bệnh nhân.
Do quá nhạy cảm với tiếng ồn, người bệnh tránh né các tình huống có thể xuất hiện âm thanh ám ảnh. Ví dụ, lo sợ về tiếng nhai khiến họ không bao giờ ăn uống cùng những người xung quanh.
Họ cũng liên tục từ chối việc góp mặt vào các buổi tiệc liên hoan. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ. bệnh nhân dần trở nên cô lập, đơn độc.
Ngoài ra, hội chứng này cũng cản trở đến quá trình học tập và làm việc. Người bệnh thường không thể đến những nơi đông người. Việc khó duy trì sự tập trung khiến họ cần các thiết bị hỗ trợ như tai nghe
Cảm giác căng thẳng, lo lắng, bất an kéo dài khiến người bệnh có những cảm xúc tiêu cực. Họ cảm thấy chán ghét bản thân, cho rằng mình là kẻ vô dụng, bất tài.
Tất cả những yếu tố này điều này làm gia tăng nguy cơ khởi phát trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn cảm xúc, stress nặng,…
Làm sao để vượt qua nỗi sợ tiếng ồn?
Hiện nay vẫn chưa có bất kỳ cách nào được công nhận với tác dụng điều trị tận gốc Misophonia. Tuy nhiên việc kết hợp tốt các biện pháp can thiệp sẽ mang đến hiệu quả.
Cụ thể một số phương pháp thường được ưu tiên áp dụng cho người mắc hội chứng sợ tiếng ồn như:
1. Can thiệp tâm lý
Tâm lý trị liệu là một trong các biện pháp thường xuyên được sử dụng. Can thiệp tâm lý giúp bệnh nhân dần hiểu rõ hơn về sự phi lý trong nỗi sợ. Họ có thể kiểm soát yếu tố gây sợ hãi, và ngăn chặn những ảnh hưởng của nó.
Bệnh nhân sẽ được hỗ trợ điều chỉnh tốt về nhận thức, suy nghĩ, hành vi. Việc áp dụng các liệu pháp thư giãn phù hợp để kiểm soát tốt về nỗi sợ của bản thân.
Cụ thể một số liệu pháp được can thiệp như:
- Liệu pháp nhận thức và hành vi (CBT)
- Liệu pháp tiếp xúc
- Liệu pháp thư giãn
Dựa vào số liệu thống kê, có đến hơn một nửa trường hợp Misophonia đã phục hồi hiệu quả. Phương pháp này cũng giúp bệnh nhân ngăn chặn trầm cảm, lo âu, rối loạn lưỡng cực,…
Xem thêm: Điều trị rối loạn lo âu bằng liệu pháp tâm lý trị liệu
2. Liệu pháp kiểm soát ù tai (TRT)
Đối với các trường hợp mắc phải hội chứng sợ tiếng ồn hoặc người bệnh ù tai nặng, mãn tính sẽ được hỗ trợ can thiệp bằng liệu pháp TRT.
Người bệnh sẽ được sử dụng một số thiết bị hỗ trợ để tạo ra các âm thanh mang đến cảm giác thư giãn, dễ chịu. Điều này giúp họ loại bỏ tốt sự nhạy cảm, phản ứng quá mức.
Nhờ vào đó mà người bệnh dần có sự liên kết ổn định, hài hòa hơn đối với âm thanh. Họ cũng sẽ giảm bớt sự nhạy cảm, căng thẳng khi đối diện với các những âm thanh, tiếng ồn bên ngoài.
3. Dùng thuốc
Thuốc dùng để kiểm soát và làm thuyên giảm tốt các cảm xúc tiêu cực mà bệnh gây ra. Đặc biệt là đối với các trường hợp có biểu hiện kèm theo của trầm cảm, lo lắng.
Tùy vào bệnh lý mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ cân nhắc kê đơn thuốc với liều lượng phù hợp. Một số loại thuốc chống trầm cảm, chống lo âu, thuốc an thần, điều hòa khí sắc có thể được áp dụng.
4. Hỗ trợ bằng các biện pháp khác
Bên cạnh các biện pháp can thiệp nêu trên, người bệnh cũng có thể áp dụng thêm một số biện pháp sau để ngăn chặn sự khó chịu, căng thẳng của Misophonia.
- Sử dụng các thiết bị, công cụ hạn chế tiếng ồn như tay nghe, nút bịt tai.
- Thay thế các âm thanh khó chịu bằng những âm thanh thư giãn.
- Chủ động rời đi để tránh việc làm phát sinh các triệu chứng mất kiểm soát.
- Chia sẻ nỗi sợ với những thân bên cạnh
- Tìm kiếm các biện pháp thư giãn, giải tỏa căng thẳng, lo lắng
- Hít thở sâu, massage cơ thể, sử dụng tinh dầu thơm,…
- Duy trì lối sống lành mạnh, chú trọng đến chế độ ăn uống, nghỉ ngơi
- Tập luyện thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày.
Hội chứng sợ tiếng ồn (Misophonia) gây nên nhiều cản trở và phiền toái đối với đời sống sinh hoạt của người bệnh. Vì thế, ngay khi nhận thấy các dấu hiệu cảnh báo, bệnh nhân cần chủ động tiến hành thăm khám và can thiệp hiệu quả tại các cơ sở chuyên khoa uy tín, chất lượng.
Có thể bạn quan tâm:
- Hội chứng sợ màu sắc (Chromophobia) là gì? Làm sao vượt qua?
- Hội chứng sợ hóa chất (Chemophobia) và những vấn đề ảnh hưởng
- Hội chứng sợ già (Gerascophobia): Biểu hiện và Cách vượt qua
- Hội chứng sợ đàn ông (Androphobia): Nguyên nhân và Giải pháp
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!