Hội chứng sợ uống thuốc (Pharmacophobia): 3 Cách can thiệp

Hội chứng sợ uống thuốc là vấn đề tâm lý gây ra những tác động tiêu cực nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày của mọi người. Nhưng với sự hỗ trợ và điều trị phù hợp, người bệnh có thể vượt qua tình trạng này và hướng tới một cuộc sống khỏe mạnh và tích cực hơn.

Hội chứng sợ uống thuốc là gì
Hội chứng sợ uống thuốc tồn tại gây ra nhiều bất tiện trong đời sống

Hội chứng sợ uống thuốc (Pharmacophobia) là gì? Cách nhận biết

Hội chứng sợ uống thuốc (Pharmacophobia) là một chứng rối loạn lo âu gây ra mức độ sợ hãi và căng thẳng cao khi tiếp xúc với thuốc y tế. Trong một số trường hợp, ngay cả việc chỉ nghĩ đến thuốc cũng có thể có tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần.

Trên thực tế, chứng sợ uống thuốc có thể dẫn đến việc sử dụng thuốc được kê đơn không đúng cách hoặc hoàn toàn không sử dụng thuốc, từ đó khiến bệnh tái phát hoặc trầm trọng hơn.

Một trong những dấu hiệu thường thấy của hội chứng là khi nghĩ đến hoặc bắt buộc phải dùng thuốc, người bệnh có thể bị căng cơ, run rẩy, hoảng loạn hoặc không thể kiểm soát cảm xúc của bản thân.

Ngoài ra, có một số triệu chứng phổ biến của hội chứng này như nỗi sợ hãi tột độ khi nhìn thấy thuốc xung quanh và nghĩ đến nó. Người bệnh liên tục phủ nhận bệnh tật của mình và không thể đối phó với cảm xúc mãnh liệt mà thuốc mang đến.

Không những vậy, một số người mắc chứng sợ uống thuốc có thể từ chối tuân thủ kế hoạch dùng thuốc do bác sĩ đưa ra do các vấn đề sức khỏe tâm thần rất nghiêm trọng như rối loạn nhân cách ranh giới, rối loạn trầm cảm nặng.

dấu hiệu của hội chứng sợ uống thuốc
Người bệnh cảm thấy lo âu khi nghĩ đến việc uống thuốc

Nguyên nhân hình thành hội chứng sợ uống thuốc

Nguyên nhân gây ra hội chứng sợ uống thuốc có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau và thường rất phức tạp. Mỗi người có thể bị ảnh hưởng bởi một hoặc nhiều yếu tố khác nhau, phụ thuộc vào tiền sử bệnh lý của gia đình, trải nghiệm cá nhân và môi trường sống.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng di truyền có thể đóng một vai trò xác định liệu một người có khả năng phát triển tâm lý lo âu và nỗi sợ hãi. Nếu trong gia đình có người từng mắc các rối loạn tâm thần như trầm cảm, lo âu thì có người bệnh có khả năng gặp phải hội chứng hơn.

Môi trường sống và các kinh nghiệm cá nhân trước đó cũng có thể ảnh hưởng đến việc phát triển hội chứng sợ uống thuốc. Chẳng hạn như bệnh nặng hoặc mất mát người thân liên quan đến việc sử dụng thuốc y tế có thể làm tăng nguy cơ phát triển các rối loạn lo âu.

Sang chấn tâm lý và các trải nghiệm tiêu cực khác trong quá khứ liên quan đến việc uống thuốc, có thể tạo ra một loạt các cảm xúc và phản ứng lo âu liên quan đến việc dùng thuốc sau này.

Một số người có thể lo lắng về các tác dụng phụ của thuốc, bao gồm cả tác dụng phụ thông thường và các phản ứng với dị ứng nghiêm trọng. Trường hợp khác có thể không tin tưởng vào hiệu quả của thuốc hoặc không chắc chắn về việc liệu thuốc có giải quyết được vấn đề của mình hay không.

Các nhà khoa học cũng đã phát hiện rằng hoạt động quá mức của hạch hạnh nhân có thể gây ra những cảm xúc ám ảnh, hoảng loạn và đau khổ không thể kiểm soát. Cụ thể, hạch hạnh nhân là một phần quan trọng của não, chịu trách nhiệm thu nhận và xử lý cảm xúc. Khi hoạt động của nó bị gián đoạn hoặc trở nên bất thường có thể gây ra cảm xúc tiêu cực.

Những người mắc hội chứng sợ hóa chất, hội chứng sợ máu hay chứng sợ nuốt có nguy cơ cao mắc phải chứng sợ uống thuốc. Khi người bệnh đối mặt với thuốc có thể làm kích hoạt các cảm xúc và phản ứng tiêu cực như lo lắng và sợ hãi.

nguyên nhân gây ra hội chứng sợ uống thuốc
Hội chứng sợ kim tiêm cũng tạo nguy cơ mắc phải hội chứng sợ uống thuốc

Hệ lụy của hội chứng sợ uống thuốc

Hội chứng sợ uống thuốc có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống hàng ngày và làm suy giảm chất lượng cuộc sống của những người mắc phải, thậm chí là đe dọa đến tính mạng của bản thân.

Sự lo lắng và sợ hãi về việc uống thuốc làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bệnh nhân có thể tránh xa các liệu pháp cần thiết hoặc phản ứng quá mức với các tình huống liên quan đến việc sử dụng thuốc, dẫn đến sự cản trở trong việc điều trị các vấn đề sức khỏe.

Hội chứng sợ uống thuốc còn làm suy giảm tinh thần và tâm lý của người bệnh khiến bản thân có cảm giác cô đơn, trở nên căng thẳng và cảm thấy mất kiểm soát về cuộc sống của mình. Bên cạnh đó, nỗi sợ về việc uống thuốc có thể ảnh hưởng đến quan hệ xã hội và công việc của bệnh nhân.

Trong một số trường hợp, chứng bệnh này có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng liên quan đến sức khỏe hoặc đe dọa tính mạng. Nếu người mắc chứng sợ uống thuốc không thể hoặc từ chối dùng các loại thuốc cần thiết cho việc điều trị các bệnh lý nghiêm trọng khác có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.

hậu quả của hội chứng sợ uống thuốc
Người bệnh sợ uống thuốc làm cản trở điều trị các bệnh lý khác

3 Cách can thiệp hội chứng sợ uống thuốc bạn nên biết

Nếu người bệnh gặp khó khăn trong việc sử dụng thuốc mà không cảm thấy căng thẳng và lo lắng, vẫn có một số biện pháp có thể thực hiện để giải quyết vấn đề và giảm thiểu ảnh hưởng của chứng sợ uống thuốc này.

1. Trị liệu tâm lý với chuyên gia

Khi nỗi ám ảnh chi phối cuộc sống của mọi người, việc tìm kiếm sự hỗ trợ chuyên môn là một quyết định quan trọng và đúng đắn. Trong trường hợp này, việc tìm hiểu và áp dụng các kỹ năng từ liệu pháp trị liệu tâm lý có thể giúp bệnh nhân vượt qua nỗi sợ uống thuốc một cách dễ dàng hơn.

cách can thiệp hội chứng sợ uống thuốc
Hội chứng sợ uống thuốc có thể được loại bỏ nhờ các liệu pháp tâm lý hiện đại
  • Liệu pháp nhận thức – hành vi (CBT): Liệu pháp này tập trung vào thay đổi cách suy nghĩ và hành vi của người bệnh để cải thiện tâm trạng cũng như giảm các triệu chứng lo âu. Trong trường hợp sợ uống thuốc, CBT có thể giúp bệnh nhân kiểm soát những suy nghĩ và cảm xúc liên quan đến dược phẩm.
  • Liệu pháp hành vi biện chứng (DBT): Đây là liệu pháp có hiệu quả đặc biệt đối với những người có cảm xúc mạnh mẽ và khó kiểm soát. DBT cung cấp các kỹ năng như chấp nhận và kiểm soát cảm xúc để giúp bệnh nhân đối phó với nỗi sợ của mình một cách hiệu quả hơn.
  • Liệu pháp tiếp xúc: Liệu pháp tiếp xúc là một phương pháp hiệu quả trong việc điều trị các rối loạn lo âu bao gồm cả chứng sợ uống thuốc. Phương pháp này tập trung vào việc đối mặt trực tiếp với nỗi sợ hãi, giúp người bệnh vượt qua các cảm xúc tiêu cực và giảm dần sự nhạy cảm đối với các tác nhân gây chúng.

Cùng với đó, kết hợp thôi miên và công nghệ thực tế ảo vào quá trình điều trị hội chứng sợ uống thuốc là một cách tiếp cận tiên tiến và hiệu quả.

Thực tế ảo được sử dụng để tạo ra một môi trường mô phỏng lại việc uống thuốc an toàn và có thể kiểm soát. Các bác sĩ và chuyên gia tâm lý có thể sử dụng công nghệ này để giúp người bệnh quen dần với việc tiếp xúc và trực tiếp đối mặt với nỗi sợ của mình.

2. Nhận liều đầu tiên tại hiệu thuốc

Việc sợ hãi khi uống thuốc lần đầu tiên có thể là một trải nghiệm đáng lo ngại đối với những người mắc hội chứng này. Đặc biệt là khi người bệnh phải sử dụng thuốc trong một môi trường xa lạ mà không có sự hỗ trợ.

Trong trường hợp này, việc đến hiệu thuốc để mua liều đầu tiên có thể là một giải pháp hữu ích. Sự hiện diện của dược sĩ tại hiệu thuốc có thể đảm bảo sự an tâm cho người mắc chứng sợ hãi này. Nhân viên có thể giải đáp mọi thắc mắc và đưa ra thông tin về thuốc, cũng như hỗ trợ tinh thần cần thiết để xoa dịu tâm trạng căng thẳng của người bệnh.

cách cải thiện hội chứng sợ uống thuốc
Uống thuốc lần đầu tiên với sự hỗ trợ của dược sĩ là một giải pháp hữu ích

3. Thay đổi phương pháp dùng thuốc

Việc thay đổi cách thức sử dụng thuốc có thể giúp giảm bớt nỗi sợ uống thuốc và là một phương pháp hữu ích trong quá trình điều trị. Dược sĩ có thể hỗ trợ bệnh nhân trong việc điều chỉnh liều lượng thuốc và đưa ra các dạng thuốc phù hợp với nhu cầu và sở thích cá nhân.

  • Dược sĩ có thể giúp người bệnh chuyển đổi sang dạng thuốc nhỏ và dễ nuốt hơn. Đồng thời tạo ra các dạng khác như nước hoặc dung dịch để dễ dàng hơn trong quá trình nuốt.
  • Những loại thuốc có thể sử dụng dưới dạng miếng dán sẽ dễ dàng hơn trong việc sử dụng và không đòi hỏi việc nuốt thuốc.
  • Đối với những người phải sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau, việc kết hợp chúng thành một liều duy nhất có thể giúp giảm bớt số lượng lần sử dụng thuốc và tạo ra sự thuận tiện.

Mặc dù hội chứng sợ uống thuốc có thể gây ra những khó khăn và tác động tiêu cực trong đời sống, nhưng việc nhận biết và điều trị chứng bệnh này là vô cùng quan trọng để giúp người bệnh có thể vượt qua nỗi lo sợ. Đồng thời giúp bệnh nhân tự tin hòa nhập vào cuộc sống một cách thoải mái, hạnh phúc hơn.

Có thể bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *